Suy tư - Cảm nghiệm

Thà khờ dại ở thế gian, nhưng khôn ngoan vì nước trời

  • In trang này
  • Lượt xem: 766
  • Ngày đăng: 10/11/2023 07:18:14

THÀ KHỜ DẠI Ở THẾ GIAN,

 NHƯNG KHÔN NGOAN VÌ NƯỚC TRỜI

 

Chúng ta cũng nên tự hỏi: mình có luôn mang theo ‘dầu’ để thắp sáng ngọn đèn đức tin? Chúng ta có sẵn sàng hy sinh như sáp nến phải tan chảy để ngọn nến đức tin luôn được cháy sáng?

 

 

Lắm lúc chúng ta tự hỏi mình: tại sao tôi lại trở thành người Công giáo sống tuân giữ điều này điều kia, sống hy sinh, trao ban như Chúa dạy, phải yêu thương, tha thứ cho anh chị em, kể cả ‘kẻ thù’ mình, mà không sống thoải mái, dễ giải như bao người không Công giáo ngoài kia? Phải chăng, tôi khờ dại khi trở thành người tin Chúa, bước theo Chúa, và nhiều lúc phải chịu thiệt thòi, chịu thua người khác vì đời sống đức tin, đời sống thánh hiến, đời sống cộng đoàn?

 

Nhìn thoáng qua, có lẽ cũng đúng, nhưng nếu chúng ta đọc kỹ, suy niệm bài Tin Mừng hôm nay, dụ ngôn kể về mười cô trinh nữ cầm đèn, đón chú rể đến, thì chắc hẳn trong chúng ta chẳng ai muốn giống như năm cô khờ dại kia, mà chỉ muốn trở thành năm cô khôn ngoan mà thôi! Sự khôn ngoan hay khờ dại ở đây không xét trên bình diện tri thức, trí thức, kinh nghiệm sống, kiến thức, địa vị xã hội hay chức vụ, nhưng tiên vàn được đặt trong chiều kích đời sống đức tin. Chính vì vậy, chúng ta có thể là những người khờ dại đối với thế gian, nhưng vì Nước Trời, vì Hội Thánh, vì ơn cứu độ, chúng ta lại là những người khôn ngoan! Tình yêu nào mà chẳng đòi hỏi hy sinh, dâng hiến, trao ban! Đời sống đức tin cũng thế, cũng gập ghềnh, sóng gió, thăng trầm, nhưng có Chúa, vì Nước Trời, mọi khó khăn, gian nguy ấy sẽ được thay bởi niềm vui, vũ điệu, khúc ca mừng hoan hỉ không ngơi.

 

Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy rõ điểm giống nhau giữa năm cô khôn ngoan và năm cô khờ dại là: họ đều cầm đèn ra đón chú rể; vì chú rể đến chậm nên đều thiếp đi, rồi ngủ cả; và khi nghe có tiếng hô: “Kìa chú rể đến, hãy ra đón người!”, thì cả mười cô đều thức dậy, sửa soạn đèn nghênh đón chú rể (x. Mt 25, 1-13). Thực tế, mỗi người chúng ta nên hồi tưởng lại giây phút thiêng liêng, trang nghiêm, thánh thiện khi chúng ta được rửa tội (hầu như chúng ta được rửa tội từ nhỏ, nên không ý thức được, nhưng nếu nói chuyện với bố mẹ mình, bố mẹ đỡ đầu thì sẽ biết!), chúng ta được lãnh nhận nến cháy sáng biểu tượng ánh sáng Chúa Ki-tô, đó là ánh sáng đức tin mà Thiên Chúa trao ban tựa như chiếc đèn luôn luôn được thắp sáng của mười cô trinh nữ. Hơn nữa, ai trong chúng ta cũng được trao cho sứ vụ: sống đức tin, sống làm chứng và sẵn sàng nghênh đón ngày Chúa lại đến như hình ảnh các cô trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể vậy. Bên cạnh đó, sự khác biệt lớn lao, chính yếu giữa năm cô khôn ngoan và năm cô khờ dại là: việc mang theo dầu thắp đèn; và năm cô khôn ngoan sẵn sàng đón chú rể, rồi vào dự tiệc cưới, còn năm cô khờ dại thì loay hoay đi mua dầu (x. Mt 25, 1-13). Trong đời sống đức tin, người khôn ngoan hay người khờ dại đều được dựa trên điểm khác biệt này: mang theo dầu thắp sáng ngọn đèn đức tin, kể cả khi chú rể đến muộn; và sự tỉnh thức, sẵn sàng nghênh đón chàng rể vào ngày không ngờ, vào giờ không biết (x. Mt 25, 13). Dù biết vậy, nhưng ‘dầu’ ở đây cụ thể là gì? Trước hết, ‘dầu’ chính là ân sủng, ơn lành, sự chúc phúc của Thiên Chúa ban cho chúng ta (trong Cựu ước, thường được viết là ‘thần khí’ – ơn lành, ân sủng, v.v...), nhưng trong Tân Ước, Thiên Chúa ban cho chúng ta chính ‘Thần Khí’ của Người (không phải là ơn lành hay ân sủng nữa, mà là chính Chúa Thánh Thần, chính Thiên Chúa là món quà quý giá nhất cho chúng ta); kế đến, ‘dầu’ là những phương thế, phương tiện, thời gian, sức khoẻ, khả năng, tài năng, tiềm năng, cơ hội, hoàn cảnh, gia đình, cộng đoàn, sự tương trợ của anh chị em, v.v... Nói tới đây, mỗi người chúng ta nên nhìn lại đời sống đức tin của mình! Xem lại, ngọn đèn đức tin của mình vẫn còn cháy sáng hay đang leo lét, rồi tắt lịm dần? Ngọn nến đức tin của mình đang hừng hừng cháy với cả nhiệt huyết, tâm huyết, lòng nhiệt tình, hăng say hay đang nguội dần và lạnh tanh? Hơn nữa, chúng ta cũng nên tự hỏi: mình có luôn mang theo ‘dầu’ để thắp sáng ngọn đèn đức tin? Chúng ta có sẵn sàng hy sinh như sáp nến phải tan chảy để ngọn nến đức tin luôn được cháy sáng? Chúng ta có dùng ân sủng Chúa, linh đạo của hội dòng, đặc sủng riêng biệt của cộng đoàn, khả năng, sức khoẻ, thời gian, cơ hội Chúa ban, phương thế tốt đẹp, năng lực của mình như ‘dầu’, hầu thắp sáng ngọn đèn đức tin của mình và đồng hành đức tin với anh chị em? Chúng ta có biết dùng ‘dầu’ ấy thắp sáng ngọn nến đời sống đức tin, đời sống cộng đoàn, đời sống gia đình, đời sống tu đức...trong khi chờ đợi ‘chàng rể đến’ chăng? Hay thay vì tỉnh thức chờ đợi thì chúng ta lại ngủ vùi trong những đam mê trần tục, thấp hèn, dục vọng chóng qua, thoả mãn cái tôi của mình, hoặc chúng ta cũng thức, cũng chờ, nhưng không phải chờ ‘chàng rể đến’ mà lại trông chờ danh vọng, tiếng tăm, quyền bính, tự tôn, hay chỉ tỉnh thức để vui chơi trong những sòng bạc, casino, pachinko canh khuya, trắng đêm?

 

Giờ đây, mỗi một người chúng ta sấp mình trước Chúa và cùng nhau thầm thỉ nguyện cầu với Người:  

    Tạ ơn Chúa biết bao năm qua

    Dù đời con vất vả ê chề

    Xa bến bờ, đam mê trần thế

    ‘Dầu’ chẳng mang, bước lê không nguôi

    ‘Đèn’ leo lét, chôn vùi dục vọng

    Tỉnh lại rồi, ngủ trong mê say

          Xin thức tỉnh lòng này hèn yếu

          ‘Đèn’ đầy ‘dầu’ bước theo chân Người!

 

Lm. Xuân Hy Vọng

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 404)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 394)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 225)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 422)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 279)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 618)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 702)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 259)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 519)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7