Thánh Đaminh Đinh Văn Đạt, tử đạo (ngày 18/7)
- In trang này
- Lượt xem: 1,663
- Ngày đăng: 17/07/2023 07:17:04
Thánh
Đaminh ĐINH VĂN ĐẠT
Binh lính (1803 - 1839)
Ngày tử đạo: 18 tháng 7
Tôi phó dâng bà và các con cho Chúa. Chúa sẽ lo liệu cho bà và các con.
Thánh Đaminh Đinh Văn Đạt sinh năm 1803 tại làng Phú Nhai, tỉnh Nam Định (nay thuộc giáo xứ Phú Nhai, Giáo phận Bùi Chu). Ông Đạt là một người lính có đời sống gia đình êm ấm.
Năm 1838, quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh bị vua Minh Mạng triệu về kinh đô Huế và nặng lời khiển trách vì không tích cực thi hành lệnh cấm đạo.
Quan tổng đốc triệu tập binh lính dưới quyền tham dự một bữa tiệc khao quân. Khi tiệc tàn, quan tổng đốc long trọng nhắc lại lệnh cấm đạo của nhà vua và chỉ thị mở hai cánh cửa. Cánh cửa bên phải có đặt Thánh Giá trên mặt đất. Người lính nào chấp nhận đạp lên ảnh tượng thì được về với vợ con. Cánh cửa bên trái cho bày dụng cụ gia hình, gông cùm, xích xiềng dành cho những binh lính không chịu đạp lên ảnh tượng.
Một số lớn binh lính Công giáo đã nhắm mắt đạp lên ảnh Chúa. Chỉ có 15 quân nhân Công giáo can đảm giữ vững đức tin, tiến ra cánh cửa có sẵn xích xiềng và bị tống giam vào ngục tối.
Trong cảnh tù tội, bị roi đòn tra tấn, bị đánh vào đầu các ngón tay, con số 15 binh lính Công giáo từ từ giảm sút. Họ chấp nhận đạp ảnh thánh, công khai bỏ đạo để trở về đoàn tụ với gia đình và lãnh thưởng.
Trong số này có ba khuôn mặt nổi bật là Đinh Văn Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể. Quan tổng đốc cười thoả mãn, trình tấu với triều đình về kết quả chối đạo của tất cả binh lính Công giáo dưới quyền ông.
Dù có những giây phút lầm lỡ, nhẹ dạ chối đạo để được về với gia đình, nhưng lương tâm người lính Đinh Văn Đạt bị cắn rứt không nguôi, tâm hồn bất an vì đã nhát đảm chối Chúa.
Đối diện với những ánh mắt nghi kỵ và tránh né của các tín hữu trong giáo xứ, ba người lính Đinh Văn Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể muốn thể hiện sự thống hối. Các ông đã ăn chay, đền tội và can đảm đến quan tổng đốc xin trả lại những đồng tiền thưởng, cùng tái tuyên xưng niềm tin. Quan không nhận tiền, cũng không chấp nhận việc tuyên xưng đức tin vì đã trính tấu về triều đình. Quan bảo nếu muốn tái tuyên xưng đức tin thì phải về kinh đô Huế trình đơn.
Hai người lính Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể lên đường về kinh trình đơn tuyên xưng đức tin cho chính mình, và đại diện cho cả Đinh Văn Đạt vì phải theo đội binh không thể đồng hành.
Sau gần ba tuần lễ đi bộ, hai ông vào đến kinh thành. Nhân ngày tốt, vua Minh Mạng xuất hành, hai người lính can đảm đón đường, quỳ lạy và dâng sớ xin được tái tuyên xưng đức tin. Khi nhận đơn, vua bừng bừng nổi giận, hạ lệnh tống giam cả hai vào ngục.
Thừa lệnh vua, quan thượng thư bộ hình khuyến dụ, hứa hẹn cho họ chức tước, bạc tiền nhưng không thể làm biến đổi niềm tin sắt son. Hai vị chứng nhân đức tin, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể, đã lãnh án tử ngày 12/06/1839 tại cửa biển Thuận An.
Anh lính Đinh Văn Đạt, người cùng đơn xin tái tuyên xưng đức tin, cũng lãnh chung bản án tử hình. Anh hùng đức tin Đinh Văn Đạt bị kết án xử giảo ngày 18/07/1839. Trên đường ra pháp trường Nam Định, khi gặp lại mặt vợ và con thân yêu, ngài nói: “Tôi không thể yêu quý bà và các con hơn Chúa được. Làm thế là không xứng đáng làm môn đệ Chúa Kitô. Tôi phó dâng bà và các con cho Chúa. Chúa sẽ lo liệu cho bà và các con chúng ta”.
Thi hài của ngài được an táng trong vườn nhà người anh cả. Đến khi hết lệnh cấm đạo, các tín hữu cải táng ngài về Đền thánh Phú Nhai.
Người lính Ðinh Văn Ðạt được nâng lên hàng chân phước ngày 27/05/1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19/06/1988.
Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 1,305)
Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Thánh Rose Venerini (1656-1728) (06/07/2023 07:13:02 - Xem: 3,757)
Thánh Rose sinh ở Viterbo, Ý Ðại Lợi, năm 1656. Cha ngài là một bác sĩ. Sau cái chết của vị hôn phu, Rose gia nhập một tu viện nhưng chỉ được vài tháng cô đã phải về nhà để chăm sóc người mẹ goá sau khi cha cô từ trần.

