Phụng vụ

Tại sao từ Amen không được đọc sau Kinh Lạy Cha trong thánh lễ

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,459
  • Ngày đăng: 02/04/2022 14:31:52
Nếu lời nguyện kết thúc bằng từ “Amen” là đúng thì tại sao nó không xảy ra với Kinh Lạy Cha trong thánh lễ?
 
 
 

 

Từ "Amen", một trong những ngữ vựng được người kitô hữu dùng nhiều nhất, và thật sự khó để dịch cho sát ý của nó (đây là lý do tại sao nó được giữ nguyên ngữ bằng tiếng Do Thái), và luôn được sử dụng trong mối liên hệ với Thiên Chúa.

 

Khi đọc từ này, nghĩa là tuyên bố rằng những gì vừa nói được xem là chân thực, nhằm xác nhận một mệnh đề và kết hợp với nó hay với một lời nguyện.

 

Vì vậy, khi từ Amen được diễn ra nơi một nhóm trong bối cảnh phụng thờ thiêng liêng hoặc cử hành tôn giáo cũng có nghĩa là đồng ý với những gì đã nói.

 

Trong kinh nguyện

Từ "Amen" được dùng để kết thúc lời cầu nguyện, nhưng là lời cầu nguyện đặc biệt. Kinh Lạy Cha, khi được đọc trong Thánh Lễ không đi kèm với từ "Amen" ở cuối kinh. Tuy nhiên, ngoài Thánh lễ từ "Amen" được đọc bình thường.

 

Cần nhấn mạnh rằng Kinh Lạy Cha là kinh duy nhất của Giáo Hội được thêm vào trong phụng vụ Thánh lễ.

 

Vậy đâu là câu trả lời cho việc thiếu bóng dáng từ “Amen” trong Kinh Lạy Cha của Thánh lễ? Đơn giản: bạn không đọc “Amen” bởi vì lời cầu nguyện vẫn chưa kết thúc.

 

Sau khi đọc Kinh Lạy Cha ở đoạn cuối "xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ", thay vì thưa "Amen" thì vị linh mục tiếp tục cầu nguyện một mình. Phụng vụ cho rằng đó là "phần giải thích lời kinh vừa đọc", tức là lời cầu nguyện mà linh mục đọc một mình tập hợp và phát triển lời cầu nguyện trước đó.

 

Tung hô

Vị linh mục khai triển lời cầu xin cuối cùng của Kinh Lạy Cha ("xin cứu chúng con khỏi mọi dữ") rằng:

“Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an, nhờ lượng từ bi Chúa nâng đỡ chúng con luôn luôn thoát khỏi tội lỗi và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng hồng phúc ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con”.

 

Và mọi người đáp lại bằng một lời tung hô rất cổ xưa, có nguồn gốc từ những thế kỷ đầu của lịch sử Giáo hội:

“Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời”.

 

Bằng cách này, Kinh Lạy Cha hoàn toàn được thêm vào phụng vụ Thánh Thể, không phải như một phần bổ sung, nhưng như một phần cơ bản của phụng vụ Thánh Thể.

 

G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ

(gpquinhon.org / aleteia.org)

Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 2,213)

Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Thánh GIACÔBÊ và PHILIPPHÊ Tông Đồ (Thế kỷ thứ I) (02/05/2024 07:29:38 - Xem: 9,365)

Giáo hội tôn kính hai vị tông đồ này trong cùng một ngày, vì vào thế kỷ thứ V, xác các thánh được đưa về Rôma với nhau và đặt ở đền thờ các thánh tông đồ.

Thánh Giuse NGUYỄN VĂN LỰU, Trùm họ (1790 -1854) (01/05/2024 07:52:13 - Xem: 4,470)

Chào đời năm 1790 tại họ Cái Nhum, tỉnh Vĩnh Long. Ngay từ thời niên thiếu, cậu Giuse Nguyễn Văn Lựu đã được hấp thụ một nền giáo dục gia đình Công Giáo đạo đức.

Thánh Piô V, Giáo hoàng, (ngày 30/4) (29/04/2024 07:50:01 - Xem: 2,000)

Thánh Piô V sinh ngày 17 tháng 01 năm 1504 tại làng Bosco( xứ Piémont) Alêsan, thánh nhân có tên thật là Ghiliêri. Được sinh ra trong một gia đình không khá giả, chỉ đủ ăn,

Thánh Catarina Xiêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 29/4) (28/04/2024 07:47:10 - Xem: 2,263)

Thánh nữ Catarina chào đời năm 1347 trong một gia đạo đức và thế giá. Ngay từ lúc còn nhỏ, Catarina đã được hưởng một nền giáo dục hết sức nhân bản và đạo đức của gia đình:

Thánh Mác-cô, tác giả sách Tin Mừng, (ngày 25/4) (24/04/2024 07:36:19 - Xem: 2,073)

Thánh Mác-cô là một trong bốn tác giả đã ghi lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Bốn thánh sử viết Tin Mừng của Chúa Giêsu là Matthêu, Máccô, Luca và Gioan.

Đôi nét về Chúa nhật Lòng Chúa Thương Xót (23/04/2024 06:17:22 - Xem: 2,144)

Nhưng chính xác thì Lòng Chúa Thương Xót là gì? Sự sùng kính Lòng Chúa Thương Xót này bắt đầu từ đâu?

Thánh Anselmô, Giám mục, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 21/4) (20/04/2024 08:34:01 - Xem: 1,752)

Thánh Anselmô sinh tại Aoste, một thành phố nhỏ nằm trên ranh giới xứ Piémont và Thụy Sĩ. Người xuất thân trong một gia đình quí tộc, danh tiếng và giầu có.

Thánh Martinô I, Giáo hoàng, tử đạo, (ngày 13/4) (12/04/2024 07:29:07 - Xem: 2,244)

Thánh Mác-ti-nô sinh tại Todi miền Ombrie, nước Ý trong một gia đình đạo đức. Ngay từ nhỏ, thánh nhân đã hấp thụ một nền giáo dục tốt về mọi mặt.

Thánh Stanislao, Giám mục tử đạo, (ngày 11/4) (10/04/2024 07:31:40 - Xem: 2,876)

Thánh Stanislao sinh tại miền Cracovie nước Balan ngày 26 tháng 7 năm 1030 trong một gia đình giầu sang, phú quí. Thánh nhân là con trai duy nhất trong gia đình quyền quí, giầu sang,

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7