Suy tư - Cảm nghiệm

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 2 năm B

  • In trang này
  • Lượt xem: 677
  • Ngày đăng: 09/01/2024 08:32:21

GẶP GỠ ĐỨC KITÔ

Chúa Nhật 2 Thường Niên năm B : Ga 1,35-42

 

Chúng ta thật có phúc khi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình Kitô giáo, nhưng điều đó không có nghĩa là ta đã thực sự gặp được Đức Giêsu và biết rõ về Ngài.

 

 

Cầu nguyện

Gioan Tẩy Giả giới thiệu Ðức Giêsu cho hai môn đệ của mình là Anrê và Gioan. Họ rụt rè đi theo, chưa biết phải nói gì thì Chúa Giêsu mở lời: “Các anh tìm gì thế?”. Ngài khơi lên ước vọng để họ mạnh dạn nói ra: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?”. Hóa ra hai ông muốn đích thân gặp gỡ để biết được con người Giêsu như thế nào. Ngài đã nhẹ nhàng mời gọi: “Hãy đến mà xem!”. Họ đã đến và ở lại với Ngài. 

 

Nơi gặp gỡ với Chúa Giêsu chắc chắn không phải là nhà cao cửa rộng, càng không phải là chỗ sang trọng hay vinh hoa phú quí, vì Ngài là một con người của sự nghèo khó “không nơi gối đầu”. Điều quan trọng là Ngài cho hai ông thấy con người thật của Ngài, đã tỏ mình ra cho họ một cách nào đó, khiến họ bị cuốn hút bởi con người Giêsu. Khi viết đoạn Tin Mừng này dù đã trôi qua khoảng 60 năm, nhưng thánh Gioan vẫn nhớ rõ:“Lúc đó vào khoảng bốn giờ chiều”. Cuộc hạnh ngộ đó đã hoàn toàn xoay hướng cuộc đời Gioan và Anrê, để từ đó hai ông bước theo Thầy Giêsu đến cùng trong cuộc đời tận hiến. Quả thật, “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy! Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên”.

 

Sau khi gặp được Đức Giêsu, Anrê liền đi giới thiệu Ngài cho em mình là Simon, và dẫn ông đến gặp Ngài. Dường như mỗi lần Tin mừng Gioan đề cập đến Anrê thì liền sau đó, Anrê lại dẫn một ai đó đến với Đức Giêsu. Có lần đặc biệt là ông dẫn cậu bé đến gặp Ngài để dâng tặng “năm chiếc bánh và hai con cá”. Nhờ vậy mà có được một phép lạ cả thể cho hơn năm ngàn người ăn. Lần thứ ba, lúc Đức Giêsu vào Giêrusalem lần cuối, Anrê cũng đã giới cho mấy người Hy Lạp đến xin gặp Ngài. Nhân cơ hội đó mà Đức Giêsu tuyên bố một điều thật cao siêu về biến cố thập giá: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga12, 32).

 

Có lẽ không ai không từng thao thức tìm kiếm một điều gì đó cho cuộc đời mình, nhất là các bạn trẻ đang có những ước mơ cho tương lai của mình. Câu hỏi của Đức Giêsu ngày xưa đối với các môn đệ cũng là câu hỏi mời gọi tôi xét lại xem: Tôi đang tìm gì? Nỗi khao khát nào đang chi phối đời tôi? Tiếng gọi nào đang vẫy gọi tôi? Tiền bạc, tiếng tăm, địa vị hay quyền thế? Hay tôi đang tìm kiếm một Ai đó để cho mình một hướng đi, một lý tưởng sống. Có những cuộc tìm kiếm và gặp gỡ rất ý nghĩa, nhưng thật ra chẳng có gì và cũng chẳng có ai đem lại cho đời ta một ý nghĩa thiêng liêng và cao cả ngoài Đức Giêsu.

 

Đại văn hào Dostoievski, người từng viết nhiều tác phẩm đồ sộ có giá trị vượt thời gian và không gian, ông thường chiêm ngưỡng Đức Giêsu trong Tin Mừng và đã cảm nhận được những điều tuyệt vời nơi con người của Ngài, nên đã tuyên xưng rằng: “Đối với tôi, không có gì đẹp đẽ, sâu xa, dễ mến, hợp lý và hoàn hảo cho bằng Đức Kitô, và hơn thế nữa, nếu ai chứng minh với tôi rằng Đức Giêsu ở ngoài chân lý, thì tôi không ngần ngại chọn ở lại với Đức Kitô hơn là chiều theo chân lý”.

