Suy tư - Cảm nghiệm

Suy tư Tin mừng CN 16 TN: Cầu nguyện trong hoạt động

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,658
  • Ngày đăng: 16/07/2022 16:35:58

CẦU NGUYỆN TRONG HOẠT ĐỘNG

 

Bài Tin mừng hôm nay chắc chắn Chúa Giêsu không trách chị Mác-ta đâu. Khi Chúa nói: „chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi”...

 

 

Kính thưa cộng đoàn,

Tôi xin kể hai câu chuyện. Có người nói với con rằng: „Tại sao con cầu nguyện mãi mà Chúa không nhận lời. Con muốn giàu có, hạnh phúc và bình an. Con cũng chịu khó lắng nghe Lời Chúa, hằng ngày đi nhà thờ, dành rất nhiều giờ để đọc kinh.” Tôi nghĩ bụng: „Vậy lấy đâu ra giờ bạn làm ăn nữa mà đòi giàu có. Chắc chắn Chúa không giúp người nào lười biếng, dù cầu nguyện có tha thiết, Chúa vẫn không cho giàu có đâu.” Câu chuyện thứ hai. Tôi gặp rất nhiều người lo làm ăn kinh tế, bận rộn tối ngày đến nỗi không có giờ để đi lễ ngày Chúa Nhật. Dĩ nhiên là họ cũng chẳng thích nghe lời Chúa. Tôi cảm thấy nhiều người tuy tiền không thiếu, nhưng họ thiếu hạnh phúc, tâm hồn họ hiếm khi có được giờ phút bình an.

 

Hai câu chuyện trên tôi tin rằng cộng đoàn cũng đã gặp, thậm chí trong mỗi người chúng ta cũng có hai thái độ ấy. Một mặt chúng ta muốn gặp Chúa đến nỗi không còn nhiều giờ làm việc; mặt khác nhiều người làm việc đến nỗi quên mất Chúa. Vậy làm sao để được cả hai?

 

Bài Tin mừng hôm nay chắc chắn Chúa Giêsu không trách chị Mác-ta đâu. Khi Chúa nói: „chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi”, chúng ta có thể đọc một bản dịch khác: „chỉ cần một ít thức ăn thôi.” Dẫu sao chúng ta vẫn thích cách dịch „chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi”, nghĩa là lời của Đức Giêsu được đặt trên mọi lo toan của trần thế. Hoặc có lần các môn đệ thời Giáo Hội sơ khai quả quyết rằng: “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải.” (Cv 6,2). Ở đây, chúng ta hiểu rằng lắng nghe để rồi dấn thân.

 

Tôi xin bênh vực chị Mác-ta một chút. Vai trò của chị ấy quan trọng lắm, bởi nếu không ai nấu nướng, chuẩn bị bữa ăn, chắc chắn Đức Giêsu và nhóm môn đệ cũng đói lả. Có thực mới vực được đạo luôn đúng, đúng cho cả trường hợp của Đức Giêsu. Bởi thế mỗi khi về Giêrusalem, nhóm Đức Giêsu thường đến thăm chị em nhà Mác-ta. Phần vì để ăn ké, nhưng quan trọng hơn, phần để thăm hỏi họ. Tương quan giữa Đức Giêsu và gia đình này rất tốt. Nếu có mặt trong gia đình họ lúc này, chúng ta có thể thấy hai điều quan trọng trong câu chuyện Tin Mừng này.

 

Có hai thái độ rất rõ mà ai cũng nhận ra: Mác-ta trong thái độ của người phục vụ; Maria trong thái độ của người lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện. Nói cách khác, cả hai thái độ này đều rất quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta. Con tin rằng Thiên Chúa sẽ lắng nghe những ai cầu xin Ngài, nhưng với đôi tay biết làm việc. Họ dấn thân lao động, phục vụ tha nhân bởi chính Thiên Chúa mời gọi họ. Càng dấn thân phục vụ, họ lại càng thấy Thiên Chúa gần gũi và càng cầu nguyện, họ càng được thôi thúc dấn thân. Ai nói mình phục vụ hết mình mà không cầu nguyện là người ấy nói dối. Ai nói mình thích cầu nguyện mà không phục vụ, là người ấy nói xạo.

