Suy tư - Cảm nghiệm

Suy Tư Tin Mừng: Tiệc cưới Nước Trời ở trần gian

  • In trang này
  • Lượt xem: 739
  • Ngày đăng: 12/10/2023 14:45:41

TIỆC CƯỚI NƯỚC TRỜI Ở TRẦN GIAN

 

Chúa Cha tiếp tục mời cả người tốt lẫn người xấu vào dự tiệc cưới. Đó là ước mơ của Thiên Chúa muốn cứu độ tất cả chúng ta.

 

Nước Trời không xa xôi như lắm người tưởng, không khó vào như nhiều người nghĩ. Giáo hội thường nhắc chúng ta hướng về Quê trời ngay ở thực tại trần gian. Mỗi ngày là một bước tiến gần đến tiệc cưới nước trời. Nơi đó có Thiên Chúa, các thánh và vô số thiên thần. Nếu hiểu như thế, vậy ở đâu có Thiên Chúa, ở đó là Nước Trời. Hoặc nói như François Fénelon: “Muốn tất cả những gì Chúa muốn, và muốn như thế luôn luôn trong mọi hoàn cảnh và không ngập ngừng, đó là Nước Trời đang ở trong ta vậy.” Đây là niềm vui cho mỗi người chúng ta.

 

Tin mừng Chúa nhật 28 hôm nay (Mt 22,1-14) kể cho chúng ta một tin vui liên quan đến tiệc cưới. Mỗi nền văn hóa có cách tổ chức tiệc tùng khác nhau. Nhưng chúng ta cùng chung một mẫu số, đó là niềm vui. Tiệc là cách diễn tả niềm vui, của những cuộc gặp gỡ và chuyện trò. Ở đây, chúng ta thử tìm hiểu vài ý nghĩa thần học đằng sau câu chuyện Tiệc cưới Nước Trời hôm nay:

 

1/ Ông Vua chính là Thiên Chúa Cha

Đây là một đám cưới hoàng gia. Chủ hôn chính là Thiên Chúa Cha. Ngài sẵn lòng mời hết thảy mọi người vào dự đám cưới của con mình là Đức Giêsu Kitô. Chàng rể này sẽ kết hôn cùng tân nương là Giáo hội. Chúa Giêsu Kitô yêu Hội Thánh như chàng rể yêu cô dâu. Trong Tin mừng, chính Đức Giêsu tự nhận mình là chàng rể (Lc 5,33-39). Ngài muốn kết hôn với con người. Hôn ước nghĩa là một mối dây thủy chung và ở trong tình yêu. Vì biến cố quan trọng này mà Chúa Cha đã chuẩn bị Tiệc Cưới trong cả một thời gian Cựu Ước. Hôm nay đã sẵn sàng. Chúa Cha sai đầy tớ là những ngôn sứ, những người có trách nhiệm để mời mọi người vào dự tiệc. Tiếc là họ không chịu đến. Kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn. Nói chung họ không thấy hứng thú về tiệc cưới. Trong khi đó, họ đang chết đói; những thức ăn thiêng liêng có thể nuôi sống linh hồn họ, cứ vẫn đang chờ họ.

Chúa Cha tiếp tục mời cả người tốt lẫn người xấu vào dự tiệc cưới. Đó là ước mơ của Thiên Chúa muốn cứu độ tất cả chúng ta. Chúng ta cần hoán cải, cần thay bộ áo cũ kỹ tội lỗi bằng chiếc áo trắng sạch tội để xứng đáng ngồi vào chỗ Chúa Cha đã dọn sẵn cho.

 

2/ Ngày phán xét

Xin đừng trách Chúa Cha khi Ngài đuổi những ai không mặc y phục ra khỏi tiệc cưới! Đó là bối cảnh ngày phán xét cánh chung. Trước đó là bối cảnh Giáo hội lữ hành, mỗi người đều có cơ hội yêu mến Thiên Chúa. Tự do lựa chọn và hoàn toàn có quyền dự tiệc hoặc từ chối. Khi vào trong Giáo hội, không đương nhiên chúng ta thành thánh, không tự nhiên khoác trên mình chiếc áo dự tiệc (Mt 7, 21). Chúng ta cần cộng tác với Thiên Chúa, hoán cải và thay đổi bản thân để nên giống Chúa. Hoặc nói như ngôn ngữ của thánh Gioan trong sách Khải huyền: “áo cưới là những việc công chính của các tín hữu khi còn sống trên trần gian” (x. Kh 19,7-8). Lúc đó chúng ta sẽ có một tâm hồn mới, một cái nhìn mới và một tâm trạng mới để được ngồi cùng bàn tiệc với nhau và với chàng rể là Đức Giêsu Kitô (Mt 9,14).