 

Chúng ta thật có phúc khi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình Kitô giáo, nhưng điều đó không có nghĩa là ta đã thực sự gặp được Đức Giêsu và biết rõ về Ngài. Con đường từ nghe biết tới hiểu biết vẫn là một chặng đường xa. Còn xa hơn nữa con đường từ hiểu biết của cái đầu đến hiểu biết của con tim, tức là sự gặp gỡ Chúa trong chính tâm hồn mình. Đó mới là sự gặp gỡ có thể bứt phá mọi giới hạn của cái tôi, để hướng đến một sự dấn thân trọn vẹn cho tình yêu.

 

Chẳng ai thực sự gặp được Ðức Giêsu mà lại không nôn nao muốn giới thiệu Ngài cho người khác. Nhưng xem ra có điều gì đó mất mát trong việc giới thiệu này. Như Gioan Tẩy giả phải chia tay với các đồ đệ; như Anrê không được trọng dụng bằng Phêrô; và người ta nhớ đến hành vi quảng đại của em bé chứ không ai nhắc nhở tới Anrê làm gì. Thế mà hạnh phúc lại nằm trong việc chấp nhận tự xóa mình để trao ban. Gioan Tẩy giả và Anrê chắc chắn rất vui mừng khi thấy được Đức Giêsu và người mình giới thiệu gặp nhau. Bản chất của sự thiện là như thế, mất chẳng bao nhiêu nhưng được lại thì rất nhiều. Đức Giêsu là kho tàng cứ luôn phong phú khi được san sẻ cho mọi người.

 

Đã có lần nào tôi gặp được Chúa Giêsu trong cầu nguyện, trong thánh lễ, trong mọi biến cố lớn nhỏ, cả trong nỗi khắc khoải lo âu? Ngài vẫn đến với tôi trong mọi lúc, có thể qua một người thầy hay một người bạn, qua những người nghèo khổ, những người đang cô đơn và bị bỏ rơi. Họ là những cứ điểm mà tôi luôn có thể gặp Chúa Giêsu, và là những đối tượng đang cần được tôi đưa đến với Ngài. Nếu thực sự tôi đã gặp được Chúa, thì tôi lại là người trung gian để người khác gặp được Ngài.

 

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu!
Tuổi trẻ luôn ham chuộng những lạ thường,
vẫn thích tìm thần tượng để làm gương,
và xem đó như chính là lý tưởng,
để cho cuộc sống mình tỏa ngát hương,
nhưng xem ra có vẻ bất bình thường,
mà cứ tưởng mình vươn lên cao thượng.

 

Nhiều bạn trẻ muốn thành những ngôi sao,
và nôn nao cho mình được nổi tiếng,
nên không ngại làm những chuyện lạ kỳ,
mất tính cách của con người cao quí.

 

Chúng con thường băn khoăn thao thức,
nhưng không phải những háo hức mau qua,
mà tìm cho mình một ý nghĩa sâu xa,
nên không thể theo lối sống của người ta.

 

Hôm nay Chúa muốn biết con tìm gì?
Nếu thật lòng con đang đi tìm Chúa,
thì âm thầm lặng lẽ đến mà xem,
chỉ trong thanh tĩnh Chúa mới tỏ mình.

 

Xin cho con được một lần hạnh ngộ,
để Chúa chiếm mọi chỗ trong tâm hồn,
không còn phải bôn chôn tìm vui thú,
cũng không mong lợi danh hay chiếm hữu.

 

Tuy chọn Chúa chẳng làm con nổi tiếng,
nhưng tự do thoát khỏi mọi xích xiềng,
không còn chạy theo đam mê giả trá,
cũng chỉ là một chút bã phù hoa,
con hạnh phúc khi sống như mình là,
là chính con và Chúa là tất cả. Amen.

Lm. Thái Nguyên

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 6 PS năm B - 2024 (01/05/2024 20:55:01 - Xem: 98)

Chúa mời gọi chúng ta trở thành những môn đệ yêu thương nhau. Chính chúng ta là những người chữa lành và tiếp thêm sức mạnh cho người khác khi chúng ta học cách cho đi và yêu thương họ.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 6 Phục sinh năm B (30/04/2024 19:02:43 - Xem: 143)

Yêu thương là điều tự nhiên trong đời sống con người. Ai cũng muốn yêu và được yêu. Tuy nhiên, tình yêu không phải là thứ tình cảm cạn cợt và hời hợt như tình đời.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 460)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 433)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 253)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 445)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 297)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 630)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 714)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7