Suy tư - Cảm nghiệm

Sự thật mất lòng

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,420
  • Ngày đăng: 21/08/2021 07:25:11

SỰ THẬT MẤT LÒNG

 

Không phải ai cũng có thể hiểu và chấp nhận điều Đức Giê-su đã nói. Vì „Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa.

 

 

Những ngày tháng qua, bệnh dịch hoành hành trên quê hương Việt Nam đã để lại bao hậu quả đau thương, và ai trong chúng ta cũng có thể cảm nếm được vị đắng chát của nó! Nhìn ở một khía tích cực hơn, bệnh dịch vén màn cho ta thấy sự thật và cởi bỏ những ảo tưởng trong cuộc sống.

 

Mỗi ảo tưởng bị đánh tan, chúng ta không chỉ cảm thấy bị vỡ mộng, mà còn thấy đau đau ở trong lòng. Vì sự thật đến, đòi buộc ta phải thay đổi. Cho dù đã biết: „thuốc đắng giã tật,” nhưng chẳng mấy ai trong chúng ta nhận ra sự chữa lành trong vị đắng của thuốc; cũng như, chúng ta thường không thích nghe những điều „chói tai”, cho dù đó là sự thật. Vì thế, trong đời sống thường ngày, chúng ta dễ có thái độ càm ràm, hay giận hờn với những điều xảy ra trái ý mình. Trong đời sống đức tin cũng thế, không ít lần chúng ta phàn nàn về những lời mời gọi thách đố của Đức Giê-su.

 

Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay,[1] các môn đệ đã lẩm bẩm và càm ràm khi nghe Đức Giê-su nói những điều khó nghe.[2]

 

Nhiều môn đệ của Người nói: „Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi? Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì[3] về vấn đề ấy” (Câu 60-61a). Sự xầm xì này của các môn đệ liên kết họ với dân Is-ra-el trong đồng vắng. Dân Is-ra-el đã cằn nhằn vì không thấy Chúa chu cấp cho các nhu cầu của họ.[4] Trong đời sống đức tin, chúng ta biết chắc rằng những người tin vào Chúa không được miễn trừ khỏi những khó khăn thông thường của cuộc sống; đôi khi, họ còn thấy mình là đối tượng của sự bắt bớ vì sống đức tin. Cho nên, chúng ta luôn bị cám dỗ rằng Chúa đã bỏ rơi chúng ta, nhất là trong những lúc gặp khó khăn thử thách, rồi đi đến thái độ nghỉ chơi với Chúa, và thấy Chúa không còn đáng tin cậy nữa. Thật vậy, đã không ít lần, chúng ta cũng lẩm bẩm trách móc: Thiên Chúa đã đối xử không đúng mực với tôi!

Thực ra, đường lối của Thiên Chúa khác với suy tưởng của con người. Thiên Chúa không bao giờ lừa dối con người, cũng như Đức Giê-su luôn thẳng thắn đối thoại với các môn đệ của mình: “Điều này, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư?” (câu 61b).

 

Tin Mừng mà Đức Giê-su bày tỏ khiến người ta vấp ngã. Làm sao chúng ta có thể hiểu và chấp nhận rằng nhân loại được cứu nhờ vào sự yếu đuối, và cái chết nhục nhã của Một Người. Chúng ta không thể tưởng tượng Con Một Thiên Chúa được sinh ra trong máng cỏ nghèo hèn, chứ không ở trong cung điện cao sang. Và theo lẽ tự nhiên, chúng ta sẽ không chọn một cây thánh giá, nhưng chọn một thanh kiếm; Và chọn những điều sẽ cho chúng ta cảm giác an toàn, có cơ hội sử dụng quyền lực và có thể kiểm soát mọi thứ… hơn là việc trở nên khiêm tốn và tuân phục!

