Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 Phục sinh B
- In trang này
- Lượt xem: 5,074
- Ngày đăng: 20/04/2021 23:21:14
Nhân Chứng Phục Sinh
Chúa Nhật 3 Phục Sinh năm B : Lc 24,35-48
Không đặt niềm tin vào Đức Kitô, Đấng đang sống với ta, trong ta, thì ta vẫn sống trong cô đơn, lạc loài, buồn thảm, và cuộc đời là sự trống rỗng mênh mông.
Suy niệm
Đang khi các môn đệ hội họp và nghe kể lại chuyện về Thầy Giêsu đã hiện ra trên đường Emmau, thì Thầy lại xuất hiện giữa các ông. Ngài trao ban bình an cho các ông, nhưng “các ông hoảng sợ tưởng là thấy ma”. Chúa lại cho các ông xem chân tay và sờ chạm đến Ngài. Thấy các ông còn ngờ vực, nên Ngài liền ăn uống trước mặt các ông. Cũng như trên đường Emmau, một lần nữa Chúa giải thích cho các môn đệ: cuộc khổ nạn của Ngài không phải là một thất bại, mà để những gì tiên báo về Ngài phải được ứng nghiệm, đó là “Ðấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại”.
Các tông đồ đã hoảng loạn trước cái chết của Thầy. Giờ đây việc Ngài phục sinh lại làm cho các ông“kinh hồn bạt vía”, vì họ vẫn nghĩ đó là điều không thể, cũng như trước đây các ông nghĩ việc Thầy tử nạn cũng là điều không thể. Nhưng mọi việc đều có thể và xảy ra như thế. Chúa Giêsu đã báo trước ba lần việc tử nạn và phục sinh, nhưng các ông vẫn không để ý tới, vì thấy Thầy đầy quyền năng nên đang háo hức trước một tương lai huy hoàng, một vương quốc mới mà họ nghĩ Chúa Giêsu sắp đứng lên thành lập. Chẳng lạ gì mà mẹ Giacôbê và Gioan mới xin cho hai con mình “một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.” (Mt 20, 21).
Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt. Có thể nói sau khi Đức Giêsu chết thì các tông đồ như cũng đã chết: tinh thần các ông hoàn toàn suy sụp, nhóm mười hai tan tác, còn lại vài người thì co cụm với nhau trong căn phòng đóng kín cửa, lòng họ đầy sợ hãi, nghi ngờ, mặc cảm tội lỗi, buồn phiền và thất vọng. Nhưng sau khi Đức Giêsu sống lại, Ngài đã làm cho họ sống lại: họ không còn sợ hãi, nghi ngờ; không còn mặc cảm tội lỗi, buồn phiền và thất vọng. Con người cũ của các ông đã thay đổi, các ông sống lại trong con người mới, sẵn sàng ra đi khắp nơi loan báo Tin Mừng phục sinh cho mọi người.
Việc Đức Kitô phục sinh không chỉ là một sự kiện lịch sử hay một biến cố đã qua, mà còn là một thực tại luôn sống động, nghĩa là Đức Kitô đang sống, đang hiện diện, đang hành động trong đời sống con người, qua mọi biển chuyển và trong mọi thời đại. Giáo hội chính là nhiệm thể của Đức Kitô đang lớn lên từng ngày giữa lòng thế giới. Chúa vẫn tiếp tục tỏ mình và mời gọi chúng ta hãy chứng kiến việc Chúa phục sinh bằng đức tin, bằng việc sống với Chúa hằng ngày qua Bí tích Thánh Thể, qua Lời Chúa, qua mọi biến cố trong đời… Mọi sự xảy ra trong đời ta đều mang bóng dáng và dấu vết của Chúa phục sinh, Đấng đang đồng hành, đang âm thầm tỏ mình, đang ngỏ lời, và không ngừng mở ra sự sống mới cho chúng ta trong mọi thời điểm, nhất là những lúc thất bại, đau thương, chán chường và thất vọng.
Không đặt niềm tin vào Đức Kitô, Đấng đang sống với ta, trong ta, thì ta vẫn sống trong cô đơn, lạc loài, buồn thảm, và cuộc đời là sự trống rỗng mênh mông. Có bao nhiêu thành công hay lợi lộc cũng chẳng có nghĩa lý gì, nếu cuộc sống con người còn nằm trong bóng tối, không lối thoát. Đau khổ và cả cái chết nữa không phải là điều đáng kinh hãi, mà là điều làm ta không dám dấn thân cho một niềm tin: niềm tin Giêsu, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta. Chính vì niềm tin đó mà chúng ta hân hoan tiếp nhận sứ mạng“phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân”, nghĩa là trở thành chứng nhân cho sự sống mới của Đức Kitô nơi chính mình. Điều đó thể hiện qua một cuộc sống đơn sơ, hồn nhiên, trong sáng, âm thầm lan tỏa yêu thương và bình an.
