Nhìn lại việc Đức Thánh Cha bác đơn từ chức của Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich
- In trang này
- Lượt xem: 6,463
- Ngày đăng: 21/06/2021 09:23:20
Thân thế Đức Hồng Y Marx
Đức Hồng Y Marx năm nay 68 tuổi, sinh ngày 21/9/1953, thụ phong Linh Mục năm 1979 thuộc giáo phận Paderborn, và được bổ nhiệm làm Giám Mục phụ tá tại đây vào năm 1996, khi được 43 tuổi, trước khi được chuyển về làm Giám Mục chính tòa giáo phận Trier vào năm 2001. Cuối tháng 11/2007, Đức cha được thăng làm Tổng Giám Mục giáo phận Munich và được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm làm Hồng Y vào năm 2010. Sau đó, Đức Hồng Y đã làm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức trong 6 năm, từ 2014 đến 2020. Ngài cũng là thành viên Hội đồng Hồng Y cố vấn của Đức Thánh Cha, Chủ tịch Hội đồng kinh tế của Tòa Thánh.
Thư từ chức
Trong thư từ chức viết ngày 21/5/2021 và được Đức Thánh Cha cho công bố ngày 4/6 sau đó, Đức Hồng Y Marx đặc biệt nhấn mạnh gánh nặng của những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên đè trên số phận của Giáo Hội. Ngài nhìn nhận “những thất bại về phương diện cá nhân” và những “sai lầm về hành chánh”, và cả sự thất bại của cơ chế và hệ thống của Giáo Hội liên quan đến cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục. Đức Hồng Y viết: “Tất cả chúng ta đều đồng trách nhiệm về sự thất bại ấy”. Và theo Đức Hồng Y có một khúc quanh duy nhất để ra khỏi cuộc khủng hoảng này, đó là “Con đường công nghị”.
Hỗ trợ của Đức Cha Baetzing
Ngày 5/6, tức là hôm sau ngày công bố lá thư từ chức của Đức Hồng Y Marx, Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức Georg Baetzing, Giám Mục giáo phận Limburg, trong cuộc phỏng vấn dành kênh truyền hình ARD Mediathek, tuyên bố hoàn toàn ủng hộ luận đề của Đức Hồng Y Marx và nói rằng “Trong Giáo Hội, người ta nhận thấy một sự thất bại hàng loạt, có hệ thống, và chỉ có thể có những câu trả lời nhất loạt, những câu trả lời này phải có tính chất cơ bản, đó là ‘Con đường công nghị’”.
Con đường Công nghị
Đây là Con đường mà Giáo Hội Công Giáo tại Đức đang theo đuổi từ 2 năm nay, và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 2 năm tới đây, với những đề nghị cải tổ trong 4 lãnh vực qua 4 diễn đàn của công nghị: cải tổ việc thực thi quyền bính trong Giáo Hội, cụ thể là dân chủ hóa; vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội, trong đó có việc cho phụ nữ chịu thánh chức, cải tổ luân lý tính dục của Giáo Hội cho hợp thời và sau cùng là thay đổi luật độc thân giáo sĩ.
Đức Hồng Y Julian Herranz
Như một phản ứng về quan niệm và lập trường trên đây, ngày 8/6 báo “Quan sát viên Roma” của Tòa Thánh có đăng bài của Đức Hồng Y Julian Herranz, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo luật, bác bỏ lập luận của Đức Hồng Y Reinhard Marx, trong đơn từ chức đệ lên Đức Thánh Cha cho rằng Giáo Hội đang ở “ngõ kẹt, đang ở đường cùng” về nạn lạm dụng giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Đức Hồng Y Herranz, 91 tuổi người Tây Ban Nha, khẳng định rằng một giáo sĩ lạm dụng tính dục một trẻ em, và một Giám Mục hay một Bề trên dòng che đậy những lạm dụng ấy, thì bản thân có lỗi về luân lý, nhưng Giáo Hội Công Giáo như một định chế không có lỗi về điều này… Những sai lầm, tội lỗi và đôi khi cả những tội ác của các phần tử Giáo Hội, kể cả các thành phần thuộc hàng giáo phẩm, không thể cho phép nghi ngờ sự đáng tin cậy của Giáo Hội và giá trị cứu độ cũng như giáo huấn của Hội Thánh”.
Đức Hồng Y Herranz cũng viết rằng “Vấn đề ở đây không phải là bảo vệ hình ảnh tự yêu quyền lực và uy tín trần tục của một Giáo Hội tự vệ mà quên lòng khiếm tốn, nhưng là tái khẳng định đặc tính thần linh của Giáo Hội, sự thánh thiêng của các bí tích mà Giáo Hội cống hiến như những giá trị và uy tín ngàn đời của sứ điệp Kitô cứu độ.. Vì thế lẫn lộn trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm cơ chế đối với những tội ác lạm dụng tính dục sẽ có nguy cơ làm thương tổn dư luận quần chúng, và có lẽ làm hại cả lương tâm của các tín hữu, cũng như uy tín của Hội Thánh và sứ điệp Tin Mừng”.