 

Tin Mừng cũng khiến người ta vấp ngã vì phải trả giá đắt. Khi Đức Kitô rao giảng: ai ăn thịt và uống máu Ngài, thì Ngài đang mời gọi chúng ta tham dự vào sự chết với Người. Trong lịch sử Giáo hội, những ki-tô hữu thời Giáo hội sơ khai đọc những lời này và họ đã trải qua sự bắt bớ vì sống đức tin. Ngày nay, chúng ta còn biết thêm rằng các ki-tô hữu có thể né tránh „sự tử vì đạo” bằng cách chối bỏ đức tin của mình.

 

Trong đời sống đức tin, nhiều lúc Giáo hội bị cám dỗ: cố gắng loại bỏ sự xúc phạm đối với các giá trị của Tin Mừng bằng cách điều chỉnh thông điệp của mình để phù hợp với các giá trị của thế gian. Ai đó đã đưa ra nhận định, nếu chúng ta muốn biết nhà thờ sẽ nói gì trong một thập kỷ nữa, chúng ta chỉ cần biết thế giới đang nói gì ngày nay. Mặc dù, kết luận như thế là vơ đũa cả nắm, là không công bằng đối với nhiều người ki-tô hữu, những người đang liên lỉ sống các giá trị của Tin Mừng. Nhưng có lẽ lời nhận xét này không phải là oan trái đối với nhiều ki-tô hữu khác, những người thích chạy theo các xu hướng phổ biến của thời đại mà không biết gạn lọc và loại bỏ đi những „tạp chất” của văn hóa sự chết.

 

Có người nửa đùa nửa thật, đưa ra một đề nghị phản tỉnh: Khi chúng ta nghe những gì đang được giảng dạy trên một bục giảng, chúng ta phải tự hỏi rằng có bao nhiêu „cảm hứng” đến từ Ga-li-lê và bao nhiêu từ Hollywood. Mặt khác, nếu bạn là một người ki-tô hữu, bạn có mở lòng đón nhận những sự thật và điều khó nghe đến từ sự dạy dỗ của Thiên Chúa không? Kinh nghiệm cho ta thấy rằng, khi chúng ta càng trở nên thịnh vượng và sành điệu, chúng ta càng bị cám dỗ để yêu thích những gì thế gian ban tặng; và chúng ta càng đánh mất đi khả năng thách thức nền văn hóa mà chúng ta đang sống.

 

Tuy nhiên, nếu Tin Mừng không thách đố chúng ta, thì có lẽ nó giống như một bác sĩ phẫu thuật không có dao mổ, và không có khả năng chữa lành. Đức Giê-su đã mặc khải cho chúng ta sự thật về Ngài: „Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết,” (Ga 6,54). Điều này vẫn luôn là lời nói chói tai, ngoại trừ đối với những người hiểu được và sống theo. Cũng như, thập giá vẫn luôn luôn là một sự xúc phạm, ngoại trừ những người được cứu chuộc. Hội thánh phải luôn sẵn sàng lên tiếng bênh vực Sự Thật mà Đấng Ki-tô đã mạc khải, và chống lại những xu hướng và văn hóa dẫn đến sự chết.

 

Không phải ai cũng có thể hiểu và chấp nhận điều Đức Giê-su đã nói. Vì „Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa.” [5] Nhiều môn đệ đã rút lui. Rõ ràng, họ đang mong đợi một điều gì đó khác với những gì Đức Giê-su đưa ra. Họ mong đợi một đấng cứu thế theo hình ảnh của Đa-vít, một nhà lãnh đạo vĩ đại để thiết lập lại những ngày vinh quang cho họ. Cho nên, sau khi chứng kiến việc Đức Giê-su cho năm nghìn người ăn, họ cố gắng phong Đức Giê-su làm vua, nhưng ngài đã từ chối sự mong đợi của họ. Đức Giê-su từ chối cung cấp cho họ những gì họ muốn, và họ từ chối nhận những gì Ngài sẵn sàng cho.

