Văn minh đã không còn
- In trang này
- Lượt xem: 705
- Ngày đăng: 20/05/2024 00:10:23
VĂN MINH ĐÃ KHÔNG CÒN
Có người đã từng nói, không phải chuyện gì cũng có thể khắc phục hoặc chữa lành, nhưng nó phải được đặt tên cho đúng.
Vì sao chúng ta không còn hòa hợp với người khác? Vì sao lại có sự phân cực cay đắng trong đất nước, ở khu phố, trong Giáo hội và cả trong gia đình chúng ta? Vì sao trong nhiều cuộc trò chuyện, chúng ta cảm thấy không an toàn, luôn mãi cảnh giác để không lỡ chân bước vào bãi mìn nào đó về đạo đức, chính trị và xã hội?
Chúng ta, ai cũng có lập luận riêng về những lý do này, và chúng ta hầu hết dựa vào mạng tin tức mình thích, vào bạn bè để củng cố quan điểm của mình. Vì sao? Vì sao lại có sự phân cực cay đắng và những chuyện phiền phức này duy trì giữa chúng ta?
Tôi xin mạn phép đưa ra câu trả lời từ một nguồn gốc cổ xưa: đó là Sách thánh. Tiên tri Malachi trong Sách thánh do thái, cũng là Cựu Ước của chúng ta, cho chúng ta cái nhìn thấu suốt về nguồn gốc của phân cực, chia rẽ và hận thù. Ngài viết lại lời sấm của Thiên Chúa: “Còn Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi đáng khinh và ra hèn mạt trước mặt toàn dân, vì các ngươi không tuân giữ đường lối Ta, và hay nể vì khi áp dụng Luật. Tất cả chúng ta chẳng có cùng một cha sao? Chẳng phải cùng một Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta sao? Thế vì sao chúng ta lại phản bội nhau?”
Lời này chẳng hợp cho chúng ta thời nay sao? Khi, vì phân cực và thù ghét, trong Quốc hội, trong Giáo hội, trong cộng đồng, gia đình, và gần như mọi nơi mọi lúc chúng ta không còn tôn trọng nhau, không còn cố gắng đối xử văn minh với nhau. Chúng ta đã phản bội lẫn nhau. Văn minh đã không còn.
Hơn nữa, chuyện này ảnh hưởng đến cả hai phía trong lăng kính tư tưởng, chính trị, xã hội và giáo hội. Cả hai phía đều có những phe, những hệ tư tưởng riêng biệt từ hờ hững đến khinh miệt với những ai không cùng quan điểm với mình, những ám ảnh về thuyết âm mưu, kiên quyết không nhân nhượng, thiếu tôn trọng và còn hạ thấp những ai không chia sẻ cùng quan điểm. Và gần như lúc nào chúng ta cũng rao giảng, biện hộ, thù hận, tin rằng những điều này được thực hiện nhân danh Thiên Chúa, chân lý, luân lý, khai sáng, tự do, hay chủ nghĩa quốc gia.
Có người đã từng nói, không phải chuyện gì cũng có thể khắc phục hoặc chữa lành, nhưng nó phải được đặt tên cho đúng. Chuyện ở đây cũng vậy. Chúng ta cần đặt một tên cho nó. Chúng ta cần lớn tiếng nói, chuyện này là sai. Chúng ta cần lớn tiếng nói, những chuyện này không được làm nhân danh tình yêu. Và chúng ta cần nói to không bao giờ được lý luận hóa sự thù hận và vô lễ nhân danh Thiên Chúa, Kinh Thánh, chân lý, luân lý, tự do, khai sáng hay bất cứ lý do nào khác.
Phải đặt tên cho từng chuyện, dù chúng ta ở đâu trong cuộc tranh luận đầy thù hận và chia rẽ đang bao trùm xã hội hiện nay. Mỗi chúng ta cần xét mình về sự thiên vị của mình, cụ thể chúng ta ít muốn hiểu bên kia thế nào, chúng ta thiếu tôn trọng người khác thế nào, lời nói của chúng ta thiếu văn minh đến thế nào, và bao nhiêu hận thù đã vô thức len lỏi vào cuộc sống chúng ta.
Sau đó, chúng ta cần tự kiểm lại thêm một lần nữa. Từ chân thành “sincere” có nguồn gốc la-tinh là sine-không và cere-sáp. Chân thành nghĩa là “không có sáp”, là chính mình không chịu bất kỳ ảnh hưởng nào. Nhưng chuyện này không dễ dàng như vậy. Cách chúng ta nhìn chính mình, điều chúng ta tin và quan điểm của chúng ta về mọi sự mọi lúc đều bị cuộc đời chúng ta phủ bóng rất lớn, qua những tổn thương, qua công việc, qua những người mình sống cùng, đồng nghiệp, bạn bè, qua đất nước, qua bầu khí của hệ tư tưởng, chính trị, xã hội, tôn giáo mà chúng ta đang hít thở. Không dễ để biết chúng ta thật sự nghĩ gì hoặc cảm thấy gì về một vấn đề nào đó. Tôi có chân thành không, phản ứng của tôi dựa trên bạn bè và đồng nghiệp của tôi như thế nào, và tôi đón nhận tin này ở đâu? Tận sâu thẳm trung tâm hiện hữu, tôi là ai khi tôi không có lớp sáp?
