Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Một người đi tu… phải nhờ cả họ

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,955
  • Ngày đăng: 29/04/2021 08:57:14

MỘT NGƯỜI ĐI TU...PHẢI NHỜ CẢ HỌ

 

Một người con đi tu rồi, cha mẹ và gia đình cũng đi tu cùng với con. Cha mẹ vừa nêu gương sáng sống động cho con về sự từ bỏ, vừa gợi nhắc cho con về lòng yêu mến Chúa và truyền thống đức Tin của quê hương.

 

 

Người xưa có câu “Một người làm quan, cả họ được nhờ” hay có nhiều dị bản khác như “Một người làm quan, sang cả họ”; “Một người làm quan cả họ được cậy, Một người làm bậy cả họ mất nhờ.” Điều ấy không biết tự lúc nào cũng được người ta áp cho đời tu, cho người linh mục “Một người làm cha, cả họ được nhờ,” nhưng có lẽ chính xác hơn phải nói “Một người đi tu, phải nhờ cả họ.” Đi tu là từ bỏ thế gian, là sống xa cách gia đình vì lý tưởng và con đường riêng nhưng vẫn phải nhờ, phải cậy nhiều lắm; không chỉ là cậy từ thuở nhỏ qua công ơn dưỡng dục, ươm trồng và bồi dưỡng ơn gọi, mà ngay cả khi đã tuyên khấn, vào chủng viện hay chịu chức linh mục vẫn còn phải nhờ, phải cậy gia đình và họ hàng rất nhiều. Nhờ gương sáng, nhờ lời cầu nguyện, nhờ những hy sinh và lời động viên, và cả nhờ vật chất nữa.

 

“Cây tốt thì sinh trái tốt” (Mt 7,17). Nếu một người con trong gia đình đi tu, bước vào đời sống thánh hiến thì có lẽ không quá khi nói rằng chính cha mẹ người ấy đã đi tu trước, đã tu trong bậc sống hôn nhân của mình, và sẽ tiếp tục tu cùng với con mình. Nhớ ngày xưa, chính cha mẹ là người đã dạy người con đọc từng lời kinh, dâng từng lời nguyện, rồi giục giã con đi viếng Chúa buổi trưa, đi Lễ mỗi chiều hay đọc kinh gia đình ê…a  hàng tối. Nhìn lại một chặng đường dài, người con nhận ra rằng mình đã được hít thở và lớn lên trong bầu khí thiêng liêng đạo đức của gia đình, của làng xóm và giáo xứ. Và rồi ơn gọi dâng hiến của con đã được ươm mầm và chăm sóc trong bầu khí xóm đạo và dưới mái ấm ấy. Khi cho con đi tu, cha mẹ đã sống tinh thần từ bỏ của đời tu thật mạnh mẽ. Từ những giọt nước mắt, cái ôm thật chặt ngày con đi xa tìm hiểu ơn gọi, ngày con vào Nhà Tập rồi cả hai năm biền biệt không tin tức, cha mẹ vẫn tiếp tục khuyến khích con dấn bước theo tiếng gọi của Thầy Giêsu. Rồi khi tuổi đã cao và bị thời gian làm cho hao mòn sức lực, cha mẹ vẫn sẵn sàng tiếp tục hy sinh, không đòi con ở bên chăm lo cho cha mẹ để đền đáp ơn dưỡng dục, cha mẹ lại còn động viên con bền đỗ trong ơn gọi. Qủa thật, một người con đi tu rồi, cha mẹ và gia đình cũng đi tu cùng với con. Cha mẹ vừa nêu gương sáng sống động cho con về sự từ bỏ, vừa gợi nhắc cho con về lòng yêu mến Chúa và truyền thống đức Tin của quê hương.

 

Người đi tu, dù là linh mục hay tu sĩ, nam hay nữ, đều rất cần lời cầu nguyện, những hy sinh và lời động viên nâng đỡ tinh thần của cha mẹ, gia đình và họ hàng vì đường tu trì tưởng chừng êm ả, phẳng lặng và bình yên như mặt hồ xanh nhưng thực ra bên trong lại lắm gió lớn và mây đen chờ ngày mưa dữ. Những năm tháng học hành trên đường tu trì ấy cũng lắm vất vả và đòi nhiều hy sinh không kém khi lao tác trong cánh đồng sứ vụ. Họ muốn biến bàn học thành bàn thờ, để nhờ ơn Chúa, họ có được những khí cụ tri thức cần thiết, những phương tiện tốt nhất cho sứ mạng tông đồ, cho việc phục vụ Thiên Chúa ngang qua tha nhân. Cha mẹ cầu nguyện không ngừng cho người con, hầu mong con bước đi trên đường tu cho đến cùng. Ơn gọi của người con được tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển, hôm qua cũng như hôm nay, cũng là nhờ những hy sinh âm thầm mà các bậc cha mẹ dâng lên Chúa để chuyển cầu cho con. Những lời động viên ân cần, sự tin yêu và niềm hy vọng sẽ mãi là món quà cha mẹ dành cho con, sưởi ấm trái tim con thật nhiều.