 

Trong ngày phán xét, Thiên Chúa Cha như trong dụ ngôn này, đã dùng hãy động mà đuổi những ai không xứng đáng dự tiệc. Nhà vua liền bảo những người phục dịch: “Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài.” Theo lối giải thích của thần học gia Tin Lành Spurgeon: “Hình phạt trói hắn lại, nghĩa là từ đó anh ta không bao giờ được tự do nữa. Anh ta đã quá tự do với những điều thiêng liêng đến nỗi đã phũ phàng xúc phạm, từ chối lời mời của nhà vua.”[1]

 

Chúng ta không biết chính xác ngày phán xét như thế nào. Ở đây Chúa Giêsu tiết lộ một chi tiết cho thấy không ai muốn vào nơi Hỏa ngục, vì ở đó là chỗ tối tăm, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng, đó là bên ngoài của buổi tiệc cưới. Trước khi đến ngày đó, nói như lời Đức Bênêđictô XVI: “Con người có được chỗ trong Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô bây giờ ở với Chúa Cha, từ đó một ngày kia Người đến phán xét kẻ sống và kẻ chết. Chúa Giêsu về trời có nghĩa là Chúa Giêsu không còn là hữu hình ở dưới đất, nhưng lại vẫn luôn có mặt dưới đất.” (Youcat 109).

 

3/ Chúng ta có nhiều cơ hội dự tiệc

Là các tín hữu, chúng ta may mắn vì được Thiên Chúa mời gọi một cách mạnh mẽ hơn. Chúa mong chúng ta tham dự cuộc vui này trong lòng Giáo hội. Đặc tính của Giáo hội là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Hội thánh mang hai chiều kích hữu hình (có cơ cấu) và vô hình (mầu nhiệm). Thêm nữa, Giáo hội là bí tích, là Hiền thê của Đức Giêsu Kitô. Hiểu theo nghĩa này, chúng ta có thể cảm nhận bữa tiệc Nước Trời vẫn đang được mở ra cho mỗi người. Trước là những ai đã trở nên con Chúa, được lãnh nhận các bí tích, họ đang dự tiệc Nước Trời. Sau là Giáo hội cũng có nhiệm vụ tiếp tục loan báo và làm chứng cho Thiên Chúa giữa trần gian. Ước gì càng ngày có nhiều người hạnh phúc tham dự tiệc cưới Nước Trời.

 

Hơn nữa, Giáo hội nhấn mạnh rằng mỗi khi cử hành bí Tích Thánh Thể để tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa, Hội Thánh được tham dự trước Tiệc Cưới Con Chiên. (GLHTCG 1329). Vì diễm phúc này, chúng ta không quên thiệp mời của Chúa; thay vào đó, mỗi ngày là một niềm vui tham dự vào màu nhiệm hiệp thông với Chàng Rể, với Thiên Chúa. Nói dễ hiểu hơn, khi gặp được Thiên Chúa, chúng ta nhận được niềm vui, bình an và hạnh phúc. Đó là ý nghĩa và hình ảnh đẹp của một tiệc cưới Nước Trời nơi trần gian.

 

Để kết thúc, tôi trích lời nhắn nhủ của Đức Giáo Hoàng với người trẻ: “Tất cả những điều này được bắt đầu từ nguồn sống của Bí tích Thánh Thể, trong đó bánh và rượu của chúng ta được biến đổi để ban cho ta sự sống đời đời. Những người trẻ được trao cho một nhiệm vụ to lớn và khó khăn. Với niềm tin vào Đấng Phục Sinh, các con sẽ có thể đối diện với nó bằng sự sáng tạo và hy vọng, luôn đặt mình vào vai trò phục vụ, như những người đầy tớ trong tiệc cưới.” (Đức Kitô Sống 173).

 

Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

[1] https://enduringword.com/bible-commentary/matthew-22/

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 6 PS năm B - 2024 (01/05/2024 20:55:01 - Xem: 161)

Chúa mời gọi chúng ta trở thành những môn đệ yêu thương nhau. Chính chúng ta là những người chữa lành và tiếp thêm sức mạnh cho người khác khi chúng ta học cách cho đi và yêu thương họ.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 6 Phục sinh năm B (30/04/2024 19:02:43 - Xem: 191)

Yêu thương là điều tự nhiên trong đời sống con người. Ai cũng muốn yêu và được yêu. Tuy nhiên, tình yêu không phải là thứ tình cảm cạn cợt và hời hợt như tình đời.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 471)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 440)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 256)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 447)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 299)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 634)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 716)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7