Thánh Thể đóng vai trò nào trong Giáo hội Chính thống Đông Phương?
- In trang này
- Lượt xem: 5,103
- Ngày đăng: 11/09/2021 15:54:39
Đức Thượng Phụ Hilarion Alfeyev
Các tín hữu Chính Thống giáo được mời gọi theo đuổi lòng tôn sùng, hay những phẩm tính thần linh, dưới sự chỉ dẫn của một vị lãnh đạo Chính Thống giáo Nga. Cách quyết liệt nhất để thực hiện điều này, ngài nói, là nhờ Thánh Thể.
Đức Thượng Phụ Hilarion Alfeyev đã nói với EWTN (Global Catholic Television Network: Mạng lưới Truyền hình Công giáo Toàn cầu) về tầm quan trọng của Thánh Thể tại Đại hội Thánh Thể thế giới lần thứ 52 ở Budapest, Hungary, vào ngày 6 tháng 9. Những lời dẫn giải được đưa ra sau khi ngài trình bày bài giáo lý tại buổi khai mạc của sự kiện này. Mặc dầu có rất nhiều khác biệt giữa các tín hữu Công giáo và Chính Thống giáo Đông Phương, nhưng ngài nhấn mạnh rằng họ cùng chia sẻ sự am hiểu về Thánh Thể.
“Tất cả chúng ta tin rằng nơi Bánh Thánh và Máu Thánh, không phải chúng ta nhận được một vài sự hiện diện biểu tượng của Đức Ki-tô, nhưng là sự hiện diện toàn vẹn và thực sự của Người,” Đức Thượng Phụ Giáo chủ Alfeyev, chủ tịch Bộ quan hệ đối ngoại của Tòa thượng phụ Mát-cơ-va, đã giải thích như thế trong buổi phỏng vấn với Mát-thêu Bunson, biên tập viên điều hành và là giám đốc EWTN News Washington Bureau, cùng với cha Gioan Phao-lô Zeller, tuyên úy cho nhân viên của EWTN.
Ngài chỉ ra rằng các tín hữu Chính Thống giáo đề cập đến Thánh Thể cách đặc biệt.
“Trong truyền thống Chính Thống giáo, Thánh Thể liên hệ gần gũi với quan niệm thần học về lòng tôn sùng,” ngài nói. “Thánh Thể không phải là một chủ đề dễ để bàn tới, nhưng điều đáng lưu ý là chúng ta được mời gọi tôn sùng.”
Ngài nói tiếp: “Nói cách khác, chúng ta được mời gọi thủ đắc những phẩm tính thần linh dầu vẫn còn là con người. Thánh Thể chính là phương tiện mạnh thế nhất để đạt được điều ấy, vì trong Thánh Thể, chính Mình và Máu Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta đi vào thân thể chúng ta, và Máu Người bắt đầu chảy tràn vào con người chúng ta.”
Nhà lãnh đạo Chính Thống giáo đã nói rằng lịch sử đóng một vai trò trong việc Giáo hội của ngài quan niệm về Thánh Thể ngày hôm nay như thế nào.
Ngài nói: “Chúng tôi có một kinh nghiệm đặc biệt trong Giáo hội Chính Thống giáo Nga, bởi lẽ chúng tôi đã sống 70 năm trong tình cảnh bị bách hại.”
“Giáo hội bị tước đoạt mọi quyền rất cơ bản, chẳng hạn như về sứ vụ, việc bác ái, việc xuất bản - tất cả những điều này đều bị cấm đoán. Chỉ có một điều duy nhất vẫn còn tồn tại, đó là được phép cử hành phụng vụ và cho giáo dân Hiệp Lễ,” ngài nói như thế.
Ngài nhấn mạnh: “Đây là điều đã bảo vệ chúng tôi trong tư cách là một Giáo hội”.
Mặc dầu chỉ một số lượng giới hạn dân chúng có thể tham dự việc phượng tự trong nhà thờ theo luật lệ của Xô-viết, ngài lưu ý rằng trước khi Liên Bang Xô-viết sụp đổ, dân chúng đã bắt đầu trở lại nhờ Thánh Thể.
Theo lời của ngài, “chính xác là Thánh Thể thực sự lôi cuốn họ nhất.”
Hôm nay, ngài đồng ý rằng Giáo hội Chính Thống đang đối diện với những thách đố mới.
Ngài nói: “Tất cả chúng ta đều chịu ảnh hưởng quá nhiều, cách này hay cách khác, từ chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa tương đối. Chúng ta cũng có một khoảng cách lớn giữa những người mà chúng ta gọi là những Ki-tô hữu hữu danh, và những Ki-tô hữu hữu thực.”
Mặc dầu 70% người dân Nga có thể coi mình là những Ki-tô hữu Chính Thống giáo, nhưng không phải tất cả đều chấp nhận những giáo huấn của tôn giáo mình, ngài nhấn mạnh.
“Điều này không có nghĩa là hết thảy mọi người đều Rước Lễ, không phải hết thảy mọi người đều tin vào sự hiện diện thực của Chúa Ki-tô nơi những tặng phẩm thánh,” ngài nói. “Thường thì đây không khác gì một kiểu văn hóa riêng.”
Ngài bày tỏ niềm hy vọng về tương lai nhờ Thánh Thể.
Ngài kết luận: “Hết thảy chúng ta cần ra công làm việc để giải thích cho dân chúng biết Thánh Thể là gì, và đâu là tầm quan trọng của việc Hiệp Lễ.”
