Suy tư - Cảm nghiệm

Suy tư Tin mừng CN: Hiệu bánh Giêsu

  • In trang này
  • Lượt xem: 539
  • Ngày đăng: 10/06/2023 07:31:00

HIỆU BÁNH GIESU

 

Khi chúng ta ăn tấm bánh Giê-su vào trong cuộc đời mình, thì chúng ta không chỉ được nuôi dưỡng về mặt thiêng liêng, mà còn làm cho chúng ta nên một với Ngài. 

 

 

Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa hôm nay (Ga 6,51-58) , mỗi người Kitô hữu được mời gọi hãy tin tưởng vào Đức Giê-su là tấm bánh ban sự sống đời đời. Chính nơi “hiệu bánh Giê-su”, chúng ta được mời gọi thông phần vào việc được bẻ ra và hiến trao cuộc đời cho anh chị em mình.

 

Hiệu Bánh xưa và nay

Trong bài đọc 1 sách Đệ Nhị Luật, Chính Thiên Chúa đã dẫn dân Ngài ra khỏi đất Ai cập, khỏi cảnh nô lệ tôi đòi. Người đã đồng hành cùng dân riêng Người trong sa mạc khô cằn nắng cháy, cùng những hiểm nguy bao vây bởi rắn độc và bò cạp. Người đã cho mạch nước vọt ra từ tảng đá cứng rắn mà xua tan đi cơn khát của dân chúng. Và hơn thế nữa, tại nơi hoang địa này, Thiên Chúa đã dựng nên “hiệu bánh manna”, nhằm để nuôi dân Người. Và thế là mỗi sáng khi sương mù tan ra, thì mặt đất lại được phủ đầy bởi những tấm bánh nhỏ bé như sương muối. Dân thu lượm về làm lương thực hằng ngày, và chỉ có hạn sử dụng một ngày thôi, rồi chúng sẽ hư thối đi.

 

Trái ngược với hiệu bánh manna ngày xa xưa ấy, Thiên Chúa đã xây dựng một hiệu bánh khác có tên gọi “hiệu bánh Giê-su”. Chính tại nơi đây và cho đến muôn đời, Thiên Chúa sẽ luôn tiếp tục dẫn dắt và dưỡng nuôi dân Người. Thêm một điểm nổi bật nơi “Hiệu bánh Giê-su”, là tiệm luôn mở 24h/24h để phục vụ mọi người, bất kể nắng mưa, đêm cũng như ngày. Thánh Lễ và bữa tiệc Thánh Thể luôn diễn ra từng giờ từng phút trên trái đất này.

 

Tấm bánh Giê-su

Nơi “hiệu bánh Giê-su” chỉ có một tấm bánh duy nhất, đó là “tấm bánh Giê-su”. Tấm bánh này có “xuất xứ, thành phần, và công dụng” rõ ràng như Thánh Gioan đã viết: “ là bánh hằng sống từ trời xuốngai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”. Ngài đã không đến trần gian này với một món quà cầm trên tay, nhưng đến bằng việc hiến trao chính mình là quà tặng quý giá. Tin Mừng hôm nay còn nói thêm: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy”. Điều này muốn nhấn mạnh rằng, khi chúng ta ăn tấm bánh Giê-su vào trong cuộc đời mình, thì chúng ta không chỉ được nuôi dưỡng về mặt thiêng liêng, mà còn làm cho chúng ta nên một với Ngài. Nên một trong cách thức hiện hữu và hành động: như tấm bánh được bẻ ra và trao ban!

 

Hành động “bẻ ra” nơi tấm bánh Giê-su  khiến chúng ta liên tưởng đến điều gì?

 

Thứ nhất, cuộc sống chúng ta là một quà tặng. Như Chúa Giê-su đã trao ban chính mình cho dân Ngài như món quà thánh thiên từ trời. Món quà quý giá dành cho tất cả mọi người.

 

Thứ hai, Chúa sống trong chúng ta. Ngài vẫn đang thấm, đang lan tỏa vào da thịt, vào đức tin, và lòng mến của chúng ta mỗi khi chúng ta “ăn thịt và uống máu” Ngài qua Bí Tích Thánh Thể, tấm bánh được bẻ ra đó.  Hay nói cách khác, chúng ta đang tràn ngập Chúa trong cuộc đời mình khi để Ngài đi vào bằng nhiều cách thức khác nhau: bằng Lời Chúa, bằng tiếng rên siết của anh chị em đồng loại, bằng những điều tốt đẹp chúng ta xây dựng cho cuộc đời này…Ý thức như vậy có làm cho chúng ta biến đổi bằng cách thay đổi thái độ sống cũng như cách thức hiện diện của chúng ta với mọi người chung quanh?

