Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm C
- In trang này
- Lượt xem: 1,612
- Ngày đăng: 30/08/2022 14:43:34
TỪ BỎ HẾT
Chúa Nhật 23 Thường Niên năm C : Lc 14, 25-33
Suy niệm
Trên đường “tiến lên Giêrusalem”, có nhiều người theo Chúa Giêsu. Có lẽ họ tưởng đây là một cuộc tiến lên để tiêu diệt ngoại xâm, giành chiến thắng cho dân tộc. Để xóa tan hiểu lầm này, Đức Giêsu nói cho họ biết: ai muốn theo Ngài, hay nói cách khác, ai muốn làm môn đệ Ngài thì phải từ bỏ tất cả, và vác thập giá mình mà đi theo.
Ai trong chúng ta cũng đã là môn đệ của Đức Giêsu, nhưng có phải là môn đệ đích thực hay không là điều mà ta phải xét lại. Có thể ta chỉ là môn đệ trên danh hiệu chứ chưa chắc đã là trên danh phận. Môn đệ đích thực không chỉ là từ bỏ tội lỗi, tính hư tật xấu, những đam mê dục vọng; không chỉ từ bỏ lợi lộc, danh giá, mà còn phải “từ bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa”. “Từ bỏ” hay “ghét bỏ” không có nghĩa là “dứt bỏ”, mà là “yêu ít hơn” để dành cho Chúa một tình yêu lớn hơn (x. Mt 10, 37). Chúa Giêsu đòi ta đặt tất cả dưới Ngài và yêu Ngài trên tất cả. Tình yêu Chúa là động lực và cũng là cùng đích phải thấm nhuần và hướng dẫn mọi tình yêu khác.
Thật ra, nếu không theo Chúa, không làm môn đệ Chúa, người ta cũng phải từ bỏ nhiều thứ, vì sống là chấp nhận từ bỏ. Đó cũng là định luật của toàn thể thiên nhiên vạn vật, là con đường mà mọi người phải đi qua để lớn lên, trưởng thành, và hoàn thành cuộc sống mình. Tuy nhiên, sự từ bỏ của người môn đệ không chỉ thuộc phạm vi tự nhiên mà còn là siêu nhiên. Từ bỏ đối với mọi người là nhằm cho đời sống được tốt hơn, thuận lợi hơn, thành công hơn. Nhưng đối với ai theo Chúa còn nhằm đến lý tưởng hoàn thiện “như Cha trên trời”. Thế nên sự từ bỏ của người môn đệ phải triệt để, không thể nửa vời.
Chính vì lý tưởng cao cả này mà ta phải suy xét thận trọng trên bước đường theo Chúa, như Ngài đã cảnh giác ta qua hai dụ ngôn “Xây tháp” và “Cuộc giao chiến”. Tháp đã khởi công xây dựng, cuộc chiến đã khai mào, không còn là lúc ngồi đó để bàn tính. Phải dồn tất cả vốn liếng để xây tháp, phải tập trung mọi năng lực để tiến quân. Nhiều người đã khởi công nhưng không thành, đã chiến đấu nhưng không chiến thắng. Chúa muốn những ai theo Ngài phải trung thành trong tình yêu, và dám sống chết với ơn gọi của mình. Ngài không chấp nhận ai “cầm cày mà còn quay lại sau lưng” hoặc “đứng núi này trông núi nọ”. Những người như vậy không xứng đáng là môn đệ Ngài.
