Tâm linh - Tu đức

Ngoan đạo và hài hước

  • In trang này
  • Lượt xem: 967
  • Ngày đăng: 16/01/2024 05:47:20

NGOAN ĐẠO VÀ HÀI HƯỚC

 

Sinh lực hài hước không phải là cản trở với lòng đạo. Ngược lại là đàng khác. Chúa Giêsu mẫu mực của những gì là nhân bản lành mạnh, và chắc chắn Ngài là một người vui vẻ...

 

 

Ngoan đạo là kẻ thù của hài hước, ít nhất là mỗi khi có thứ gì đó không hẳn là ngoan đạo mà lại ngụy trang thành ngoan đạo. Tôi xin đưa ra một ví dụ: Tôi từng sống trong một cộng đoàn với một người nghiêm túc quá mức. Khi ai đó nói một câu chuyện cười thú vị, thì chúng tôi lại bị mất hứng vì câu hỏi “Cha kể chuyện như thế trước Thánh Thể được không?” Hỏi kiểu đó không chỉ làm mất vui người kể và câu chuyện cười của họ, mà còn làm cho không khí trở nên ngột ngạt.

 

Tôi muốn trả lời câu hỏi trên bằng một chuyện cười mà cha giáo tập ở Dòng Hiến sĩ từng kể cho chúng tôi, nói về sự mỉa mai vạch trần sự ngoan đạo giả tạo. Câu chuyện như thế này: Một cô gái chuẩn bị kết hôn và gia đình cô không đủ tiền thuê sảnh tiệc cưới. Vị linh mục giáo xứ hào phóng bảo họ cứ dùng phòng hội trước nhà thờ, có thể đem bánh kem đến và tổ chức tiệc. Cha của cô dâu hỏi họ có được đem rượu đến không. Linh mục trả lời: “Tuyệt đối không, không được uống rượu trong nhà thờ!” Cha của cô dâu phản đối: “Nhưng trong tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu cũng uống rượu mà”. Vị linh mục dứt khoát: “Nhưng trước Thánh Thể thì không.”

 

Phải thừa nhận, hài hước có thể táo tợn, thô bỉ, xúc phạm và bẩn thỉu, nhưng mỗi khi xảy ra chuyện như vậy thì vấn đề thường nằm ở mỹ cảm hơn là ở nội dung câu chuyện đùa. Câu chuyện cười không mang tính xúc phạm vì nó nói về tình dục, tôn giáo hay một lãnh vực nào đó mà chúng ta xem là thiêng liêng. Hài hước mang tính xúc phạm khi nó vượt quá ranh giới của tôn trọng, thị hiếu và mỹ cảm. Hài hước mang tính xúc phạm khi nó là một nghệ thuật tồi. Nghệ thuật tồi thì vượt quá ranh giới của tôn trọng, đập thẳng vào mặt khán giả hay chủ đề của nó. Điều khiến câu chuyện cười mang tính xúc phạm hoặc bẩn thỉu là thời điểm nói ra, cách nói ra, đương sự bị nhắm đến, giọng điệu kể, hoặc thiếu nhạy cảm, hoặc sự đa diện của ngôn ngữ dùng để kể. Còn chuyện có kể trước Thánh Thể hay không, thì không phải là tiêu chí cho chuyện này. Nếu một câu chuyện cười không nên kể trước Thánh Thể thì cũng không nên kể trước mặt bất kỳ ai. Tiêu chuẩn đối với sự xúc phạm  không nên nước đôi.

 

Và vì thế, lòng ngoan đạo tồi là kẻ thù của hài hước. Nó cũng là kẻ thù của cuộc sống trần tục mạnh bạo. Nhưng đó chỉ là với lòng ngoan đạo tồi, chứ không phải đối với lòng ngoan đạo đích thực. Lòng ngoan đạo đích thực là hoa trái của Chúa Thánh Thần, là sự tôn kính lành mạnh trước toàn thể sự sống. Sự tôn kính này, dù rất đáng trọng một cách lành mạnh, nhưng không bị xúc phạm bởi hài hước (thậm chí là dạng hài hước trần tục mạnh bạo), vì hài hước không phải là xúc phạm về mỹ cảm, cũng như khỏa thân nghệ thuật là lành mạnh, còn khỏa thân khiêu dâm thì không.

 

Sự nhạy cảm sai lầm đội lốt ngoan đạo cũng tước đi hết mọi tính tâm linh của hài hước. Khi làm thế, nó cũng biến Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các thánh trở nên những người không có hài hước, không còn trọn vẹn về mặt con người và lành mạnh. Một thầy dạy ở tập viện Hiến sĩ đã nói với các tập sinh chúng tôi rằng, trong Kinh thánh không có đoạn nào nói về chuyện Chúa Giêsu cười lớn. Cha bảo chúng tôi điều này để làm con đê cho sinh lực trẻ trung, tự nhiên đang nhảy lên của chúng tôi, như thể nó là một thứ cản trở với lòng đạo.

 

Sinh lực hài hước không phải là cản trở với lòng đạo. Ngược lại là đàng khác. Chúa Giêsu mẫu mực của những gì là nhân bản lành mạnh, và chắc chắn Ngài là một người vui vẻ, hăng hái và lành mạnh hoàn toàn, và những từ này hẳn sẽ không được dùng để nói về Ngài nếu như Ngài không có óc hài hước thật sự trần tục và lành mạnh.

