Tiếng cười có tầm mức nghiêm trọng như thế nào?
- In trang này
- Lượt xem: 1,446
- Ngày đăng: 28/01/2023 07:42:03
TIẾNG CƯỜI CÓ TẦM MỨC NGHIÊM TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?
Tiếng cười cũng có thể rẻ tiền, quá trớn và sai trái. Niềm vui cuối cùng của thiên đàng không phải lúc nào cũng được tìm thấy trong căn phòng nơi mọi người ở đó đang cười phá lên.
Trong một bài giảng, linh mục Dòng Tên, thần học gia người Đức Karl Rahner nhận xét trong Mối Phúc Thật theo Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giêsu đã có một câu ấn tượng: “Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười.” Linh mục Rahner gợi ý Chúa Giêsu dạy trạng thái hạnh phúc cuối cùng của chúng ta trên thiên đàng sẽ không chỉ giúp chúng ta thoát khỏi nỗi buồn và lau khô nước mắt, mà còn mang lại tiếng cười, “niềm vui say sưa” cho chúng ta. Tiếng cười là không thể thiếu cho sự ngất ngây cuối cùng.
Hơn nữa, nếu tiếng cười tạo nên hạnh phúc cuối cùng trên thiên đàng, thì điều đó có nghĩa, bất cứ khi nào chúng ta cười, chúng ta đều có quan hệ tốt với thực tại. Theo linh mục Rahner, tiếng cười là một phần của lời ca ngợi vĩnh cửu về Chúa vào ngày tận thế.
Tuy nhiên, điều này có thể đi quá trớn và gây hiểu lầm. Không phải tất cả tiếng cười đều ca ngợi Chúa và không phải tất cả tiếng cười đều cho thấy chúng ta có quan hệ tốt với thực tế. Tiếng cười cũng có thể rẻ tiền, quá trớn và sai trái. Niềm vui cuối cùng của thiên đàng không phải lúc nào cũng được tìm thấy trong căn phòng nơi mọi người ở đó đang cười phá lên.
Có nhiều kiểu cười và không phải kiểu cười nào cũng tốt cho sức khỏe hay về mặt thiêng liêng. Đó là tiếng cười của say xỉn, của che lấp giác quan, của vứt bỏ la bàn đạo đức và nhạy cảm bình thường. Tiếng cười kiểu này sẽ không được nghe dù ở một góc nhỏ thiên đàng. Sau đó là tiếng cười châm biếm, tiếng cười coi thường người khác, thích thú với những vấn đề của người khác và tự cho mình là cao siêu. Tiếng cười này cũng không được nghe thấy trên thiên đàng. Kế đó là tiếng cười vô cảm và mù quáng trước nỗi đau của người khác, có thể vui cả khi ông Ladarô đang chết đói ngoài cửa. Các sách Phúc âm nói rõ nơi tiếng cười dễ chịu đưa chúng ta đến. Đồng thời, cũng có tiếng cười của đơn thuần hời hợt, chuyện gì cũng cười vì nó thực sự chẳng để ý đến chuyện gì. Tiếng cười như vậy, mặc dù vô hại, nhưng chẳng nói lên được điều gì.
Nhưng cũng có những tiếng cười khác nói về sự lành mạnh và về Chúa. Có tiếng cười của năng lượng tự phát thuần khiết, được thấy rõ nhất trong niềm sôi sục vui vẻ tự nhiên của một quy tắc sống nội tâm nơi một người trẻ tuổi, giống như niềm vui chúng ta thấy nơi một em bé chập chững bước những bước đầu tiên. Đó là tiếng cười của niềm vui tuyệt đối, tiếng cười nói lên: Thật đáng quý khi được sống! Khi chúng ta cười như thế này, là chúng ta đang tôn vinh Chúa và tạ ơn Chúa vì món quà sự sống và năng lượng – vì cách tốt nhất để cám ơn người tặng quà là tận hưởng món quà cách trọn vẹn và thích thú với nó.
Loại tiếng cười này tự phát nhất là khi chúng ta còn trẻ và đáng buồn thay, chúng ta thường khó cười hơn khi những vết thương, thất bại, áp lực và lo lắng của tuổi trưởng thành bắt đầu làm suy giảm năng lượng tự phát của chúng ta. Chúng ta vẫn cười dù chúng ta không còn cảm thấy vui vẻ tự nhiên trong cuộc sống, dù tiếng cười lành mạnh đã cạn kiệt, dù chúng ta có khuynh hướng chuyển sang loại cười thiếu lành mạnh để cố gắng thoát trầm cảm. Vì thế tiếng cười ồn ào, huyên náo, quá độ chúng ta nghe thấy trong các bữa tiệc của chúng ta thường chỉ là cố gắng để chúng ta ngăn chặn trầm cảm. Nhìn xem, tôi rất hạnh phúc!
Thần học gia tin lành Peter Berger đã viết, tiếng cười là một trong những bằng chứng cho thấy sự tồn tại của Chúa, vì khả năng cười của chúng ta trong mọi tình huống chứng tỏ, trong sâu thẳm, chúng ta nhận thức được không có tình huống nào cuối cùng trói buộc chúng ta. Khả năng cười của chúng ta trong bất kỳ tình huống nào, bất kể nghiêm trọng hay đe dọa đến mức như thế nào, cho thấy ở một mức độ nào đó, chúng ta ý thức được mình vượt qua hoàn cảnh đó. Đó là lý do vì sao một tù nhân bị dẫn đến nơi hành quyết vẫn có thể đùa với đao phủ của mình và vì sao một người sắp chết lại có thể tận hưởng giây phút trớ trêu này. Tiếng cười lành mạnh không chỉ thần thánh. Nó thể hiện sự siêu việt bên trong chúng ta.