 

Con người là thế, chỉ thích đón nhận những gì hợp với suy nghĩ của mình. Có lẽ Thiên Chúa không chấp vặt và giận hờn, vì đôi lần chúng ta đã lẩm bẩm than trách: Dường như Chúa bỏ rơi con, khi con gặp những khó khăn; hay nhiều lúc, chúng ta cũng chẳng hiểu con đường mà Chúa đang dẫn chúng ta đi. Nhất là, trong những lúc cuộc đời đầy sóng gió, chúng ta cảm thấy mình bị bỏ rơi và chẳng thấy Chúa đâu. Điều quan trọng nhất và thách đố hơn, là lời mời gọi luôn đặt tin tưởng và phó thác nơi Thiên Chúa, trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta tự hỏi mình: tôi có dám sống trọn lời mời gọi ấy không?

 

Xin cho chúng con ơn hiểu biết và can đảm xác tín cùng với ông Phê-rô: „Lạy Thầy, nếu bỏ Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Ðấng Kitô Con Thiên Chúa.” Amen.

 

Giuse Trần Văn Ngữ, SJ

[1] Tin Mừng Chúa Nhật 21 Thường Niên Năm B (Ga 6,61-70).

[2] Đức Giê-su nói với họ: „Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông  không có sự sống nơi mình.” (Ga 6,53).

[3] γογγύζω (gogguzô) = càu nhàu, lẩm bẩm, càm ràm…

[4] Anh em đã lẩm bẩm trong lều tại và nói: „Chính vì ĐỨC CHÚA ghét chúng ta mà Người đã đưa chúng ta ra khỏi đất Ai-cập, để trao chúng ta vào tay người E-mô-ri và tiêu diệt chúng ta.” (Đnl 1,27)

[5] Hai động từ: ἀπῆλθον (ápêlthôn) = rút lui; περιεπάτουν (pêriepátun) = đi theo, với tư cách là người môn đệ.

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 mùa Vọng năm C - 2024 (06/12/2024 05:52:18 - Xem: 115)

Chúng ta tưởng tượng xã hội sẽ tốt đẹp biết bao khi mỗi người chúng ta tích cực sống sứ điệp Mùa Vọng “sửa con đường nội tâm cho thẳng” để có thể đến với mọi người

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 mùa Vọng năm C - 2024 (05/12/2024 17:49:23 - Xem: 138)

Trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi hãy làm lại con đường của lòng mình: phải sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp.

Mầu nhiệm của Mùa Vọng (04/12/2024 07:38:01 - Xem: 176)

Thiên Chúa đã đón nhận những lời nguyện cầu của Dân Chúa, nên vào thời viên mãn, Người đã sai Con Một rất thánh xuống trần gian và chính Ngài thực hiện chương trình cứu độ nhân loại.

Gia vị cho bài giảng CN 1 mùa Vọng năm B - 2024 (30/11/2024 05:29:13 - Xem: 268)

Trong Mùa Vọng, chúng ta nghĩ đến ý nghĩa thiêng liêng cho sự chờ đợi: hướng lòng về biến cố quang lâm của Chúa Kitô, Đấng Messia. Phần lớn Tân Ước dành cho biến cố cánh chung này.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 1 mùa Vọng năm B - 2024 (30/11/2024 05:26:55 - Xem: 253)

Người tỉnh thức luôn biết hướng đến Chân, Thiện, Mỹ, để luôn tư tưởng và hành động trong sự khôn ngoan và đạo đức.

Đức Giesu Kito, một vị Vua khác (23/11/2024 05:51:35 - Xem: 847)

Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là Vua của tình yêu và sự sống” (Thánh Augustinô).

Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024 (21/11/2024 10:04:15 - Xem: 630)

Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024 (21/11/2024 07:57:59 - Xem: 534)

Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật, mà sự thật là điều gì có lợi cho tôi.

Đạo còn sống khi ta còn sống đạo (16/11/2024 11:20:12 - Xem: 968)

Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng việc học văn hóa và công ăn việc làm được đặt trên việc nuôi dưỡng đức tin ?

Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024 (16/11/2024 05:36:01 - Xem: 430)

Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7