Giáo hội Công giáo và Tin lành Đức chuẩn bị Đại hội Đại kết lần thứ ba
- In trang này
- Lượt xem: 5,771
- Ngày đăng: 25/04/2021 00:00:00
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ TIN LÀNH ĐỨC
CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI ĐẠI KẾT LẦN THỨ BA
Vatican News (27.4.2021) - Trong những ngày này, Giáo hội Công giáo và Tin lành ở Đức đang chuẩn bị cho Đại hội Đại kết lần thứ ba, dự kiến diễn ra vào tháng Năm, với mục tiêu “Tìm kiếm điểm chung, chứ không phải điều chia rẽ chúng ta”.
Cách đây vài ngày, một cuộc họp đã diễn ra giữa Đức cha Georg Bätzing, Giám mục của Limburg, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, và Đức Giám mục Tin Lành Luther Heinrich Bedford-Strohm, Chủ tịch Hội đồng Giáo hội Tin Lành Đức. Trong cuộc họp, hai vị đứng đầu các Giáo hội nhấn mạnh rằng, điều quan tâm trước tiên không phải là nhìn vào những gì “gây chia rẽ chúng ta, nhưng cùng nhau tuyên xưng đức tin với tư cách là các Kitô hữu”. Hai vị cũng nhắc lại những bước tiến tốt đẹp đã đạt được trên con đường dẫn đến đại kết kể từ khi kỷ niệm cuộc Cải cách năm 2017.
“Martin Luther muốn một điều: tái khám phá Chúa Kitô”, Đức Giám mục Bedford-Strohm nhấn mạnh khi nói về những dấn thân hỗ tương giữa các Giáo hội Công giáo và Tin lành trong một hoạt động đại kết ở Hildesheim vào tháng 3/2017, như một tiền đề khác cho đối thoại. Theo Đức Giám mục, Đại hội có thể trở thành một kinh nghiệm đại kết với Đức Kitô ở trung tâm, chứng tá này đặc biệt tỏa sáng trong các hệ phái Tin Lành.
Trước những tranh luận thần học giữa Giáo hội Đức và Vatican, Đức cha Bätzing đã yêu cầu tiếp cận con đường Công nghị một cách không sợ hãi, nhằm cung cấp cho mọi người Tin Mừng một cách thuyết phục. Điều này cũng liên quan đến việc các vấn đề và nỗ lực cải cách phải được đối diện một cách trung thực. Đức cha Bätzing nói: “Điều quan trọng là phải giải quyết các vấn đề bằng đối thoại trung thực và cởi mở, và trên hết, là mang tính xây dựng. Điều này cũng có giá trị cho các vấn đề đại kết. Chính Đức Thánh Cha nói về sự cần thiết phải có một sự phân quyền nhất định, theo đó, luôn phải coi Roma là trung tâm”.
Sau đó, đề cập đến cuộc khủng hoảng hiện nay, Chủ tịch Hội đồng Giám mục nói: “Với tất cả các vấn đề và thách đố, tôi vẫn tin rằng, chúng ta đang trải qua chuyến tàu lượn đầy bất ổn và tuyệt vọng trong gia đình, trong công việc, và thậm chí cả những câu hỏi về hiện sinh. Mặt khác, chúng ta đang nhận thấy nhu cầu chăm sóc mục vụ, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng này. Mọi người muốn chúng ta lắng nghe điều đó”.
Tiếp theo chủ đề đại dịch, Đức Giám mục Bedford-Strohm bày tỏ: “Tôi ước mong chúng ta thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng được đổi mới này, để trở thành một Giáo hội sống bởi Thánh Thần, là muối đất và ánh sáng thế gian. Là các Giáo hội, chúng tôi muốn có tác động đến xã hội, chúng tôi muốn tiến vào tương lai với niềm cậy trông. Và đây phải là một cảm giác tràn đầy, một sự dư tràn được Chúa Kitô ban cho chúng ta”. (CSR_2992_2021)
Nguồn: vaticannews.va/vi/
Bài cùng chuyên mục:
Gặp gỡ Đức tân Hồng Y Tarcisius Isao Kikuchi của Tokyo (11/10/2024 08:11:55 - Xem: 167)
Đức tân Hồng Y Tarcisius Isao Kikuchi của Tokyo, Nhật Bản, Chủ tịch Caritas Quốc tế, đã thảo luận về tình hình của Giáo hội, việc ngài được thăng Hồng y và nỗ lực vì hòa bình trên thế giới.
