Suy tư - Cảm nghiệm

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 28 TN năm A

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,054
  • Ngày đăng: 09/10/2023 08:46:02

TÌNH YÊU BỊ TỪ CHỐI

Chúa Nhật 28 Thường Niên năm A : Mt 22, 1-14

 

 

Suy niệm

Một ông vua mở tiệc cưới cho con mình và sai các đầy tớ đi mời các quan khách đến dự tiệc. Các đầy tớ đến mời lần thứ nhất, họ không đến. Chủ lại cho nhóm đầy tớ khác đến mời lần thứ hai, nhưng họ không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đây tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết. Ta có thể gọi tên của dụ ngôn này là “Tình yêu bị từ chối”: Thiên Chúa bị từ chối khi mời gọi con người đến tham dự niềm vui Nước Trời.

 

Chúng ta dễ có một hình ảnh về Thiên Chúa thật nghiêm khắc, cấm đoán, hay trừng phạt. Ở đây ta bắt gặp một Thiên Chúa tha thiết muốn chia sẻ niềm vui và hạnh phúc cho con người. Ngài cần con người đáp lại lời mời đó để tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn. Qua dụ ngôn ta có cảm thấy được nỗi chờ mong của Thiên Chúa khi khách được mời không đến? Ta có cảm được nỗi đau của Thiên Chúa khi con người hờ hững trước bữa tiệc mà Ngài đã đặt vào đó cả tấm lòng?

 

Dân Do Thái được Thiên Chúa chính thức mời dự tiệc, nhưng họ đã khước từ và giết cả các ngôn sứ được sai đến. Họ không cảm thấy được vinh hạnh mà còn khinh thường và xúc phạm nặng nề, một sự phụ bạc trắng trợn trước tình yêu mà Thiên Chúa dành cho họ. Cũng giống như người Do Thái, chúng ta dễ đưa ra nhiều lý do để thoái thác không muốn đến với Chúa, không muốn đáp lại lời mời gọi tình yêu của Chúa. Các lý do từ chối có thể gom lại 2 loại là lo làm ăn và lo hưởng thụ. Vì mê làm ăn nên ta không còn quan tâm gì đến lời mời gọi của Chúa, vì quá lo hưởng thụ đời này nên ta chẳng còn ham chuộng hạnh phúc đời sau.

 

Con người thời nào cũng thế, dễ chạy theo lối sống thực dụng, đánh mất tính cách cao quí và khả năng vươn cao tỏa sáng của đời mình. Những lợi lộc trước mắt khiến người ta mờ mắt, không còn thấy được những điều cao trọng Chúa dành cho mình. Thế là bữa tiệc linh thánh vốn dành cho khách quý là những người được tuyển chọn, nay trở thành bữa tiệc dành cho tất cả mọi người không trừ ai, bất luận người tốt hay kẻ xấu, trong đó có chúng ta hôm nay, được mời gọi và gia nhập Hội Thánh Chúa qua Bí tích Rửa tội. Ðược làm con cái Chúa, được sống trong Hội Thánh là một ân huệ trên hết mọi ân huệ, nên trước hết ta phải tận dụng mọi cơ hội để sống thuộc về Chúa.

 

Tuy nhiên, trên đời sống đạo thực tế, chúng ta cũng dễ thoái thác trước lời mời của Chúa, không muốn đáp lại tình yêu của Ngài, mà chỉ lo được những điều mình muốn được; chỉ lo sống những điều mình muốn sống, mà không biết rằng mình đang chạy theo những cái bóng, chứ không phải thực tại của một khát vọng thâm sâu. Bên ngoài ta thờ phượng Chúa nhưng bên trong vẫn mơ mộng hão huyền. Ta có nhiều thứ ưu tiên nên việc đến gặp Chúa bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Lý do cũng vẫn là danh, lợi, thú. Chúng ta dễ sống với những cái trước mắt và mau qua, mà quên mất tương lai sẽ đến. Nhưng Chúa vẫn kiên trì và tiếp tục gọi mời, để một lúc nào đó ta chợt nhận ra lẽ sống đích thật của đời mình.