Đức Hồng Y Kasper
Cả Đức Hồng Y Walter Kasper, 88 tuổi người Đức, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, cũng tỏ ra rất lo âu về “Con đường công nghị” của Công Giáo Đức và cảnh giác Giáo Hội Đức đừng đưa Giáo Hội theo con đường này.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần báo của giáo phận Passau (Passauer Bistumsblatts) số ra Chúa Nhật 6/6/2021, Đức Hồng Y Kasper nói rằng: “Con đường công nghị ở Đức không tỏ cho dư luận một hình ảnh thật là tốt... Tôi rất lo lắng, nhưng tôi thận trọng khi đưa ra một phán đoán chung kết toàn bộ. Cho đến nay, chúng tôi nghe những tiếng nói cá nhân, nhiều khi la ó, và những nhóm cá nhân ồn ào, nhưng chúng ta chưa có văn bản chung kết… Điều vượt quá sự tưởng tượng của tôi là những đòi hỏi bãi bỏ luật độc thân giáo sĩ và truyền chức linh mục cho phụ nữ, từ phía 2/3 các Giám Mục Đức, điều này khó lòng đạt được sự đồng thuận với Giáo Hội hoàn vũ”.
Đức Hồng Y Kasper cũng nhận xét rằng “Con đường công nghị của Công Giáo Đức có cơ cấu yếu ớt, nó chẳng phải là một công nghị đúng nghĩa và cũng chẳng phải là một tiến trình đối thoại thuần túy. Ban đầu đây là một tiến trình đối thoại, rồi sau đó Hội Đồng Giám Mục có tiếng nói, tiếp đến là Đức Giáo Hoàng, và cuối cùng mỗi Giám Mục tùy ý làm những gì mình nghĩ là tốt trong giáo phận thuộc quyền. Làm sao tất cả những điều đó có thể dẫn tới một danh xưng chung, đó là điều thật khó tưởng tượng, đứng trước sự bất đồng của các Giám Mục Đức. Hơn nữa, có sự thiếu sót ngay từ đầu về nội dung: tại sao Con đường công nghị không coi trọng lá thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi cho Cộng đồng dân Chúa tại Đức?”
Đức Hồng Y Kasper cảnh giác Giáo Hội tại Đức đừng muốn đưa con đường của mình để áp dụng cho Giáo Hội hoàn vũ. Ngài nói: “Người Đức chúng ta được tôn trọng trên thế giới vì những tư tưởng rõ rệt, về khả năng tổ chức, về sự quảng đại đóng góp, và cả về thần học. Nhưng tôi cũng nhận thấy rằng các dân tộc khác phản ứng khó chịu khi chúng ta muốn thiết lập hành trình cho họ, theo phương châm ‘Thế giới nên theo con đường của Đức’. Tôi thấy những đề tài được bàn đến trong Con đường công nghị ở Đức chẳng giữ vai trò nào đối với các nước khác”. (KNA 9-6-2021)
Đức Thánh Cha bác đơn từ chức
Sau những phản ứng trên đây, ngày 10/6/2021 có tin Đức Thánh Cha bác đơn xin từ chức của Đức Hồng Y Reinhard Marx và yêu cầu Đức Hồng Y tiếp tục làm Tổng Giám Mục giáo phận này.
Trong thư Đức Thánh Cha viết: “Cám ơn Đức Hồng Y vì lòng can đảm theo tinh thần Kitô, không sợ bị nhục trước thực tại lớn lao về tội lỗi. Đảm nhận cuộc khủng hoảng, với tư cách cá nhân và cộng đồng, đó là con đường duy nhất có hiệu quả”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc lại rằng “Toàn thể Giáo Hội bị khủng hoảng vì những vụ lạm dụng và Giáo Hội ngày nay không thể tiến bước mà không đảm nhận cuộc khủng hoảng ấy”, vì “chính sách đà điểu” không nhận thực vấn đề sẽ không đưa tới đâu cả và cuộc khủng hoảng phải được đón nhận với lòng tin Phục Sinh của chúng ta. Những thái độ duy xã hội và duy tâm lý là vô ích.”
Đức Hồng Y Marx
Sau khi nhận được thư của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Reinhard Marx tuyên bố vâng phục quyết định của Đức Thánh Cha và viết: “Trong tinh thần vâng phục, con chấp nhận quyết định của Đức Thánh Cha. Con không ngờ Đức Thánh Cha phản ứng mau lẹ như thế và cũng không đợi quyết định của Đức Thánh Cha theo đó con phải tiếp tục nhiệm vụ”.