 

Người đi tu chẳng mang gì về phụ giúp cho gia đình, cũng chẳng thể kề cận phụng dưỡng cha mẹ với trái cam, tô cháo… lúc khỏe mạnh cũng như khi đau yếu. Người đi tu có khi còn phải về “xin” để mang đi, để làm phương tiện giúp đỡ những người nghèo khó, vất vả, ốm đau yếu thế hơn mà họ vẫn gặp hàng ngày trên hành trình bước theo Chúa Giêsu vác thập giá. Vì thế có thể nói người đi tu làm cái nhiệm vụ máng chuyển, hay trung gian giữa gia đình, họ hàng và vô số người không tên, không quen biết khác. Một người đi tu không phải là hoàn toàn dứt bỏ mối dây tương quan gia đình, huyết tộc nhưng họ trở nên cầu nối, nên người mở đường để mở rộng gia tộc của mình, để đưa những người xa lạ khác vào trong gia tộc mới của mình, không còn là gia tộc huyết thống nữa nhưng là gia tộc, gia đình thiêng liêng vì tất cả đều là con một Cha trên trời.

 

Cũng có người nói “Một người biết tu, cả họ được nhờ,” nhưng để đi đến được ngày biết tu hay tạm gọi là tu thành chính quả ấy thì người đi tu, dù mới chập chững hay đã đi nhiều năm, cần rất nhiều ơn Chúa, cũng như cần nhờ gương sáng, lời cầu nguyện, động viên và sự trợ giúp của gia đình và họ hàng, nhờ thế họ có thể can đảm và quảng đại hơn say mê làm bạn đường của Chúa Giêsu, dám tiến bước vào những chân trời tri thức và phục vụ mới, cùng trung tín đến cùng với ơn kêu gọi.

Gió Biển(dongten.net)

Bài cùng chuyên mục:

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 117 – Người Công giáo làm từ thiện (28/03/2024 08:04:04 - Xem: 50)

Nếu bản thân chúng ta hay cộng đoàn nơi chúng ta sinh sống còn ít thực thi bác ái, có nghĩa là chúng ta chưa sống đúng với ơn gọi của người Kitô hữu.

Nói gì với những người trẻ không còn cần đến Thiên Chúa nữa? (24/03/2024 08:33:54 - Xem: 274)

Đức tin chỉ lớn lên khi luôn khao khát nó: các tông đồ cầu xin Chúa : “Xin gia tăng đức tin cho chúng con” (Lc 17, 5).

Hãm mình để nâng dậy tâm hồn (13/03/2024 08:03:14 - Xem: 311)

Theo truyền thống tốt lành của Giáo hội, để vươn đến nhân đức nhanh hơn, hãm mình là cần thiết: ăn chay, đánh tội, từ bỏ ý riêng, khiêm nhường.

Cầu nguyện Mùa Chay có gì khác? (04/03/2024 07:13:00 - Xem: 310)

Con biết Mùa Chay là Mùa của cầu nguyện. Con nghĩ mùa nào cũng cần cầu nguyện mà. Vậy ý nghĩa cầu nguyện trong mùa này là gì ạ?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 116 – Vài cách cầu nguyện (29/02/2024 08:18:50 - Xem: 227)

Câu hỏi: Xin chia sẻ giúp con vài cách cầu nguyện phù hợp với môi trường sinh viên? Con cảm ơn nhiều.

Năm lời khuyên để đạt được và duy trì sự bình an trong tâm hồn (26/02/2024 05:34:39 - Xem: 402)

Có nhiều lý do dẫn đến sự bất an nhưng chẳng có lý do nào là tốt cả. Chúng ta muốn kiểm soát mọi thứ, nhưng điều này thực sự là không thể.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 115 - Cuộc sống luôn là lời cầu xin Chúa (17/02/2024 05:14:31 - Xem: 357)

Kinh Sáng Soi có nguồn gốc ở đâu và ý nghĩa của từng lời kinh là gì? Xin giúp chúng con hiểu sâu xa lời kinh này.

Ba điểm chính trong Sứ Điệp Mùa Chay 2024 (13/02/2024 16:25:42 - Xem: 777)

Xin cho con hỏi nội dung chính của Sứ Điệp Mùa Chay 2024 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gồm những gì?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 114 - Đạo “gốc cây” cân đạo “tại tâm” (06/02/2024 07:37:20 - Xem: 364)

Tương tự như dụ ngôn thợ làm vườn nho, dụ ngôn tiệc cưới cũng cho thấy tình yêu thương vô bờ bến Thiên Chúa dành cho con người.

Bí mật của những linh mục đứng vững (31/01/2024 08:31:12 - Xem: 552)

Một Sự Hiện Diện làm nhẹ đi mọi gánh nặng. Một Sự Hiện Diện giúp nâng cao những ngọn núi. Một Sự Hiện Diện có thể làm nên những điều kỳ diệu…

Bài viết mới