Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn lần thứ 110 năm 2024
- In trang này
- Lượt xem: 216
- Ngày đăng: 08/06/2024 17:27:24
SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
NHÂN NGÀY THẾ GIỚI DI DÂN VÀ TỊ NẠN
LẦN THỨ 110, NĂM 2024
Chúa nhật, 29.09.2024
Thiên Chúa đồng hành với dân Ngài
Anh chị em thân mến!
Khoá đầu tiên Đại hội Thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới đã kết thúc vào ngày 29.10.2023, điều này cho phép chúng ta đào sâu hơn về tính hiệp hành được hiểu như một ơn gọi cơ bản của Giáo hội. “Tính hiệp hành chủ yếu được trình bày như một cuộc hành trình chung của Dân Thiên Chúa, như một cuộc đối thoại hữu hiệu giữa các đặc sủng và mục vụ nhằm phục vụ sự xuất hiện của Vương quốc” (Báo cáo tổng hợp, Nhập đề).
Việc nhấn mạnh vào chiều kích hiệp hành cho phép Giáo hội tái khám phá bản chất lữ hành của mình, với tư cách là Dân Chúa trên hành trình xuyên suốt lịch sử, trong cuộc lữ hành, mà chúng ta có thể nói là “cuộc di cư”, tiến về Nước Trời (x. Hiến chế Lumen Gentium, 49). Trình thuật Kinh Thánh về Cuộc Xuất Hành, diễn tả cuộc hành trình của dân Israel tiến về miền đất hứa, hiện lên cách tự nhiên trong tâm trí chúng ta: đó là một cuộc hành trình dài từ nô lệ đến tự do, báo trước cuộc hành trình của Giáo Hội hướng tới cuộc gặp gỡ cuối cùng với Chúa.
Tương tự như vậy, có thể thấy nơi những người di cư của thời đại chúng ta, cũng như của mọi thời đại, một hình ảnh sống động về Dân Chúa đang tiến về quê hương vĩnh cửu. Hành trình hy vọng của họ nhắc nhở chúng ta rằng: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Ðức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl 3,20).
Hình ảnh cuộc xuất hành trong Kinh thánh và hình ảnh những người di cư có nhiều điểm tương đồng. Giống như dân Israel vào thời Môsê, những người di cư thường chạy trốn khỏi những tình trạng bị áp bức, ngược đãi, bất an, phân biệt đối xử, và thiếu cơ hội phát triển. Giống như dân Do Thái trong sa mạc, những người di cư cũng gặp phải nhiều trở ngại trên lộ trình: họ bị thử thách vì cái đói và cái khát; họ bị kiệt sức vì cực nhọc và bệnh tật; và họ bị cám dỗ vì tuyệt vọng.
Tuy nhiên, thực tại nền tảng của cuộc Xuất Hành, của mọi cuộc xuất hành, là Thiên Chúa đi trước và đồng hành với Dân Ngài cũng như với tất cả con cái Ngài ở mọi nơi và mọi thời. Sự hiện diện của Thiên Chúa giữa đoàn dân là điều chắc chắn của lịch sử cứu độ: “Chính Ðức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đi với anh em; Người sẽ không để mặc, không bỏ rơi anh em” (Đnl 31,6). Đối với những người rời khỏi Ai Cập, sự hiện diện này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: cột mây và cột lửa dẫn đường và soi đường (x. Xh 13,21), Lều Hội ngộ vốn canh giữ Hòm Giao ước, làm cho sự gần gũi của Thiên Chúa trở nên hữu hình (x. Xh 33,7), cây gậy với con rắn đồng bảo đảm sự bảo vệ của Thiên Chúa (x. Ds 21,8-9), manna và nước (x. Xh 16-17) là quà tặng của Thiên Chúa dành cho những người đói khát. Lều là một hình thức hiện diện được Chúa đặc biệt yêu thích. Trong triều đại Đavít, Thiên Chúa đã chọn ở trong lều chứ không ngự trong đền thờ để có thể đồng hành với dân Ngài, “từ lều này sang lều khác, từ nhà này đến nhà khác” (1 Sb 17,5).