 

Dù Chúa vẫn sẵn lòng chờ đợi ta, nhưng hãy nhớ, thời gian không chờ đợi ai, kẻo một phút sa chân là ngàn đời ân hận. Thật ra, Chúa không trách ta lo làm ăn và phát triển cuộc sống, nhưng lo đời này đến nỗi quên bẵng đời sau; lo những cái phụ thuộc đến nỗi quên điều chính yếu; lo đủ thứ những cái bên ngoài mà quên mất lòng tin mến bên trong, khác nào như năm cô khờ dại đi đón chàng rể lo mang đèn mà không mang dầu, làm trễ mất chuyến xe định mệnh. Ta dễ quên: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 33).

 

Cuối cùng, có điều quan trọng ở cuối bài Phúc Âm mà ta cần hết sức cảnh giác về chính mình. Đó là “y phục lễ cưới”, nghĩa là phải đổi đời như điều kiện phải có để tham dự niềm vui Nước Trời. Có người đã đi vào sự hiệp thông trong Hội Thánh nhưng vẫn không được vào Nước Trời, vì họ đánh mất tấm áo trắng ngày Rửa tội, mất sự sống linh thiêng là Đức Kitô trong lòng mình. Bởi vậy thánh Phaolô căn dặn chúng ta: “Anh em hãy mặc lấy con người mới” (Ep 4,24); “Hãy mặc lấy Đức Kitô” (Gl 3,27), nghĩa là để cho Ngài làm chủ toàn thể cuộc đời mình

 

Hãy để Đức Kitô chiếm trọn lấy toàn thể đời sống ta, để ta luôn được sống và hành động trong Ngài. Siêng năng kết hợp mật thiết với Chúa trong cầu nguyện, trong thánh lễ, đem lại cho ta sức mạnh linh thiêng để đạt tới chính Chúa, là nguồn hạnh phúc hôm nay và mãi mãi.

 

Lời nguyện

Lạy Chúa!
Con nào hiểu được lòng Chúa mong,
muốn được cùng con sống hiệp thông,
muốn dành cho con điều cao trọng,
nhưng con chểnh mảng coi như không.

 

Chúa muốn yêu thương con cả tấm lòng,
muốn cho con niềm vui trọn cuộc sống,
nhưng xem ra con vẫn cứ viễn vông,
vì còn luôn ôm ấp nhiều giấc mộng.

 

Có ai hiểu được lòng Chúa rất đau,
khi yêu thương mà lại bị từ khước,
khi hiến trao mà lại bị chối từ,
nhưng lòng Chúa vẫn bao dung tha thứ.

 

Chúa đã mời gọi con dự tiệc thánh,
nhưng con thường lỡ hẹn và né tránh,
vì lòng con còn những nỗi phân tranh,
nên ước mơ của chúa đã không thành.

 

Con thấy mình là kẻ quá hững hờ,
tâm trí có nhiều lúc quá ngu ngơ,
để bao lần tim Chúa phải trông chờ,
mà đời con thì cứ mãi bơ vơ.

 

Xin cho con dừng lại những đam mê,
dám buông bỏ những xa hoa phù thế,
dám buông rơi những toan tính lê thê,
dám buông xuống những ham muốn nặng nề,
dám buông xả để trở về bên Chúa,
không màng danh lợi với hơn thua.

 

Xin cho con hân hoan dự tiệc thánh,
tiệc Ngài ban là sự sống muôn đời,
là điều con khao khát mãi không ngơi,
con quyết tâm đi vào đời sống mới,
để xứng với ân ban được gọi mời,
hưởng Nước Trời niềm hạnh phúc khôn vơi. Amen.

 

Lm. Thái Nguyên

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 6 PS năm B - 2024 (01/05/2024 20:55:01 - Xem: 139)

Chúa mời gọi chúng ta trở thành những môn đệ yêu thương nhau. Chính chúng ta là những người chữa lành và tiếp thêm sức mạnh cho người khác khi chúng ta học cách cho đi và yêu thương họ.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 6 Phục sinh năm B (30/04/2024 19:02:43 - Xem: 176)

Yêu thương là điều tự nhiên trong đời sống con người. Ai cũng muốn yêu và được yêu. Tuy nhiên, tình yêu không phải là thứ tình cảm cạn cợt và hời hợt như tình đời.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 467)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 439)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 256)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 447)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 298)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 634)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 716)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7