 

Và một điều nữa, chúng ta được mời gọi trở thành một phần của tấm bánh. Mục đích của việc bẻ bánh là để trao ban, nhưng điều quan trọng hơn nữa là để nhắc nhở chúng ta rằng: chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng một tấm bánh duy nhất, là Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Hai Thiên Chúa. Ngay cả khi được bẻ ra cũng vậy, chúng ta được bẻ rađược sai đi làm những công việc khác nhau, nhưng tất cả đều bắt nguồn từ một lời mời gọi: hãy đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân”.  Chúng ta lại càng gắn kết lại với nhau hơn nữa trong sự hiệp thông sâu xa vào mối dây “ruột thịt” là chính Mình Máu Thánh Chúa, vì chúng ta là một phần trong tấm bánh Giê-su! Vậy thử hỏi chúng ta có dám  trở nên nhỏ bé, thậm chí vụn vằn như một phần của tấm bánh, hầu phục vụ cho lợi ích của giáo hội, xã hội, cộng đoàn, và gia đình mình không? Hay chúng ta sợ phải thiệt thân, thiệt thòi, không là gì khi sống cho tha nhân?

 

 Cầu nguyện

Lạy Chúa, Chúa là nguồn sống của chúng con

Nơi Chúa, chúng con lãnh nhận sức sống dồi dào và sự sống đời đời

Xin cho chúng con luôn ý thức mình  được tình yêu Chúa dẫn dắt và Thịt Máu Châu Báu Ngài nuôi dưỡng, để chúng con không phải tìm kiếm một bàn tay nào khác mà nắm lấy, hay sự đảm bảo nào cho cuộc sống đời tạm này.

Xin ban cho chúng con lòng can đảm để có thể yêu tha nhân mà không tính toán thiệt hơn, vì chúng con đã được Chúa là phần thưởng đời đời.

Và xin Chúa luôn kết hiệp chúng con nên một, đang khi chúng con cùng chia sẻ từ một nguồn sống duy nhất, là Mình và Máu Thánh Chúa. Amen.

Quỳnh Thoại, CĐM

Bài cùng chuyên mục:

Suy tư Tin Mừng – Thi hành ý muốn (29/09/2023 17:46:03 - Xem: 247)

Sự vâng phục mà Chúa mời gọi đó là sự hoán cải của con tim và sự thay đổi hành vi sống đạo.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm A (28/09/2023 17:30:44 - Xem: 326)

Chúng ta phải chấp nhận sự huấn luyện của Chúa và vâng phục Ngài trong lời nói và hành động như dụ ngôn ngắn trong Tin Mừng hôm nay trình bày.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A (23/09/2023 05:25:28 - Xem: 432)

Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).

Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa (22/09/2023 07:44:58 - Xem: 447)

Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa hơn.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A (21/09/2023 08:04:21 - Xem: 520)

Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.

Suy Tư CN: Thiên Chúa luôn thứ tha (15/09/2023 10:46:07 - Xem: 393)

Lạy Chúa Giêsu, Hành vi tha thứ chưa bao giờ dễ dàng đối với con: Khi bị tổn thương, con muốn phòng vệ phản kháng, Khi phật lòng, con thấy bực dọc phân bua...

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm A (12/09/2023 14:50:49 - Xem: 482)

Chúng ta cũng là những tội nhân giống như họ. Chúng ta mắc nợ rất nhiều. Nhưng mỗi người chúng ta đã được tha thứ.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 24 TN năm A (11/09/2023 16:29:32 - Xem: 447)

Tha thứ thật sự không dễ chút nào. Có thể tha thứ rồi mà lòng vẫn quặn đau mỗi khi nghĩ đến sự tổn thương mình phải chịu do sự xúc phạm hay phản bội của người kia.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm A (07/09/2023 05:44:00 - Xem: 386)

Bạn đối xử thế nào với những người đã gây ra vấn đề cho bạn? Chúa Giêsu đã có câu trả lời trong bài Tin Mừng hôm nay: bằng lời nói thẳng thắn, tế nhị, nhưng trên hết là bằng cầu nguyện.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm A (05/09/2023 09:34:19 - Xem: 493)

Khuynh hướng tự mãn khiến ta dễ thấy lỗi của người khác hơn là lỗi của mình. Vì vậy, để tránh đi sâu vào lầm lạc, ta cần nhờ người khác chỉ ra lầm lỗi của mình.

  • Bài viết mới
    Câu chuyện chiều thứ 7