Nhiều người di cư cảm nghiệm Thiên Chúa như người bạn đồng hành, người hướng dẫn, và là chiếc neo cứu độ của mình. Họ phó thác bản thân mình cho Thiên Chúa trước khi lên đường và hướng về Ngài trong những lúc cần thiết. Nơi Thiên Chúa, họ tìm thấy niềm an ủi trong những lúc tuyệt vọng. Nhờ Ngài mà trên đường đi có những người Samaritanô tốt lành. Với Ngài, họ giãi bày niềm hy vọng của mình trong cầu nguyện. Biết bao cuốn Kinh Thánh, sách Phúc âm, sách cầu nguyện và tràng hạt mân côi đồng hành với những người di cư trên hành trình băng qua các sa mạc, sông ngòi, biển cả và biên giới của mọi châu lục!
Thiên Chúa không chỉ đồng hành với Dân Ngài, mà còn ở giữa họ, theo nghĩa là Ngài đồng hóa mình với những người nam nữ trong hành trình xuyên suốt lịch sử, – nhất là với những người rốt hết, với những người nghèo và với những người bị gạt ra bên lề xã hội -, như một sự kéo dài của mầu nhiệm Nhập Thể.
Đây là lý do tại sao cuộc gặp gỡ với người di cư, cũng như với bất kỳ anh chị em nào đang gặp khó khăn, “cũng là cuộc gặp gỡ với Đức Kitô. Chính Ngài đã phán như vậy. Chính Ngài là người gõ cửa nhà chúng ta, là người đói, khát, là khách lạ, trần truồng, đau yếu, bị cầm tù, xin được tiếp nhận và giúp đỡ” (Bài giảng, Thánh lễ dành cho Tham dự viên Cuộc họp “Đừng sợ hãi”, Sacrofano, ngày 15.02.2019). Cuộc phán xét chung trong Tin Mừng Matthêu (Mt 25) không còn nghi ngờ gì nữa: “Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước” (c. 35); và một lần nữa: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (c. 40). Do đó, mỗi cuộc gặp gỡ trên đường là một cơ hội gặp gỡ Chúa; và là một cơ hội đầy ơn cứu độ, vì Chúa Giêsu hiện diện nơi anh chị em đang cần sự giúp đỡ của chúng ta. Theo nghĩa này, người nghèo cứu chúng ta, bởi vì họ giúp chúng ta gặp được dung nhan của Chúa (x. Sứ điệp Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ III, ngày 17.11.2019).
Anh chị em thân mến, nhân ngày dành riêng cho những người di cư và tị nạn, chúng ta hãy hiệp nhất cầu nguyện cho tất cả những ai đã phải rời bỏ quê hương của mình để tìm kiếm những điều kiện sống xứng nhân phẩm. Chớ gì chúng ta biết cùng đồng hành với họ, cùng nhau thực hiện sự “hiệp hành” và chúng ta hãy phó thác họ, cũng như Khoá họp Thượng hội đồng sắp tới, “cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, dấu chỉ của niềm hy vọng và niềm an ủi chắc chắn cho Dân trung thành của Thiên Chúa khi họ tiếp tục cuộc hành trình của mình” (Báo cáo tổng hợp Đại hội thường lệ XVI: Tiếp tục hành trình).
LỜI CẦU NGUYỆN
Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng,
chúng con là Giáo hội lữ hành của Chúa
đang trên đường tiến về Nước Trời.
Mỗi chúng con sống trên quê hương của mình,
nhưng như thể chúng con là ngoại kiều.
Mỗi miền xa lạ đều là quê hương của chúng con,
Song mỗi miền quê cha đất tổ đều là một vùng đất xa lạ với chúng con.
Dù sống trên trần gian,
nhưng chúng con là công dân đích thực của quê trời.
Xin đừng để chúng con trở thành chủ sở hữu
phần đất mà Chúa đã trao cho chúng con như một ngôi nhà tạm thời.
Xin giúp chúng con tiếp tục bước đi,
cùng với anh chị em di dân
tiến về ngôi nhà vĩnh cửu mà Chúa đã chuẩn bị cho chúng con.
Xin mở rộng đôi mắt và con tim của chúng con
để mỗi cuộc gặp gỡ với những ai cần giúp đỡ
trở thành một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, Con Chúa và là Chúa chúng con.
Amen.
Rôma, Đền thờ Thánh Gioan Lateranô, ngày 24 tháng 05 năm 2024, Lễ nhớ Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu.
