Ngôn sứ có cần sám hối - Đức Cha Phêrô
- In trang này
- Lượt xem: 678
- Ngày đăng: 26/02/2024 07:23:26
Một trong những trang Kinh Thánh thường được đọc trong Mùa Chay là trình thuật về dân thành Ninivê nghe lời rao giảng của ngôn sứ Giôna, họ thay đổi đời sống và được Thiên Chúa tha thứ (Gn 3,1-10). Thế nhưng trọng tâm của sách Giôna không phải là sự sám hối của dân Ninivê mà là sự hoán cải của chính Giôna, người rao giảng ơn sám hối.
Ngôn sứ Giôna là một khuôn mặt độc đáo trong Kinh Thánh. Ông biết rõ Thiên Chúa là “Đấng làm ra biển khơi và đất liền” (1,9) và trên chuyến tàu đi Tarsi, khi gặp cơn bão lớn, chính ông đề nghị người ta “ném tôi xuống biển thì biển sẽ lặng đi, không còn đe dọa các ông nữa, vì tôi biết là tại tôi mà các ông gặp cơn bão lớn này” (1,12). Biết thế mà vẫn dám chống lại tiếng gọi của Chúa, Chúa bảo ông đi Ninivê nhưng ông lại trốn đi Tarsi (x. 1,3)!
Chưa hết, Giôna đi rao giảng sám hối và cả thành Ninivê, từ vua đến dân, đều “khoác áo vải thô, ăn năn trở lại, bỏ đường gian ác và những hành vi bạo lực, hết sức kêu cầu Thiên Chúa” (3,8). Rao giảng mà được người ta đón nhận thịnh tình như thế thì còn hạnh phúc nào lớn hơn? Nhưng với Giôna thì không, không những ông không vui mà còn bực tức và nổi giận, lại còn muốn chết cho xong: “Lạy Chúa, xin Ngài lấy mạng sống con đi, vì thà con chết còn hơn là sống” (4,3). Thế là Chúa lại phải ra sức dỗ dành, giải thích cho Giôna hiểu tại sao Ngài tha thứ cho dân Ninivê.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Giôna lại có phản ứng lạ lùng và kỳ cục như thế? Tất cả chỉ vì ông ghét dân Ninivê. Ninivê là thủ phủ của đế quốc Assyria, đế quốc đã từng đánh bại dân Israel và bắt họ đem đi lưu đày. Thế nên Ninivê là kẻ thù của Giôna, ông chỉ mong Chúa vặn cổ chúng nó cho chết hết, đằng này Chúa lại bảo ông đi giảng ơn sám hối cho nó, làm sao chịu được: “Lạy Chúa, đó chẳng phải là điều con đã nói khi còn ở quê nhà sao? Chính vì thế mà con đã vội vã trốn đi Tarsi. Thật vậy con biết rằng Ngài là Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, và hối tiếc vì đã giáng họa” (4,2).
Biết Chúa nhân hậu và giàu tình thương đấy, biết rất rõ là đàng khác, nhưng “ghét” dân Ninivê thì vẫn ghét và chỉ muốn mượn tay Chúa để tiêu diệt chúng nó cho đã cơn giận ghét của mình!
Đến đây thì đã rõ, không chỉ dân Ninivê cần ăn năn sám hối nhưng chính Giôna cần sám hối hơn ai hết, và sự sám hối này là cả một hành trình hết sức khó khăn, vì không chỉ là sự thay đổi trong kiến thức và hiểu biết nhưng là thay đổi “trái tim bằng đá” bằng “trái tim bằng thịt, trái tim biết yêu thương”!
Nếu ngôn sứ Giôna cần sám hối thì các linh mục cũng vậy. Trong Mùa Chay, các linh mục rao giảng và kêu gọi giáo dân “sám hối và tin vào Tin Mừng”, tổ chức tĩnh tâm và cử hành Bí tích Sám Hối. Tất cả đều là những việc rất tốt và cần phải làm, nhưng đừng để những việc mục vụ ấy làm chúng ta quên mất lời mời gọi sám hối Chúa gửi đến cho chính mình, để chúng ta trở nên những mục tử theo hình ảnh Thiên Chúa “từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thường, và hối tiếc vì đã giáng họa” (4,2).