 

Có một cách để giúp chúng ta đạt được hai điều này trong cùng một lúc, đó là chiêm niệm trong hoạt động. Tôi không biết quý cộng đoàn có nghe đến cụm từ này chưa? Để dễ hiểu, chúng ta thấy ngay trong khi làm việc, lao động chúng ta cũng có thể cầu nguyện và tôn vinh Thiên Chúa. Một người mẹ chăm sóc cho gia đình, cho con nhỏ, bận rộn với nhiều công việc để làm sao cho gia đình được êm ấm. Người mẹ dâng những công việc phục vụ này lên cho Chúa. Thi thoảng trong ngày có chút giờ rảnh để thì thầm với Chúa. Hoặc có lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắn với những người trẻ rằng: „Các con nên ý thức rằng có một vẻ đẹp nơi những người lao động trở về nhà bẩn thỉu và lếch thếch, nhưng với niềm vui vì đã kiếm được cơm bánh cho con cái. Có một vẻ đẹp phi thường trong sự hiệp thông của gia đình quây quần quanh bàn ăn và trong cơm bánh được chia sẻ cách quảng đại, ngay cả khi bữa ăn rất đạm bạc. Có một vẻ đẹp trong người vợ với đầu tóc bù xù và có phần già đi, nhưng vẫn tiếp tục chăm sóc cho người chồng ốm đau, bất chấp sức mạnh và sức khỏe của chính mình.” Tới đây, chúng ta có thể hiểu tình yêu phục vụ luôn là lời cầu nguyện rất đẹp dâng về Thiên Chúa.

 

Để kết thúc, ước gì trong mỗi gia đình chúng ta có được cả hai thái độ phục vụ và cầu nguyện. Làm việc trong tín thác và cầu nguyện. Để dễ nhớ bài Tin Mừng này, còn đưa vài hình ảnh: Chúa mời gọi một tay chúng ta cầu nguyện, một tay chúng ta làm việc, một chân chúng ta bước đi trong nguyện cầu, chân kia bước đi trong lao động, hoặc một mắt chúng ta hướng về Thiên Chúa, mắt kia chúng ta hướng đến phục vụ. Càng thực tập, chúng ta càng hy vọng hội nhất được hai thái độ này trong đôi bàn tay, đôi chân, đôi mắt. Ví dụ vui vui như thế, để chúng ta thấy Thiên Chúa mời gọi mỗi người cần bắt chước tinh thần phục vụ của Mác-ta, và thích cầu nguyện giống như Maria. Được như thế, tôi tin rằng chúng ta vừa được giàu có, vừa được hạnh phúc bình an.

 

Lạy Chúa, xin giúp chúng con hiểu được những lời này[1]:

Hoa trái của Thinh Lặng là CẦU NGUYỆN

Hoa trái của Cầu Nguyện là ĐỨC TIN.

Hoa trái của Đức Tin là TÌNH YÊU.

Hoa trái của Tình Yêu là PHỤC VỤ.

Hoa trái của Phục Vụ là BÌNH AN.

Amen.

Giuse  Phạm Đình Ngọc, SJ.

[1] Phương Châm Của Mẹ Têrêsa thành Canculta

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 6 PS năm B - 2024 (01/05/2024 20:55:01 - Xem: 78)

Chúa mời gọi chúng ta trở thành những môn đệ yêu thương nhau. Chính chúng ta là những người chữa lành và tiếp thêm sức mạnh cho người khác khi chúng ta học cách cho đi và yêu thương họ.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 6 Phục sinh năm B (30/04/2024 19:02:43 - Xem: 122)

Yêu thương là điều tự nhiên trong đời sống con người. Ai cũng muốn yêu và được yêu. Tuy nhiên, tình yêu không phải là thứ tình cảm cạn cợt và hời hợt như tình đời.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 455)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 428)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 249)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 445)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 297)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 629)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 712)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7