Thánh Irênê Giám mục Tử Đạo (ngày 28/06) (27/06/2023 08:16:11 - Xem: 1,519)
Thánh Irênê sinh tại Tiểu Á vào giữa thế kỷ II. Chúng ta biết được phần nào ngày sinh của Ngài, dựa vào bản tường thuật Ngài viết về thánh Policarpô. Ngài viết cho Flôrinô:

Lễ Trái tim vẹn sạch Đức mẹ Maria (24/06/2023 08:56:02 - Xem: 2,562)
Phúc âm Thánh Luca ba lần trực tiếp nói về Trái Tim Mẹ là nền tảng chính yếu lòng tôn sùng Trái Tim Mẹ:

Thánh Rô-mu-an-đô Viện Phụ, ngày 19/06 (18/06/2023 10:20:24 - Xem: 4,843)
Ngài là Viện Phụ của Đan Viện Camaldoli, là nhà sáng lập và là người cải tổ của nhiều Đan Viện Tại Ý.

Đức Maria thăm viếng bà Êlisabét, ngày 31 tháng 5 (30/05/2023 07:20:12 - Xem: 5,845)
Sự hiện diện của Mẹ Maria củng cố niềm tin của bà Isave và nói lên Mẹ luôn phù trợ loài người, nâng đỡ con người. Sự có mặt của Mẹ cũng là niềm an ủi, vỗ về thánh Gioan Tẩy giả đang trong lòng bà Êlisabét.

Thánh Piô V, Giáo hoàng, (ngày 30/4) (29/04/2023 07:50:01 - Xem: 1,830)
Thánh Piô V sinh ngày 17 tháng 01 năm 1504 tại làng Bosco( xứ Piémont) Alêsan, thánh nhân có tên thật là Ghiliêri. Được sinh ra trong một gia đình không khá giả, chỉ đủ ăn,

Thánh Catarina Xiêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 29/4) (28/04/2023 07:47:10 - Xem: 2,003)
Thánh nữ Catarina chào đời năm 1347 trong một gia đạo đức và thế giá. Ngay từ lúc còn nhỏ, Catarina đã được hưởng một nền giáo dục hết sức nhân bản và đạo đức của gia đình:

Thánh Mác-cô, tác giả sách Tin Mừng, (ngày 25/4) (24/04/2023 07:36:19 - Xem: 1,776)
Thánh Mác-cô là một trong bốn tác giả đã ghi lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Bốn thánh sử viết Tin Mừng của Chúa Giêsu là Matthêu, Máccô, Luca và Gioan.

Đôi nét về Chúa nhật Lòng Chúa Thương Xót (23/04/2023 06:17:22 - Xem: 1,919)
Nhưng chính xác thì Lòng Chúa Thương Xót là gì? Sự sùng kính Lòng Chúa Thương Xót này bắt đầu từ đâu?
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B
Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 108 - Của cho không bằng cách cho
Chúa nói: “Ai xin thì hãy cho”. Vậy nếu ta biết họ xin vì lười biếng thì ta có nên cho không? Nhất là những người giả bộ ăn xin!
-
Linh mục triều và dòng có gì khác?
Bài này được viết cho giới trẻ. Lý do là nhiều bạn trẻ thường hỏi về sự khác nhau giữa linh mục triều và linh mục dòng.
-
Đời này – đời sau
Sống trọn vẹn đời này chính là sống những giá trị tốt đẹp của nó ở mức độ cao nhất: yêu thương, vị tha, hoà nhã, hy sinh…
-
Bất lực cũng phong phú
Đêm tối tâm hồn là gì? Đó là trải nghiệm mà chúng ta không còn có thể cảm nhận được Chúa một cách tưởng tượng hay cảm nhận Chúa một cách...
-
Gia đình sống Bí tích Thánh Thể: Sống hy sinh cho nhau bằng một tình yêu tự hiến
Khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa, người tín hữu được kết hợp với Chúa Kitô, nhờ đó họ được liên kết trong một gia đình, trở nên một...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 34 TN năm A
Mọi người chúng ta sẽ không bị xét xử về điều gì khác ngoài tình yêu, nghĩa là những gì đã làm hay không làm cho anh chị em mình.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 34 TN năm A
vương quốc của Chúa Kitô vẫn tồn tại mãi mãi. Và vì thế, chúng ta, với tư cách là những Kitô hữu thuộc về Ngài, không sợ chết, vì nó đã...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 107 - Ý nghĩa của lao động
Chẳng có lao động nào lại không đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ cái gì đó. Từng nhát cuốc bổ xuống trên ruộng đồng mang theo biết bao giọt...
-
Tình yêu và lòng hiếu thảo
Mỗi khi đi ra đường, bạn để lại điều gì? Hy vọng không phải là rác rưởi nhé!
-
Chiếc ổ khóa và chìa khóa
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...