Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Sự khác biệt giữa xưng tội và linh hướng là gì?

  • In trang này
  • Lượt xem: 8,285
  • Ngày đăng: 25/10/2021 05:52:50

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA XƯNG TỘI VÀ LINH HƯỚNG LÀ GÌ?

 

Mặc dù linh hướng đôi khi có thể là một phần của việc xưng tội, nhưng thông thường hai việc này được hiểu là những tác vụ riêng biệt.
 

 

Theo Nghi thức của Giáo Hội Công Giáo Rôma, việc cử hành Bí tích Giải tội (xưng tội) phân biệt với việc được gọi là linh hướng.

 

Giải tội là một trong bảy bí tích của Giáo Hội, trong khi linh hướng là một cuộc gặp gỡ hay những đợt gặp gỡ giữa một vị linh hướng - có thể là một linh mục, một giáo dân đã được đào tạo hay một tu sĩ - với một người đang tìm kiếm lời khuyên để trở nên gần gũi hơn với Thiên Chúa.

 

Xưng tội

Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập Bí tích Giải tội để kéo dài sứ vụ tha thứ của mình qua thừa tác vụ của các môn đệ. Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo tóm kết bí tích về lòng thương xót của Thiên Chúa như sau:

 

Khi Chúa ban cho các Tông Đồ được tham dự vào quyền riêng của Người là quyền tha tội, Người cũng ban cho họ quyền giao hòa các tội nhân với Hội Thánh. Chiều kích Giáo hội của nhiệm vụ này của các Tông Đồ được diễn tả cách đặc biệt trong những lời long trọng Đức Kitô nói với ông Phêrô: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” (Mt 16,19) “Nhiệm vụ cầm buộc và tháo cởi, đã được ban cho thánh Phêrô, cũng được ban cho tập thể các Tông Đồ, kết hợp với vị thủ lãnh của mình (x. Mt 18,18; 28,16-20).” (GLHTCG số 1444)

 

Nói rõ hơn, chính Thiên Chúa mới là Đấng tha thứ tội lỗi, qua thừa tác vụ linh mục. Trong Bí tích Giải tội, hối nhân đến gần linh mục và kể lại tội lỗi của mình, nhưng chỉ được yêu cầu xưng thú theo tội danh và số lần phạm tất cả các tội trọng.

 

Sau khi đã xét mình kỹ lưỡng và ý thức được tội của mình,người Kitô hữu buộc phải xưng các loại tội trọng và số tội trọng đã phạm sau khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, và chưa được quyền tháo gỡ của Giáo Hội tha trực tiếp và họ chưa xưng trong lần xưng tội riêng. (Bộ Giáo Luật 1983, Điều 988 §1)

 

Việc thú nhận những sai phạm hàng ngày cũng được Giáo Hội khuyến khích, nhưng không phải là một phần thiết yếu của Bí tích này.

 

Theo Nghi thức Rôma, việc xưng tội thường có nghĩa là ngắn gọn và đi vào trọng tâm, chỉ tập trung vào những tội trọng cần được xưng thú. Linh mục có thể đưa ra một số lời khuyên và động viên, nhưng những cuộc nói chuyện dài hơn nên dành cho việc linh hướng.

 

Hơn nữa, Giáo Luật quy định rằng việc xưng tội nên được tổ chức trong nhà thờ hay nhà nguyện bất cứ khi nào có thể, trừ khi vì một lý do chính đáng (x. Bộ Giáo Luật 1983, Điều 964 §1).

 

Linh hướng

Đây là cách mà Trung tâm Tân Phúc Âm hóa của Thánh Gioan Phalô II mô tả về việc linh hướng:

Linh hướng là việc gặp gỡ với một vị hướng dẫn đã được đào tạo và có kinh nghiệm để suy xét về cách thức Thiên Chúa hiện diện và hoạt động trongđời sống của bạn lúc này, và về cách thức mà Thiên Chúa có thể mời gọi bạn bước vào một mối tương quan sâu sắc hơn. Thiên Chúa là Đấng Hướng Dẫn; vị hướng dẫn con người đóng vai trò như một máng dẫn mà qua đó Chúa Thánh Thần hoạt động để khơi nguồn và khám phá ra việc Thiên Chúa đang thực hiện qua những trải nghiệm hàng ngày của bạn. Nội dung của buổi linh hướng chỉ đơn giản là đời sống của bạn: bất kỳ khía cạnh, câu chuyện hay trải nghiệm nào làm bạn bị đánh động điều có thể dẫn đến việc cầu nguyện và suy ngẫm. Chính bạn là người tìm kiếm, cùng với vị hướng và Chúa Thánh Thần gặp nhau trong cuộc trò chuyện thánh thiện để “bạn có thể được sống và sống dồi dào hơn” (x. Ga 10,10). Trên hết, vị linh hướng của bạn lắng nghe và giúp bạn đi đến chỗ hiểu rõ về những gợi ý cũng như những suy đoán, về những lời mời gọi và về “sự thúc đẩy” của Chúa Thánh Thần trong đời sống của bạn.