PHANXICÔ
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: vatican.va (03. 06. 2024)
Bài cùng chuyên mục:
Gặp gỡ Đức tân Hồng Y Tarcisius Isao Kikuchi của Tokyo (11/10/2024 08:11:55 - Xem: 167)
Đức tân Hồng Y Tarcisius Isao Kikuchi của Tokyo, Nhật Bản, Chủ tịch Caritas Quốc tế, đã thảo luận về tình hình của Giáo hội, việc ngài được thăng Hồng y và nỗ lực vì hòa bình trên thế giới.
Một số nhận xét về 21 vị hồng y được Đức Thánh cha bổ nhiệm (09/10/2024 07:17:48 - Xem: 362)
Nhiều báo chí đưa ra những nhận xét việc Đức Thánh cha Phanxicô tuyên bố, triệu tập Công nghị vào ngày thứ Sáu, ngày 08 tháng Mười Hai tới đây, để bổ nhiệm thêm 21 hồng y mới.
Đức Thánh Cha công bố danh sách các Tân Hồng Y ngày 06/10/2024 (07/10/2024 05:42:10 - Xem: 519)
Đức Thánh Cha đã thông báo danh sách 21 Tân Hồng y ngài sẽ trao mũ trong Công nghị ngày 8/12, lễ trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Tóm tắt Thượng Hội đồng: Ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình vào ngày 07/10 (05/10/2024 05:20:19 - Xem: 212)
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vừa được trùng tu đã tổ chức buổi họp báo để làm sáng tỏ buổi khai mạc Phiên họp thứ Hai của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XVI về Hiệp hành.
ĐTC Phanxicô chủ sự Thánh lễ khai mạc Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục (03/10/2024 05:52:43 - Xem: 291)
Sáng thứ Tư ngày 2/10/2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ khai mạc Phần hai của Thượng Hội đồng Giám mục
ĐTC Phanxicô trả lời chỉ trích bình luận của ngài về phụ nữ trong bài phát biểu tại Đại học Louvain (02/10/2024 05:30:24 - Xem: 377)
Đức Thánh Cha nói rằng những phê bình này đến từ một “trí óc chậm hiểu”, cố tình hiểu sai lập trường của ngài.
Đại hội Giới trẻ Thế giới Seoul 2027: “Hãy can đảm! Thầy đã thắng thế gian.” (30/09/2024 08:39:24 - Xem: 222)
Ngày 24 tháng 9 tại Vatican đã diễn ra buổi họp báo công bố chủ đề và logo của Đại hội Giới trẻ Thế giới Seoul 2027.
Diễn văn của ĐTC Phanxicô trong buổi gặp giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh và nhân viên mục vụ Bỉ (29/09/2024 09:43:41 - Xem: 180)
Đức Thánh Cha tập trung suy tư vào ba cụm từ: loan báo Tin Mừng, niềm vui và lòng thương xót.
ĐTC Phanxicô gặp cộng đoàn Công Giáo Luxembourg (27/09/2024 07:29:29 - Xem: 259)
Chiều ngày 26/9/2024 Đức Thánh Cha đã có buổi gặp gỡ với cộng đoàn Công giáo Luxembourg tại Nhà Thờ Chính Toà Notre-Dame.
Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến tông du đến Luxembourg và Bỉ (27/09/2024 07:27:39 - Xem: 209)
Sáng thứ Năm 26/9, chưa đầy 2 tuần sau chuyến tông du nước ngoài thứ 45 đến Châu Á và châu Đại Dương, Đức Thánh Cha đã bắt đầu chuyến tông du thứ 46 đến Luxembourg và Vương quốc Bỉ.
-
Ước ao được sống đời đời
Con đường theo Chúa Giêsu là con đường của thập giá, nhưng đó cũng là con đường của niềm vui. Chúng ta không được kêu gọi để sống cuộc...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 28 TN năm B -2024
Như ai đó đã nói: “Chúng ta không thể mang bạc tiền đi theo bên mình, chúng ta chỉ có thể gửi nó đi trước”.
-
Để trẻ em được là trẻ em lâu hơn
Ngày càng có nhiều phụ huynh cam kết không cho con mình sử dụng điện thoại thông minh để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe, tình...
-
Giàu có, nhưng tất bật
Chúa Giêsu đã nói một điều có thể diễn giải như sau: Lợi ích gì khi được cả thế gian nhưng luôn quá tất bật, quá áp lực để hưởng nó.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...