Một tín hiệu cho Công Giáo Đức
Đức Hồng Y Marx, khi làm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã từng tuyên bố “Chúng tôi không phải là một chi nhánh của Roma”. Giờ đây đơn từ chức của Đức Hồng Y bị Đức Thánh Cha Phanxicô bác và Đức Hồng Y tuyên bố vâng phục tiếp tục làm Tổng Giám Mục giáo phận Munich. Sự việc này là một tín hiệu gửi đến những người ở Đức, tuy không tuyên bố, nhưng vô tình hay hữu ý đang đi trên con đường ly giáo. Trong thư gửi đến Đức Thánh Cha bày tỏ chấp nhận quyết định của ngài, Đức Hồng Y Marx không nhắc đến “Con đường công nghị” nữa. Có người cho rằng “Con đường này” đang bị “chìm” trong một biển cả của tiến trình công nghị do Đức Thánh Cha sắp chính thức khởi xướng vào tháng 10 tới đây để tiến tới Thượng Hội Đồng Giám Mục về “công nghị tính” sẽ nhóm vào năm 2023, trong đó không có những luận đề như Con đường công nghị ở Đức.
Giuse Trần Đức Anh O.P.
(vaticannews.va 20.06.2021)
Bài cùng chuyên mục:
Một số nhận xét về 21 vị hồng y được Đức Thánh cha bổ nhiệm (09/10/2024 07:17:48 - Xem: 150)
Nhiều báo chí đưa ra những nhận xét việc Đức Thánh cha Phanxicô tuyên bố, triệu tập Công nghị vào ngày thứ Sáu, ngày 08 tháng Mười Hai tới đây, để bổ nhiệm thêm 21 hồng y mới.
Đức Thánh Cha công bố danh sách các Tân Hồng Y ngày 06/10/2024 (07/10/2024 05:42:10 - Xem: 450)
Đức Thánh Cha đã thông báo danh sách 21 Tân Hồng y ngài sẽ trao mũ trong Công nghị ngày 8/12, lễ trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Tóm tắt Thượng Hội đồng: Ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình vào ngày 07/10 (05/10/2024 05:20:19 - Xem: 193)
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vừa được trùng tu đã tổ chức buổi họp báo để làm sáng tỏ buổi khai mạc Phiên họp thứ Hai của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XVI về Hiệp hành.
ĐTC Phanxicô chủ sự Thánh lễ khai mạc Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục (03/10/2024 05:52:43 - Xem: 273)
Sáng thứ Tư ngày 2/10/2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ khai mạc Phần hai của Thượng Hội đồng Giám mục
ĐTC Phanxicô trả lời chỉ trích bình luận của ngài về phụ nữ trong bài phát biểu tại Đại học Louvain (02/10/2024 05:30:24 - Xem: 368)
Đức Thánh Cha nói rằng những phê bình này đến từ một “trí óc chậm hiểu”, cố tình hiểu sai lập trường của ngài.
Đại hội Giới trẻ Thế giới Seoul 2027: “Hãy can đảm! Thầy đã thắng thế gian.” (30/09/2024 08:39:24 - Xem: 217)
Ngày 24 tháng 9 tại Vatican đã diễn ra buổi họp báo công bố chủ đề và logo của Đại hội Giới trẻ Thế giới Seoul 2027.
Diễn văn của ĐTC Phanxicô trong buổi gặp giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh và nhân viên mục vụ Bỉ (29/09/2024 09:43:41 - Xem: 176)
Đức Thánh Cha tập trung suy tư vào ba cụm từ: loan báo Tin Mừng, niềm vui và lòng thương xót.
ĐTC Phanxicô gặp cộng đoàn Công Giáo Luxembourg (27/09/2024 07:29:29 - Xem: 252)
Chiều ngày 26/9/2024 Đức Thánh Cha đã có buổi gặp gỡ với cộng đoàn Công giáo Luxembourg tại Nhà Thờ Chính Toà Notre-Dame.
Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến tông du đến Luxembourg và Bỉ (27/09/2024 07:27:39 - Xem: 206)
Sáng thứ Năm 26/9, chưa đầy 2 tuần sau chuyến tông du nước ngoài thứ 45 đến Châu Á và châu Đại Dương, Đức Thánh Cha đã bắt đầu chuyến tông du thứ 46 đến Luxembourg và Vương quốc Bỉ.
Indonesia khánh thành tượng Chúa Giêsu cao nhất thế giới (25/09/2024 04:31:08 - Xem: 537)
Trong cuộc viếng thăm Indonesia hồi đầu tháng 9 vừa qua, tại Tòa Sứ thần ở Jakarta, Đức Thánh Cha đã làm phép một tượng thu nhỏ của tượng nguyên bản 61 mét.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Hội chứng “Burn Out” – Người tông đồ nên làm gì ?
Burn out là hội chứng thường được nhắc tới trong đời sống xã hội hiện đại với dòng chảy quá nhanh và hối hả, với quá nhiều giao động cùng...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế...
-
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...