Ðức Giêsu phục sinh là chuyện khó tin, nhưng lại là điều mà người khác luôn có thể cảm nhận được từ một Kitô hữu biết sống quên mình để dấn thân xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Sau khi phục sinh, Chúa đã tỏ mình ra,
nhưng các tông đồ lại tưởng ma,
vì Chúa hiện ra quá bất ngờ,
khiến các ông càng hoang mang lo sợ.
Đúng là các tông đồ không thể ngờ,
vì đã xây dựng đời mình trên giấc mơ,
mơ sống trong danh vọng và quyền hành,
nên có lần các ông đã phân tranh,
xem ai ngồi ghế nhất trong thiên hạ,
được vinh quang mà không qua thập giá.
Nhưng rồi mơ ước đã tiêu tan,
biến cố tử nạn làm các ông hoảng loạn,
Chúa chết đi khiến các ông bàng hoàng,
Chúa xuất hiện, các ông càng choáng váng,
có ngờ đâu vui sướng lại dâng tràn,
niềm hân hoan thật quá đỗi ngỡ ngàng.
Để rồi từ đó Chúa trao ban sứ vụ,
là những người thực thụ giảng Tin Mừng,
đem mạng mình làm chứng cho trần gian,
về sự sống mới được ân ban cho thế giới.
Xin cho con đừng ngây ngô tiếc nuối,
bám víu vào những danh lợi đời này,
vì biết rằng mọi sự sẽ đổi thay,
để từ nay không lo sống cho mình nữa.
Xin cho con niềm phấn khởi giữa đời,
đem an bình của Chúa đến mọi nơi,
cho u buồn và sầu khổ lắng vơi,
để thế giới quanh con được tươi mới,
nhờ nhận ra tình yêu Chúa sáng ngời,
là ân phúc của cõi Trời vinh hiển. Amen.
Lm. Thái Nguyên
Bài cùng chuyên mục:
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024 (09/10/2024 07:14:25 - Xem: 66)
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024 (01/10/2024 07:16:40 - Xem: 566)
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời hợt, chưa đi sâu vào chính nội tâm mình, vì đang bị vây bủa bởi những bon chen và lợi lộc vật chất.
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024 (01/10/2024 07:12:50 - Xem: 443)
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế giới vô vọng, không có niềm vui và tội lỗi này thành một nơi vui tươi và hạnh phúc.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm B -2024 (28/09/2024 04:34:49 - Xem: 630)
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sử dụng một phép ẩn dụ tương tự mời gọi chúng ta chặt tay nếu nó khiến chúng ta phạm tội và ngăn cản chúng ta thừa hưởng Nước Trời.
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 26TN năm B - 2024 (28/09/2024 04:32:21 - Xem: 489)
Gương xấu làm cớ cho người khác sa ngã, và có khi là nguyên do gây ra một phản ứng quá đà mang tính xã hội, trong đó có trách nhiệm của chúng ta.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm B -2024 (19/09/2024 14:59:24 - Xem: 608)
Hình mẫu về sự cao cả trong Nước Chúa, được Chúa Giêsu trình bày trong Tin Mừng hôm nay, là đứa trẻ yếu đuối, bất lực, và cần nhờ sự trợ giúp.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 25 TN năm B - 2024 (19/09/2024 14:54:29 - Xem: 701)
Thực tế, việc ham muốn đứng đầu vẫn là một cám dỗ không ngừng đối với đời lẫn đạo. Rất ít người mong đứng đầu để phục vụ, mà để hưởng thụ và sống trên người khác.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024 (11/09/2024 15:01:17 - Xem: 522)
Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 24 TN năm B - 2024 (11/09/2024 14:58:12 - Xem: 494)
Phêrô trả lời hoàn toàn đúng, nhưng hình ảnh của ông về Đức Kitô vẫn không khác với quan niệm của đám đông: là một Đức Kitô oai phong lẫm liệt, chỉ chiến thắng chứ không hề chiến bại.
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm B - 2024 (04/09/2024 05:19:29 - Xem: 748)
Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Hội chứng “Burn Out” – Người tông đồ nên làm gì ?
Burn out là hội chứng thường được nhắc tới trong đời sống xã hội hiện đại với dòng chảy quá nhanh và hối hả, với quá nhiều giao động cùng...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế...
-
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...