Nhưng không phải tiếng cười nào cũng phát sinh như nhau. Có tiếng cười chỉ đơn thuần là hời hợt, nhẹ nhàng gượng gạo, vô cảm, say xỉn hoặc một thứ ngụy trang trong nỗ lực mong manh chống trầm cảm. Đó không phải là tiếng cười của thiên đàng. Nhưng có một kiểu cười khác, được Chúa Giêsu nói đến trong Các Mối Phúc, đó là tiếng cười đơn sơ vui sướng vì được sống, trong niềm vui sướng cảm nhận được sự siêu việt này bằng trực giác. Loại tiếng cười này là thành phần quan trọng trong tình yêu và thánh thiện. Đó sẽ là một trong những “niềm vui say sưa” mà chúng ta sẽ cảm thấy trên thiên đàng.
Nếu điều này là đúng, thì người thánh thiện nhất mà bạn biết sẽ không phải là người không hài hước, người khắc nghiệt, dễ bị xúc phạm, quá mộ đạo mà bạn cho là nghiêm túc, sâu sắc và tâm linh, người mà bạn không nhất thiết muốn ngồi cùng bàn. Người linh thiêng nhất mà bạn biết có lẽ là người mà bạn muốn ngồi cạnh mình trên bàn ăn.
Khi tôi còn là tập sinh mới vào tu, giám đốc phụ tá nhà tập là người rất nghiêm túc, hay sợ hãi, thường cảnh báo chúng tôi về sự nhẹ nhàng và hài hước, cha nói với chúng tôi không có đoạn nào trong các sách phúc âm nói Chúa Giêsu cười. Bây giờ linh mục đã qua đời, tôi nghi cha đã ở trên thiên đàng. Tôi cũng nghi từ vị trí thuận lợi này, cha sẽ bỏ qua sự thận trọng đó.
Ronald Rolheiser,
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài cùng chuyên mục:
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại (05/10/2024 08:30:52 - Xem: 210)
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn và bất ổn, thì đó là những gì chúng ta sẽ để lại, và sẽ luôn là một phần di sản của chúng ta.
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống (01/10/2024 07:00:39 - Xem: 603)
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối những tương quan.
Ký ức đen tối (25/09/2024 09:56:58 - Xem: 323)
Để thực sự là chính mình là nhớ, chạm và cảm nhận ký ức về một chạm vào ban đầu của Chúa trong chúng ta. Ký ức đó đốt cháy năng lượng và cung cấp cho chúng ta một lăng kính để nhìn và hiểu.
Độc thân – Nên nói gì đây? (20/09/2024 09:50:07 - Xem: 367)
Độc thân làm chúng ta sống trong cô đơn mà chính Chúa đã lên án, nhưng đó cũng là cô đơn mà Chúa Giêsu đã chết cho chúng ta, và đó là biểu hiện tình yêu sáng tạo nhất của lịch sử loài người.
Đức Mẹ và kinh nghiệm của ta về Thập Giá (18/09/2024 08:09:35 - Xem: 253)
Khởi đầu cuộc đời làm mẹ, Đức Maria đã hiểu rằng những đau khổ của Chúa Kitô cũng sẽ là chính đau khổ của Mẹ.
Ảo tưởng về chính lòng tốt của chúng ta (12/09/2024 08:43:22 - Xem: 387)
Với hầu hết chúng ta, khi điều này xảy ra, chúng ta vẫn là những người tốt và hào phóng, ngoại trừ chúng ta trở nên cay nghiệt, hoài nghi và phán xét nhiều hơn trước đây.
Cầu nguyện khi cảm thấy dường như vô ích (30/08/2024 08:39:48 - Xem: 593)
Cầu nguyện không phải để thay đổi tâm trí Chúa, nhưng để thay đổi tâm trí của người đang cầu nguyện. Chúng ta không cầu nguyện để kéo Chúa về phía mình;
Sự cho phép thiêng liêng để ở trong thống khổ (19/08/2024 08:00:37 - Xem: 611)
Nếu Chúa Giêsu đã khóc, thì chúng ta cũng phải khóc. Người môn đệ không bao giờ hơn thầy. Hơn nữa, chúng ta có thể học ở Chúa Giêsu, đau buồn và than khóc trong cuộc sống không hẳn là sai trái.
Điều gì định hình nên tâm hồn con người? (13/08/2024 07:42:28 - Xem: 461)
Rất nhiều người trong chúng ta, điểm mạnh và điểm yếu bắt nguồn từ cách nuôi dạy chúng ta, nhưng dù sao, chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình.
Con đường ít ai đi (08/08/2024 07:09:13 - Xem: 613)
Tôi sẽ chọn con đường nào? Đôi khi là con đường này, đôi khi là con đường kia; dù tôi biết con đường nào Chúa Giêsu đang mời tôi.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Hội chứng “Burn Out” – Người tông đồ nên làm gì ?
Burn out là hội chứng thường được nhắc tới trong đời sống xã hội hiện đại với dòng chảy quá nhanh và hối hả, với quá nhiều giao động cùng...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế...
-
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...