Một số nhận xét về 21 vị hồng y được Đức Thánh cha bổ nhiệm (09/10/2024 07:17:48 - Xem: 362)
Nhiều báo chí đưa ra những nhận xét việc Đức Thánh cha Phanxicô tuyên bố, triệu tập Công nghị vào ngày thứ Sáu, ngày 08 tháng Mười Hai tới đây, để bổ nhiệm thêm 21 hồng y mới.
Đức Thánh Cha công bố danh sách các Tân Hồng Y ngày 06/10/2024 (07/10/2024 05:42:10 - Xem: 519)
Đức Thánh Cha đã thông báo danh sách 21 Tân Hồng y ngài sẽ trao mũ trong Công nghị ngày 8/12, lễ trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Tóm tắt Thượng Hội đồng: Ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình vào ngày 07/10 (05/10/2024 05:20:19 - Xem: 212)
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vừa được trùng tu đã tổ chức buổi họp báo để làm sáng tỏ buổi khai mạc Phiên họp thứ Hai của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XVI về Hiệp hành.
ĐTC Phanxicô chủ sự Thánh lễ khai mạc Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục (03/10/2024 05:52:43 - Xem: 291)
Sáng thứ Tư ngày 2/10/2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ khai mạc Phần hai của Thượng Hội đồng Giám mục
ĐTC Phanxicô trả lời chỉ trích bình luận của ngài về phụ nữ trong bài phát biểu tại Đại học Louvain (02/10/2024 05:30:24 - Xem: 377)
Đức Thánh Cha nói rằng những phê bình này đến từ một “trí óc chậm hiểu”, cố tình hiểu sai lập trường của ngài.
Đại hội Giới trẻ Thế giới Seoul 2027: “Hãy can đảm! Thầy đã thắng thế gian.” (30/09/2024 08:39:24 - Xem: 221)
Ngày 24 tháng 9 tại Vatican đã diễn ra buổi họp báo công bố chủ đề và logo của Đại hội Giới trẻ Thế giới Seoul 2027.
Diễn văn của ĐTC Phanxicô trong buổi gặp giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh và nhân viên mục vụ Bỉ (29/09/2024 09:43:41 - Xem: 180)
Đức Thánh Cha tập trung suy tư vào ba cụm từ: loan báo Tin Mừng, niềm vui và lòng thương xót.
ĐTC Phanxicô gặp cộng đoàn Công Giáo Luxembourg (27/09/2024 07:29:29 - Xem: 259)
Chiều ngày 26/9/2024 Đức Thánh Cha đã có buổi gặp gỡ với cộng đoàn Công giáo Luxembourg tại Nhà Thờ Chính Toà Notre-Dame.
Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến tông du đến Luxembourg và Bỉ (27/09/2024 07:27:39 - Xem: 209)
Sáng thứ Năm 26/9, chưa đầy 2 tuần sau chuyến tông du nước ngoài thứ 45 đến Châu Á và châu Đại Dương, Đức Thánh Cha đã bắt đầu chuyến tông du thứ 46 đến Luxembourg và Vương quốc Bỉ.
-
Ước ao được sống đời đời
Con đường theo Chúa Giêsu là con đường của thập giá, nhưng đó cũng là con đường của niềm vui. Chúng ta không được kêu gọi để sống cuộc...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 28 TN năm B -2024
Như ai đó đã nói: “Chúng ta không thể mang bạc tiền đi theo bên mình, chúng ta chỉ có thể gửi nó đi trước”.
-
Để trẻ em được là trẻ em lâu hơn
Ngày càng có nhiều phụ huynh cam kết không cho con mình sử dụng điện thoại thông minh để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe, tình...
-
Giàu có, nhưng tất bật
Chúa Giêsu đã nói một điều có thể diễn giải như sau: Lợi ích gì khi được cả thế gian nhưng luôn quá tất bật, quá áp lực để hưởng nó.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...