 

Trong 15 năm qua tôi dạy môn Thần học về Thiên Chúa cho các chủng sinh và những người chuẩn bị bước vào công việc mục vụ. Tôi muốn dạy đủ mọi căn bản cần thiết trong giáo trình, như mặc khải Kinh thánh, sự thấu suốt của giáo phụ, các giáo lý quy chuẩn của hội thánh, và các quan điểm ức đoán từ các thần học gia đương thời. Nhưng trong mọi chuyện này, như một chủ đề lặp đi lặp lại trong một vở opera, tôi bảo các sinh viên thế này: Trong mọi việc giảng lễ, giảng dạy, mục vụ hay bất kỳ việc gì khác, đừng cố làm cho Thiên Chúa như người ngốc. Đừng cố làm cho Thiên Chúa như người thiếu trí thông minh, bè phái, nhỏ nhen, cứng ngắc, chủ nghĩa quốc gia, giận dữ hay sợ hãi. Dù muốn hay không, xét tận cùng, mọi bài giảng, mọi bài dạy về thần học, mọi việc phụng vụ, mọi việc mục vụ đều phản ánh một hình ảnh về Thiên Chúa. Và nếu trong bài giảng hay việc mục vụ của các bạn có gì đó kém lành mạnh, thì Thiên Chúa mà những việc này minh họa cũng có vẻ không lành mạnh. Một Thiên Chúa lành mạnh thì không nâng đỡ cho một thần học, một giáo hội học hay nhân học không lành mạnh.

 

Do đó, nếu dạy về một Chúa Giêsu không biết hài hước, thấy những thứ trần tục là xúc phạm, thấy khó chịu khi nghe từ tình dục, thấy ngại trước ngôn từ đa sắc, ngại mở miệng cười trước sự hóm hỉnh, hài hước, thì chúng ta đang làm cho Chúa Giêsu có vẻ cứng ngắc, câu nệ, ra vẻ, và không phải là một người mà chúng ta muốn ngồi cùng bàn.

 

Ronald Rolheiser,

J.B. Thái Hòa dịch

Bài cùng chuyên mục:

Bánh và Rượu (26/11/2024 08:39:30 - Xem: 205)

Bánh và rượu tạo nên một tổng thể cân bằng cho cuộc sống trong mọi khía cạnh của nó. Trên thực tế, khi chủ tế dâng bánh và rượu, thì đây là những gì đang được nói: Lạy Chúa, những gì con dâng lên Chúa hôm nay là tất cả những gì có trên thế gian này.

Kinh Tin Kính phổ quát (21/11/2024 09:31:48 - Xem: 171)

Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội của chúng ta và bên ngoài các khuôn khổ đức tin rõ ràng.

Linh hướng là gì? (18/11/2024 09:05:58 - Xem: 435)

Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người tu sĩ, chủng sinh hoặc linh mục đều nên có một người linh hướng để trở nên giống Chúa Kitô hơn.

Suy nghĩ nhẹ nhàng hơn về một chủ đề nặng nề (15/11/2024 08:54:27 - Xem: 235)

Đức tin của chúng ta cho chúng ta biết rằng, với tình yêu và với lòng nhân từ của Chúa mà chúng ta tin tưởng, chỉ có lựa chọn thứ hai là hạnh phúc đang chờ chúng ta.

Bản giao hưởng dang dở (12/11/2024 08:25:17 - Xem: 298)

Trong mọi thỏa mãn, đều có ý thức về giới hạn. Phía sau nụ cười là giọt nước mắt. Trong mọi vòng tay ôm, vẫn có cô đơn. Trong mọi tình bạn, vẫn có ngăn cách”.

Khi nào sợ hãi là lành mạnh? (03/11/2024 08:16:10 - Xem: 299)

Chúng ta tôn vinh Chúa không phải bằng cách sống trong sợ hãi để không xúc phạm đến Ngài, mà bằng cách cung kính dùng năng lượng tuyệt vời Chúa ban cho chúng ta.

Người tị nạn, nhập cư và Chúa Giêsu (29/10/2024 07:58:01 - Xem: 249)

Làm sao chúng ta tôn vinh sự thật rằng, là tín hữu kitô, chúng ta phải nghĩ về người nghèo trước hết? Làm sao chúng ta đối diện với Chúa Giêsu trong ngày phán xét khi Ngài hỏi vì sao chúng ta không tiếp đón Ngài lúc Ngài ở trong hình hài người tị nạn?

Bỏ lại sự nô dịch và pharaô (20/10/2024 08:36:08 - Xem: 295)

Pharaô nào đang giam cầm tôi? Một hình ảnh xấu về mình? Hoang tưởng? Nỗi sợ? Một vết thương nào đó? Tổn thương? Chứng nghiện? Tôi có thể đi với Chúa Kitô đến một nơi mới không còn sự nô lệ này nữa không?

Giàu có, nhưng tất bật (10/10/2024 08:24:58 - Xem: 462)

Chúa Giêsu đã nói một điều có thể diễn giải như sau: Lợi ích gì khi được cả thế gian nhưng luôn quá tất bật, quá áp lực để hưởng nó.

Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại (05/10/2024 08:30:52 - Xem: 443)

Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn và bất ổn, thì đó là những gì chúng ta sẽ để lại, và sẽ luôn là một phần di sản của chúng ta.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7