Giáo triều Rôma thường tổ chức tĩnh tâm vào đầu Mùa Chay, nhiều Giáo phận tại Việt Nam cũng tổ chức tuần tĩnh tâm linh mục vào đầu Mùa Chay, âu cũng là một chọn lựa hợp lý để nhắc nhở những người có trách nhiệm mục tử: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15).
Bài cùng chuyên mục:
Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha Tân Cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh (09/10/2024 07:40:07 - Xem: 1,426)
Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh sẽ được trực tiếp vào lúc 07g30 thứ Tư ngày 09/10/2024 tại Tòa Giám mục Xuân Lộc.
Nghi Thức Tuyên Xưng Đức Tin của Đức Giám mục Tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh (09/10/2024 05:52:48 - Xem: 177)
Vào lúc 17g00 thứ Ba ngày 08/10/2024, tại nhà nguyện Tòa Giám mục Xuân Lộc, Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh đã tuyên xưng đức tin và tuyên thệ trung thành với Giáo Hội.
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ (08/10/2024 16:37:45 - Xem: 99)
Để đào sâu hiểu biết về kiến thức phụng vụ, Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.
Các bài hát gợi ý Chúa Nhật 28 TN năm B - 2024 (06/10/2024 09:41:46 - Xem: 307)
Kính thưa quý cha và bạn đọc, nhằm giúp các ca đoàn hát đúng với Phụng vụ của các ngày lễ, Ban Thánh nhạc giáo phận xin gửi đến bạn đọc các bài hát gợi ý
Caritas Việt Nam: Bế mạc Hội nghị thường niên 2024 – Ngày III (05/10/2024 05:28:03 - Xem: 296)
Ngày 03 tháng 10, Hội nghị Thường Niên Caritas Việt Nam 2024 bước vào ngày làm việc thứ ba cũng là ngày bế mạc.
Caritas Việt Nam: Khai mạc hội nghị thường niên 2024 - Ngày II (04/10/2024 07:29:11 - Xem: 402)
Thứ Tư, ngày 02 tháng 10, Hội nghị hân hoan chào đón thêm sự hiện diện của Đức ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Nguyên Tổng đại diện Gp. Xuân Lộc; quý cha trong Giáo phận Xuân Lộc; quý Bề trên các Dòng tu nam nữ và quý khách...
Ngôn ngữ tôn giáo – Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm (01/10/2024 15:14:14 - Xem: 326)
Bài viết này không có tham vọng nghiên cứu tường tận vấn đề từ nhiều góc cạnh, nhưng chỉ chia sẻ vài ghi nhận và suy nghĩ.
Các bài hát gợi ý CN 27 TN năm B & lễ Đức Mẹ Mân Côi (29/09/2024 15:09:20 - Xem: 820)
Kính thưa quý cha và bạn đọc, nhằm giúp các ca đoàn hát đúng với Phụng vụ của các ngày lễ, Ban Thánh nhạc giáo phận xin gửi đến bạn đọc các bài hát gợi ý
Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn báo Công giáo và Dân tộc trong sứ vụ mới (25/09/2024 04:34:32 - Xem: 653)
Trong cương vị tân Viện trưởng, Đức cha quan tâm hoặc ưu tiên gì để tiếp tục xây dựng và phát triển Học viện?
Các bài hát gợi ý Chúa Nhật 26 TN năm B -2024 (22/09/2024 09:08:44 - Xem: 487)
Kính thưa quý cha và bạn đọc, nhằm giúp các ca đoàn hát đúng với Phụng vụ của các ngày lễ, Ban Thánh nhạc giáo phận xin gửi đến bạn đọc các bài hát gợi ý
-
Ước ao được sống đời đời
Con đường theo Chúa Giêsu là con đường của thập giá, nhưng đó cũng là con đường của niềm vui. Chúng ta không được kêu gọi để sống cuộc...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 28 TN năm B -2024
Như ai đó đã nói: “Chúng ta không thể mang bạc tiền đi theo bên mình, chúng ta chỉ có thể gửi nó đi trước”.
-
Để trẻ em được là trẻ em lâu hơn
Ngày càng có nhiều phụ huynh cam kết không cho con mình sử dụng điện thoại thông minh để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe, tình...
-
Giàu có, nhưng tất bật
Chúa Giêsu đã nói một điều có thể diễn giải như sau: Lợi ích gì khi được cả thế gian nhưng luôn quá tất bật, quá áp lực để hưởng nó.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...