Cát Bụi, SSS theo Catholic News Agency (08.9.2021)
Bài cùng chuyên mục:
Truyền hình trực tiếp Thánh Lễ tại Jakarta, Indonesia (05/09/2024 16:39:28 - Xem: 238)
Thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự tại Jakarta, Indonesia, Lúc 17:00 giờ Jakarta, tại Sân vận động “Gelora Bung Karno” Những hình ảnh này thuộc Bộ Truyền Thông của Toà Thánh.
Đức Thánh Cha Phanxicô đến Jakarta bắt đầu chuyến tông du thứ 45 (04/09/2024 07:34:12 - Xem: 309)
Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến tông du thứ 45 và cũng là cuộc viếng thăm dài nhất của ngài tại nước ngoài.
Chuyến Tông Du phi thường của Đức Giáo Hoàng (03/09/2024 14:02:44 - Xem: 414)
Ở tuổi 88, Đức Giáo hoàng Phanxicô đang bắt đầu chuyến công du quốc tế thứ 45 - chuyến công du dài nhất trong triều đại giáo hoàng của ngài, dành 12 ngày bên ngoài nước Ý...
Đức Hồng y Tagle: Chuyến viếng thăm Châu Á và Châu Đại dương của ĐGH là hành động vâng phục sứ mạng (02/09/2024 15:09:53 - Xem: 333)
Đức Hồng y Luis Antonio Tagle, Phụ trách Phân bộ thứ hai của Bộ Truyền giáo, đã khám phá ý nghĩa chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đối với Giáo hội hoàn vũ...
Đức Thánh Cha: Chú ý chiều kích cộng đoàn trong phụng vụ (28/08/2024 07:48:59 - Xem: 251)
Đức Thánh Cha mời gọi các tham dự viên của Tuần lễ Quốc gia về Phụng vụ của Giáo hội Ý tái suy tư về bốn chiều kích của phụng vụ
Singapore sẽ đón Đức Giáo hoàng đông đảo như đón Taylor Swift (24/08/2024 14:18:02 - Xem: 341)
Có đông đảo người Công giáo Singapore muốn tham dự Thánh lễ của Đức Giáo hoàng đến nỗi dù đã có tới 48.000 vé dự lễ được phân phối
Chương trình chuyến Tông du của Đức Thánh Cha tại Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor, Singapore (22/08/2024 09:28:31 - Xem: 520)
Vatican News Tiếng Việt cập nhật từng bài diễn văn và bài giảng của Đức Thánh Cha theo từng sự kiện với các link đính kèm.
Đức Hồng Y Bo: Chuyến Tông Du Của ĐTC Phanxicô sẽ tác động đến các dân tộc Châu Á (19/08/2024 15:13:05 - Xem: 316)
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Vatican, chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Châu Á đã nói về tầm quan trọng của chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Đông Nam Á và Châu Đại Dương.
Kinh Truyền Tin (11/8): Để học được từ người khác thì cần bỏ định kiến (14/08/2024 07:54:15 - Xem: 169)
Trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha đã có bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật XIX thường niên.
ĐTC Phanxicô khuyến khích các tu sĩ quan tâm đến người nghèo và yêu thương vô vị lợi (13/08/2024 09:25:31 - Xem: 236)
Sáng thứ Hai ngày 12/8/2024, Đức Thánh Cha đã tiếp các tham dự viên tổng thu nghị của các dòng Nữ tu Đaminh San Sisto
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm B - 2024
Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm B -2024
Khi Chúa Giêsu đi vào thế giới này mọi tạo vật đã được biến đổi. Khi Người chạm vào một ai đó, người ấy sẽ được chữa lành.
-
5 sự thật thú vị về Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta
Mẹ Têrêsa đã được trao hơn 120 giải thưởng và danh hiệu, cả khi sinh thời lẫn sau khi qua đời. Trong đó có thể kể đến giải thưởng Padma...
-
Chữa lành là khi trái tim được tự do
Bạn xứng đáng khi coi trọng trái tim mình một cách nghiêm túc và cả khi chạy nước rút hướng tới sự chữa lành cùng với tự do mà Cha chúng...
-
Ly hôn không phải là một lựa chọn
Trong cuộc hôn nhân của bạn, đừng ngại nhờ giúp đỡ – có rất nhiều nhà tư vấn, linh mục và những vị linh hướng, và các cặp vợ chồng dày...
-
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối
Thánh Phaolô viết: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội”. Sự gia tăng của nội dung khiêu dâm tạo ra nhiều vấn...
-
Yêu Giáo hội của mình và của anh em mình
Chúng ta đến gần nhau ôm nhau, cùng hành hương, cùng phấn đấu trên một hành trình chung. Yêu Giáo hội của mình và yêu Giáo hội của người...
-
Hãy là chính mình!
Bạn phải là chính mình, chứ không phải là ai khác. Bởi vì nếu bạn không phải là chính mình, thì bạn sẽ là ai đó không phải bạn. Và điều...
-
Cầu nguyện khi cảm thấy dường như vô ích
Cầu nguyện không phải để thay đổi tâm trí Chúa, nhưng để thay đổi tâm trí của người đang cầu nguyện. Chúng ta không cầu nguyện để kéo Chúa...
-
Ý nghĩa và nguồn gốc Kinh Sáng Danh
Là người Công giáo, ai cũng thuộc Kinh Sáng Danh. Có lẽ sau Kinh Lạy Cha và Kính Mừng, Kinh Sáng Danh phải được xem là quan trọng.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Nhận nhưng không, cho nhưng không
Xin ngài hãy nói cho con biết nên sử dụng số tiền này như thế nào để gia tăng lợi ích cho con!
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Niềm...
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Đừng...
- Bát mì tôm trứng và bài học