Khi chúng ta đấu tranh để chân thành, nhất là trong môi trường chia rẽ, thiếu tôn trọng và thù ghét hiện tại, có lẽ chúng ta nên tự hỏi xem những gì mình say mê đủ lớn để nảy sinh thù ghét trong mình, cái đó liệu có bén rễ từ sự chân thành hay là từ hệ tư tưởng, từ cảm xúc bản thân hay phản ứng tri thức đối với điều mà mình ghét?
Cũng dễ hiểu khi chúng ta không trả lời được câu hỏi này. Là con người, chúng ta phức tạp, và việc đi tìm sự chân thành là hành trình của cả một đời. Tuy nhiên, khi đi trên con đường đến với sự chân thành, có một số quy luật mang tính thiêng liêng và nhân văn không thể du di. Tiên tri Malachi đã nêu ra một luật trong đó: “Đừng thiên kiến trong quyết định và đừng phản bội nhau”. Câu này muốn nói gì?
Có một ý là: Bạn có quyền để đấu tranh, để bất đồng với người khác, để say mê vì chân lý, để thỉnh thoảng nổi giận và ngay cả đôi khi cảm thấy thù ghét (vì ghét không đối lập với yêu, lãnh đạm mới đối lập với yêu). Nhưng bạn đừng bao giờ rao giảng thù ghét và chia rẽ, đừng nhân danh sự thiện mà biện hộ cho chúng. Trong chân thành của mình, bạn cần nuôi dưỡng một sự bất tín bẩm tại với bất kỳ ai tích cực biện hộ cho thù ghét và chia rẽ.
Văn minh đã không còn.
Ronald Rolheiser,
J.B. Thái Hòa dịch
Bài cùng chuyên mục:
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại (05/10/2024 08:30:52 - Xem: 209)
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn và bất ổn, thì đó là những gì chúng ta sẽ để lại, và sẽ luôn là một phần di sản của chúng ta.
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống (01/10/2024 07:00:39 - Xem: 603)
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối những tương quan.
Ký ức đen tối (25/09/2024 09:56:58 - Xem: 323)
Để thực sự là chính mình là nhớ, chạm và cảm nhận ký ức về một chạm vào ban đầu của Chúa trong chúng ta. Ký ức đó đốt cháy năng lượng và cung cấp cho chúng ta một lăng kính để nhìn và hiểu.
Độc thân – Nên nói gì đây? (20/09/2024 09:50:07 - Xem: 367)
Độc thân làm chúng ta sống trong cô đơn mà chính Chúa đã lên án, nhưng đó cũng là cô đơn mà Chúa Giêsu đã chết cho chúng ta, và đó là biểu hiện tình yêu sáng tạo nhất của lịch sử loài người.
Đức Mẹ và kinh nghiệm của ta về Thập Giá (18/09/2024 08:09:35 - Xem: 253)
Khởi đầu cuộc đời làm mẹ, Đức Maria đã hiểu rằng những đau khổ của Chúa Kitô cũng sẽ là chính đau khổ của Mẹ.
Ảo tưởng về chính lòng tốt của chúng ta (12/09/2024 08:43:22 - Xem: 387)
Với hầu hết chúng ta, khi điều này xảy ra, chúng ta vẫn là những người tốt và hào phóng, ngoại trừ chúng ta trở nên cay nghiệt, hoài nghi và phán xét nhiều hơn trước đây.
Cầu nguyện khi cảm thấy dường như vô ích (30/08/2024 08:39:48 - Xem: 593)
Cầu nguyện không phải để thay đổi tâm trí Chúa, nhưng để thay đổi tâm trí của người đang cầu nguyện. Chúng ta không cầu nguyện để kéo Chúa về phía mình;
Sự cho phép thiêng liêng để ở trong thống khổ (19/08/2024 08:00:37 - Xem: 611)
Nếu Chúa Giêsu đã khóc, thì chúng ta cũng phải khóc. Người môn đệ không bao giờ hơn thầy. Hơn nữa, chúng ta có thể học ở Chúa Giêsu, đau buồn và than khóc trong cuộc sống không hẳn là sai trái.
Điều gì định hình nên tâm hồn con người? (13/08/2024 07:42:28 - Xem: 461)
Rất nhiều người trong chúng ta, điểm mạnh và điểm yếu bắt nguồn từ cách nuôi dạy chúng ta, nhưng dù sao, chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình.
Con đường ít ai đi (08/08/2024 07:09:13 - Xem: 612)
Tôi sẽ chọn con đường nào? Đôi khi là con đường này, đôi khi là con đường kia; dù tôi biết con đường nào Chúa Giêsu đang mời tôi.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Hội chứng “Burn Out” – Người tông đồ nên làm gì ?
Burn out là hội chứng thường được nhắc tới trong đời sống xã hội hiện đại với dòng chảy quá nhanh và hối hả, với quá nhiều giao động cùng...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế...
-
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...