Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Sự khác nhau giữa Tượng chịu nạn và Cây thánh giá trơn

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,558
  • Ngày đăng: 18/03/2022 09:29:49

SỰ KHÁC NHAU GIỮA TƯỢNG CHỊU NẠN

VÀ CÂY THÁNH GIÁ TRƠN

 

 

Đâu là sự khác nhau giữa Cây thánh giá có hình Chúa Giêsu (quen gọi là Tượng chịu nạn) và Cây thánh giá không có hình Chúa Giêsu trên đó (tạm gọi là Cây thánh giá trơn)?

 

 

Tượng chịu nạn biểu lộ việc Chúa Kitô bị đóng đinh, trong khi cây thánh giá trơn, chỉ là cây gỗ trơ trọi. Giáo hội Công giáo luôn sử dụng Tượng chịu nạn; Chính Thống giáo và Giáo hội Đông phương cũng vậy.

 

Cây Thánh giá trơn xuất hiện vào thế kỷ XVI, đầu tiên là giữa những người theo giáo phái Calvin, vốn là những người nhấn mạnh sự đơn giản trong cả phụng vụ và kiến ​​trúc. Những người theo giáo phái Luther và Anh giáo thời đó vẫn sử dụng Tượng chịu nạn, và họ có những nhà thờ được trang trí cầu kỳ hơn những người theo giáo phái Calvin. Theo thời gian, con cháu và những người ly khai khỏi giáo phái Calvin và Anh giáo - chẳng hạn như những người theo giáo phái Methodists, Baptists and Presbyterians - đã chấp nhận cây thánh giá trơn, trong khi nhiều người Anh giáo và giáo phái Luther vẫn sử dụng Tượng chịu nạn, nhưng cũng có một số người dần chuyển sang sử dụng thánh giá trơn. Còn người Công giáo thì vẫn tiếp tục sử dụng Tượng chịu nạn như vẫn quen làm từ trước. 

 

Điều này có lẽ khởi đi từ những người theo đạo Tin Lành, họ ưa thích sự đơn giản, nên dần dần đã phát triển thành một lập trường thần học nhất định. Theo đó, khi sử dụng thánh giá trơn, họ muốn nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu đã sống lại và “không còn bị đóng đinh vào thập giá nữa”. Đối với nhiều người trong số họ, cây thánh giá giờ đây đã trống trơn và họ cũng nên dùng thánh giá trơn theo cách diễn tả này.

 

Vì nghĩ như thế, nên một số người đã đi xa hơn khi nói rằng người Công giáo sử dụng Tượng chịu nạn là do người Công giáo tin rằng Chúa Giêsu vẫn còn ở trên thánh giá.

 

Điều này, tất nhiên, là không đúng sự thật.

Là những tín hữu Công giáo, chúng ta ý thức đầy đủ và long trọng tuyên xưng mỗi Chúa nhật trong Kinh Tin kính rằng: Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết và Người đang ngự trong vinh quang bên hữu Chúa Cha. Tượng chịu nạn là sự mô tả cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu, Đấng cứu độ chúng ta. Người chỉ dâng hiến lễ một lần, thay cho tất cả, và hoàn tất vĩnh viễn (x. Dt 10,14).

 

Việc sử dụng Thánh giá có hình Chúa Giêsu là điều bắt buộc trong phụng vụ Công giáo và cả những cây Thánh giá được rước và đặt trên bàn thờ. Điều này là do Thánh lễ hiện tại hóa việc Chúa Giêsu bị đóng đinh. Chúng ta không “đóng đinh lại” Chúa Giêsu. Đúng hơn, rằng Chúa Giêsu đã một lần, chết cho chúng ta, một hiến lễ hoàn hảo và trọn vẹn được hiện tại hoá cho chúng ta. Việc sử dụng Tượng chịu nạn nhắc nhớ chúng ta về điều này.

 

Và, ngay cả khi người Công giáo được phép có một cây thánh giá trơn, thì truyền thống phổ biến là người Công giáo luôn có Tượng chịu nạn trong nhà. Đây như một lời tuyên xưng, một lời giới thiệu với bất kỳ ai khác rằng: Chúng tôi là một ngôi nhà Công giáo; chúng tôi là một giáo xứ Công giáo.