 

Linh hướng không phải là liệu pháp tâm lý hay tư vấn, và vị linh hướng tốt nhất thường sẽ không cho bạn biết phải làm gì. Thay vào đó, một vị linh hướng tốt sẽ giúp bạn nhận ra Chúa Thánh Thần trong đời sống của bạn và cho bạn những lời khuyên về cách thức phân định đâu là đường hướng để hành động cách tốt nhất.

 

Đôi khi việc linh hướng với một linh mục có thể bao gồm cả việc xưng tội theo bí tích, nhưng thông thường hai việc này được hiểu là những tác vụ riêng biệt.

 

Thường thì việc linh hướng được tiến hành trong một văn phòng, và được lên kế hoạch để thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài. Chính trong buổi linh hướng mà một linh mục mới có thể mang đến những lời khuyên nhủ và sự trợ giúp ở mức độ rộng rãi hơn, điều mà ngài vốn không có thời gian để thực hiện trong giờ giải tội.

 

Điều quan trọng là phải biết sự phân biệt giữa việc xưng tội và linh hướng, chỉ khi đó bạn mới có thể biết được mình đang tìm kiếm điều gì. Nếu bạn mong muốn được giúp đỡ về đời sống thiêng liêng của mình, hãy thu xếp một cuộc gặp gỡ với vị linh hướng. Nếu bạn muốn được tha thứ tội lỗi, hãy đến giáo xứ gần nhất để xưng tội.

 

Tham dự vào một buổi linh hướng sẽ cho bạn có một khoảng thời gian rộng rãi hơn để tỏ bày, trong khi nếu làm thế lúc xưng tội thì có thể làm mọi chuyện thêm phần phức tạp, đặc biệt là khi linh mục còn phải chuẩn bị dâng Thánh lễ, hay nếu có một hàng dài các hối nhân đang chờ đợi ở phía sau bạn. Đó là lý do tại sao việc giữ cho hai tác vụ này riêng ra lại là điều thích hợp hơn, nghĩa là sắp xếp thời gian cho việc linh hướng khác với thời gian để xưng tội.

 

Tác giả: Philip Kosloski

Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

Bài cùng chuyên mục:

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Đôi điều về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi (24/07/2024 06:17:43 - Xem: 117)

Phải chăng Chúa Cha có trước rồi đến Chúa Con rồi tới Chúa Thánh Thần? Có đoạn Kinh Thánh nào để cho Hội Thánh xác tín điều này ạ?

Quan niệm của thánh Augustinô về ý nghĩa thực sự của bình an (20/07/2024 08:43:22 - Xem: 221)

Vậy bình an là gì? Đó là sự tĩnh lặng mà chúng ta cảm nghiệm được khi chúng ta hướng tình yêu của mình, qua nhân đức, tới Thiên Chúa.

Những trợ giúp cho đời sống khiết tịnh trong đời tu (09/07/2024 07:32:58 - Xem: 538)

Đừng để mình có quá nhiều tự do. Trong tâm trí luôn giữ ý ngay lành, tâm hồn bình thản, biết tạo niềm vui nội tâm, sống lạc quan.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 130 - Nghiện Internet, tìm sự quân bình (29/06/2024 07:19:17 - Xem: 259)

Nghiện Internet đúng là không tốt. Tuy nhiên, chính con và nhiều người trẻ thật khó thoát ra. Không biết có cách nào để quân bình trong việc lên mạng Internet.

Vài chú ý giúp người trẻ nên thánh thiện (26/06/2024 07:42:12 - Xem: 331)

Với ơn của Chúa, hẳn là người trẻ có thể hoàn thiện chính mình mỗi ngày khuôn theo những giá trị Tin mừng.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 128 - Sống đạo trong gia đình khác tôn giáo (22/06/2024 07:21:01 - Xem: 365)

Tình yêu vợ chồng, dù là cùng đạo hay khác đạo, luôn cần phải được xây dựng trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 129 - Không kết hôn vì sợ đổ vỡ (17/06/2024 07:44:59 - Xem: 319)

Con thấy cuộc sống hôn nhân có quá nhiều mong manh dễ đổ vỡ, con sợ mình đi vào vết xe đổ nhiều gia đình. Con có ý định không kết hôn, xin cho con những lời khuyên?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 127 - Thử và Thật! (10/06/2024 06:51:01 - Xem: 282)

Con thấy trào lưu này đang lan nhanh và người trẻ cũng khó cưỡng lại lối sống này. Không biết chúng con phải làm sao để có thể đương đầu với trào lưu này?

Những điều mỗi cô gái thực sự nên biết (29/05/2024 07:17:02 - Xem: 615)

Đức Tổng Giám mục Fulton Sheen giải thích rằng: “Vẻ đẹp bên ngoài không bao giờ chạm đến tâm hồn, nhưng vẻ đẹp của tâm hồn lại phản ánh lên khuôn mặt.”

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 126 - Làm ăn chân chính (26/05/2024 18:38:43 - Xem: 283)

Con nghe nhiều bạn sinh viên Công giáo chia sẻ những khó khăn của người Công giáo khi làm ăn kinh tế. Công bằng, trong sáng và làm chứng trong môi trường doanh nghiệp, công ty và thương trường thực sự khó.

Bài viết mới