Nếu ta suy nghĩ kỹ về khả năng đáp ứng của mình trước những đòi hỏi trên của Chúa Giêsu, chắc ta sẽ nản lòng, không dám làm môn đệ Ngài. Tuy nhiên, gương các tông đồ là một khích lệ cho chúng ta: ban đầu các ông theo Chúa Giêsu mà không suy nghĩ gì nhiều; có lúc các ông còn nghĩ rằng, theo Thầy chắc chắn sẽ được chia sẻ quyền hành địa vị trong nước mà Thầy sẽ thiết lập. Nhưng Đức Giêsu đã từ từ thanh luyện suy nghĩ của các ông. Sau ngày Chúa phục sinh, các ông mới hiểu rõ thế nào là làm môn đệ Chúa, và nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần, các ông đã can đảm từ bỏ tất cả, vác thập giá của mình đi theo Chúa và còn dám hy sinh cả mạng sống mình.
Hiện giờ có thể chúng ta chưa đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi của Chúa về một người môn đệ. Nhưng ít ra chúng ta ý thức về những đòi hỏi đó để tránh cho mình những tính toán sai lệch khi theo Chúa, và như các tông đồ, chúng ta tin tưởng vào sự trợ giúp của ơn thánh Chúa, để sống trọn vẹn ơn gọi của mình. Chúa đang kết dệt nên đời sống mỗi người, chỉ cần chúng ta biết ý thức và nỗ lực cộng tác với Ngài.
Cuộc sống hôm nay cho chúng ta nhiều cơ hội chọn lựa. Bình thường, người ta dễ chọn cái tầm thường hơn điều cao cả; chọn khoái lạc thấp hèn hơn là hạnh phúc vững bền; chọn ích kỷ có lợi cho bản thân hơn chọn ích chung cho tập thể. Kitô hữu là người chọn sự từ bỏ như Ðức Giêsu. Ngài đã bỏ vinh quang thần linh để làm người như ta, đã sống và đã hiến mạng sống vì yêu Cha và nhân loại.
Từ bỏ là cách diễn tả một tình yêu. Khi yêu người ta vui lòng từ bỏ tất cả, để hiến thân hoàn toàn cho người mình yêu. Khi nào tình yêu Chúa được cảm thấu và thấm đậm trái tim ta, thì sự từ bỏ không còn là vấn đề, mà là sự thúc bách để sống cho Đức Kitô và thuộc trọn về Ngài, là Đấng đã yêu tôi và thí mạng vì tôi.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Để có thể thành người môn đệ Chúa,
Ngài mời gọi con sống đời từ bỏ,
sẵn sàng bỏ hết những gì con có,
để bước đi vác thập giá theo Ngài.
Đời sống con vẫn có thêm mỗi ngày.
hôm nay chưa dính bén, mai lại có,
điều bỏ từ lâu, nay lại dính bén,
nên con cứ phải tập dần cho quen.
Từ bỏ là cách diễn tả tình yêu,
khi yêu con mới sẵn sàng từ bỏ,
từ bỏ những cái xấu không nói gì,
còn bỏ cái tốt, chọn điều tốt hơn.
Từ bỏ gây lo sợ và luyến tiếc,
nhưng xem ra cũng giống như phiến đá,
nhiều thô nhám và xấu xí nhăn nheo,
thành tác phẩm khi để thợ đục đẽo,
Từ bỏ như điều kiện để giải thoát,
khỏi những gì kiềm buộc và tù hãm,
tránh cho con khỏi mọi thứ tham lam,
để tâm con nhẹ nhàng và thanh thản,
không âu sầu vì nặng gánh lo toan,
dần vươn lên khỏi bụi cát phàm trần.
Từ bỏ vẫn luôn là một điều khó,
vì con thích dung dưỡng và dễ dãi,
để được sống an nhàn và thoải mái,
như bao người đang sống ở xung quanh,
nhưng con thấy bất an và bất xứng,
với sứ mạng làm nhân chứng cho Ngài.
Xin cho con dám sống đời từ bỏ,
từ bỏ hoài từ bỏ mãi không ngơi,
một cuộc đời luôn thanh thoát mọi nơi,
cho đến khi gặp được Chúa muôn đời,
nơi vinh phúc sáng ngời con mong đợi.
là nên một với Chúa trên quê Trời. Amen
Lm. Thái Nguyên
Bài cùng chuyên mục:

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 2 MV năm B (06/12/2023 10:13:05 - Xem: 7)
Việc sám hối bao gồm sự hoán cải. Vì “Sám” là ăn năn lỗi trước, và “Hối” là chừa bỏ lỗi sau. Chỉ có “sám” mà không có “hối” thì tội vẫn còn nguyên.

Đôi nét về Mùa Vọng (05/12/2023 13:23:54 - Xem: 97)
Đây cũng là mùa hy vọng, chờ đợi, và hướng tới cuộc quang lâm lần thứ hai của Đức Kitô. Sau đây là đôi nét về Mùa Vọng như một cách giúp chúng ta chuẩn bị bước vào Mùa Vọng.

Suy Tư Tin Mừng: Xin Ngài mau trở lại (02/12/2023 08:01:07 - Xem: 227)
Mùa Vọng là thời gian sống tâm tình kêu cầu. Bạn kêu cầu tình thương, kêu cầu để Chúa ghe mắt.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B (29/11/2023 16:44:23 - Xem: 468)
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B (29/11/2023 16:42:09 - Xem: 459)
Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ của đời sống ta.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 34 TN năm A (21/11/2023 07:28:34 - Xem: 468)
Mọi người chúng ta sẽ không bị xét xử về điều gì khác ngoài tình yêu, nghĩa là những gì đã làm hay không làm cho anh chị em mình.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 34 TN năm A (20/11/2023 14:29:02 - Xem: 508)
vương quốc của Chúa Kitô vẫn tồn tại mãi mãi. Và vì thế, chúng ta, với tư cách là những Kitô hữu thuộc về Ngài, không sợ chết, vì nó đã hoàn toàn bị đánh bại.

Suy Tư Tin Mừng CN: Tài năng là món quà của Chúa (15/11/2023 05:29:13 - Xem: 291)
Bạn cứ dùng hết tài năng của mình, với hết sức lực của mình, lúc đó Thiên Chúa cũng sẽ giúp bạn đạt được thành công.

Suy nghĩ và cầu nguyện lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam (13/11/2023 05:49:05 - Xem: 626)
Chết vì đạo chính là chết vì tình yêu, vì sự thật, vì sự thiện, nên phải có một sức mạnh của ơn thánh Chúa chứ không do sức riêng của con người.

Thà khờ dại ở thế gian, nhưng khôn ngoan vì nước trời (10/11/2023 07:18:14 - Xem: 544)
Chúng ta cũng nên tự hỏi: mình có luôn mang theo ‘dầu’ để thắp sáng ngọn đèn đức tin? Chúng ta có sẵn sàng hy sinh như sáp nến phải tan chảy để ngọn nến đức tin luôn được cháy sáng?
-
Thứ Năm 07/12/202 – Thứ Năm đầu tháng, tuần 1 mùa vọng. – Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. – Người khôn ngoan thực sự.
Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
-
Thứ Tư tuần 1 mùa vọng.
-
Thứ Ba tuần 1 mùa vọng.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 2 MV năm B
Việc sám hối bao gồm sự hoán cải. Vì “Sám” là ăn năn lỗi trước, và “Hối” là chừa bỏ lỗi sau. Chỉ có “sám” mà không có “hối” thì tội vẫn...
-
Đôi nét về Mùa Vọng
Đây cũng là mùa hy vọng, chờ đợi, và hướng tới cuộc quang lâm lần thứ hai của Đức Kitô. Sau đây là đôi nét về Mùa Vọng như một cách giúp...
-
Thái độ nào cho việc đón chờ Chúa?
Vài đề nghị cần thực hiện ngay để sống mùa Vọng, nhờ đó, ta có thể lưu lại trong Chúa, Đấng hằng ngự đến trong cõi lòng ta và nơi mọi người.
-
Linh mục, người của lòng thương xót
Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết...
-
Suy Tư Tin Mừng: Xin Ngài mau trở lại
Mùa Vọng là thời gian sống tâm tình kêu cầu. Bạn kêu cầu tình thương, kêu cầu để Chúa ghe mắt.
-
Khiêm nhường và Từ bi
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B
Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 108 - Của cho không bằng cách cho
Chúa nói: “Ai xin thì hãy cho”. Vậy nếu ta biết họ xin vì lười biếng thì ta có nên cho không? Nhất là những người giả bộ ăn xin!
-
Linh mục triều và dòng có gì khác?
Bài này được viết cho giới trẻ. Lý do là nhiều bạn trẻ thường hỏi về sự khác nhau giữa linh mục triều và linh mục dòng.
-
Tình yêu và lòng hiếu thảo
Mỗi khi đi ra đường, bạn để lại điều gì? Hy vọng không phải là rác rưởi nhé!
-
Chiếc ổ khóa và chìa khóa
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...