 

Đức Ông Charles Pope

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Theo: 
osvnews.com (14. 3. 2022)

 

Bài cùng chuyên mục:

Vòng Hoa Mùa Vọng (07/12/2023 05:36:17 - Xem: 76)

Vòng hoa Mùa Vọng đóng vai trò như một lời nhắc nhở sống động về sự đến gần của ngày lễ. Hơn nữa, vòng hoa này thu hút sự chú ý của người trẻ, kẻ cả các em thiếu nhi.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 108 - Của cho không bằng cách cho (28/11/2023 11:28:30 - Xem: 156)

Chúa nói: “Ai xin thì hãy cho”. Vậy nếu ta biết họ xin vì lười biếng thì ta có nên cho không? Nhất là những người giả bộ ăn xin!

Linh mục triều và dòng có gì khác? (26/11/2023 13:31:55 - Xem: 523)

Bài này được viết cho giới trẻ. Lý do là nhiều bạn trẻ thường hỏi về sự khác nhau giữa linh mục triều và linh mục dòng.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 107 - Ý nghĩa của lao động (20/11/2023 08:14:48 - Xem: 197)

Chẳng có lao động nào lại không đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ cái gì đó. Từng nhát cuốc bổ xuống trên ruộng đồng mang theo biết bao giọt mồ hôi nhễ nhãi.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 106 - Tình yêu Thiên Chúa và sự dữ trong thế giới con người (14/11/2023 14:18:02 - Xem: 241)

Nếu Thiên Chúa đã dựng nên thế giới vì tình yêu, tại sao xã hội chúng ta lại đầy bất công, áp bức và đau khổ?

Khởi đầu nhỏ với ước mơ thật lớn! (10/11/2023 05:34:45 - Xem: 232)

Bạn dám thổi cho ngọn lửa ấy bùng cháy mỗi ngày một lớn hơn. Khi đó, lòng bạn sẽ khao khát vươn đến một đích cao hơn.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 105 - Làm giàu trước mặt Thiên Chúa (04/11/2023 14:40:01 - Xem: 757)

Người nghèo dễ vào Nước Trời. Phải chăng người Công giáo không được ủng hộ làm giàu? Đó có phải là “trái đạo đức”?

Ý nghĩa và những thắc mắc về Halloween, Ngày Lễ Các Thánh & Các Đẳng Linh Hồn (01/11/2023 07:16:11 - Xem: 455)

Trong những thập kỷ gần đây ở Châu Âu, vào đêm trước Lễ Các Thánh Nam Nữ, lễ hội Halloween đã trở thành một ngày lễ “thời thượng”. Hiện tượng này là do đâu?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 104 - Đức Giêsu, người thật việc thật (28/10/2023 08:58:34 - Xem: 418)

Ở trường đại học, có lần con nghe thầy nói ông Giêsu chỉ là nhân vật bịa đặt. Con biết vì thành kiến nào đó thầy mới nói vậy phải không ạ?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 103 - Người tu sĩ đồng tính (21/10/2023 11:42:11 - Xem: 512)

Trong phạm vi nhỏ bé của bài viết này, chúng tôi không có tham vọng triển khai một nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về nó, nhưng chỉ xin trình bày một cách ngắn gọn những hướng dẫn của Toà Thánh

  • Bài viết mới
    • Vòng Hoa Mùa Vọng

      Vòng hoa Mùa Vọng đóng vai trò như một lời nhắc nhở sống động về sự đến gần của ngày lễ. Hơn nữa, vòng hoa này thu hút sự chú ý của người...

    • Bình dân và học thuật

      Thánh Tôma Aquinô: với tri thức có thể lấn át các nhà trí thức khác, nhưng cũng có thể cầu nguyện với lòng ngoan đạo của một em bé.

    • Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 2 MV năm B

      Việc sám hối bao gồm sự hoán cải. Vì “Sám” là ăn năn lỗi trước, và “Hối” là chừa bỏ lỗi sau. Chỉ có “sám” mà không có “hối” thì tội vẫn...

    • Đôi nét về Mùa Vọng

      Đây cũng là mùa hy vọng, chờ đợi, và hướng tới cuộc quang lâm lần thứ hai của Đức Kitô. Sau đây là đôi nét về Mùa Vọng như một cách giúp...

    • Thái độ nào cho việc đón chờ Chúa?

      Vài đề nghị cần thực hiện ngay để sống mùa Vọng, nhờ đó, ta có thể lưu lại trong Chúa, Đấng hằng ngự đến trong cõi lòng ta và nơi mọi người.

    • Linh mục, người của lòng thương xót

      Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết...

    • Suy Tư Tin Mừng: Xin Ngài mau trở lại

      Mùa Vọng là thời gian sống tâm tình kêu cầu. Bạn kêu cầu tình thương, kêu cầu để Chúa ghe mắt.

    • Khiêm nhường và Từ bi

      "Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của...

    • Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B

      Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.

    • Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B

      Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...

    Câu chuyện chiều thứ 7