Phụng vụ

Sắc lệnh của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích về Nghi thức Rửa chân trong Thánh lễ Tiệc ly

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,932
  • Ngày đăng: 05/04/2023 15:48:04

SẮC LỆNH CỦA BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỶ LUẬT CÁC BÍ TÍCH
VỀ NGHI THỨC RỬA CHÂN TRONG THÁNH LỄ TIỆC LY

Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích

 

WHĐ (26.03.2018) – Ngày 20 tháng Mười Hai 2014, Đức giáo hoàng Phanxicô đã gửi thư cho Đức hồng y Robert Sarah, Bộ trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, về Nghi thức Rửa chân trong Tam nhật Vượt qua.

 

Trong thư, Đức giáo hoàng viết:

“Sau khi suy xét kỹ lưỡng, tôi đi đến quyết định thay đổi phần chữ đỏ trong Sách Lễ Roma. Từ nay trở đi, những người được các mục tử chọn rửa chân không nhất thiết phải là quý ông hoặc trẻ nam, nhưng có thể thuộc mọi thành phần trong dân Chúa. Điều cần thiết là phải hướng dẫn đầy đủ cho những người được chọn về ý nghĩa của nghi thức”.

 

Tiếp nhận chỉ thị của Đức giáo hoàng, ngày 6-01-2016, Đức hồng y Robert Sarah, Bộ trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, đã ký Sắc lệnh “In Missa in Cena Domini” (Thánh lễ Tiệc ly), về việc điều chỉnh Nghi thức Rửa chân trong Thánh lễ Tiệc ly.

 

Sau đây là toàn văn Sắc lệnh; bản dịch tiếng Việt của Uỷ ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam:

***

 

BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỶ LUẬT CÁC BÍ TÍCH
SẮC LỆNH
IN MISSA IN CENA DOMINI

Trong thánh lễ Tiệc Ly, sau bài Tin mừng theo thánh Gioan, để diễn tả cách sinh động thái độ khiêm nhường và tình yêu của Chúa Kitô đối với các môn đệ, dựa vào sắc lệnh Maxima Redemptionis nostrae mysteria về việc cải tổ Tuần Thánh (30/11/1955), tại những nơi có lý do mục vụ tương xứng, có thể rửa chân mười hai người nam.

 

Phụng vụ Rôma vẫn gọi đây là nghi thức nhắc nhớ Lệnh truyền của Chúa về đức ái huynh đệ qua những lời dạy của Chúa Giêsu (x. Ga 13,34) được hát lên theo thể đối ca trong lúc cử hành nghi thức.

 

Khi thực hành nghi thức này, các giám mục và linh mục được mời gọi trở nên giống Chúa Kitô, Đấng “đã đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ” (Mt 20,28), và khi được thúc đẩy bởi tình yêu “đến cùng” (Ga 13,1), sẵn sàng trao ban cả mạng sống vì phần rỗi toàn thể nhân loại.

 

Để thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của nghi thức này nơi những người tham dự, Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn sửa đổi quy định chữ đỏ số 11, phần nghi thức Thánh lễ Tiệc Ly trong Sách Lễ Rôma, câu: “Những người nam đã được chọn …” được sửa lại thành: “Những người đã được chọn giữa cộng đồng dân Chúa …” (trong sách Nghi thức giám mục, số 301 cũng phải sửa như thế, và số 299b sẽ là: “dọn ghế cho những người đã được chỉ định”), như vậy, các mục tử có thể chọn một nhóm tín hữu nói lên tính đa dạng và hợp nhất trong mọi thành phần dân Chúa. Nhóm này có thể gồm nam giới và nữ giới, người trẻ cũng như người cao tuổi, người khỏe mạnh và người đau yếu, các giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân.

 

Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, với năng quyền do Đức Giáo hoàng ủy nhiệm, nay đưa việc sửa đổi này vào các sách phụng vụ thuộc Nghi thức Rôma, đồng thời cũng nhắc nhở các chủ chăn về nhiệm vụ phải hướng dẫn đầy đủ cho những người được chọn cũng như các tín hữu khác, giúp mọi người tham dự nghi lễ cách ý thức, tích cực và mang lại nhiều ơn phúc.

 

Bất chấp mọi điều trái nghịch.

Ban hành từ trụ sở Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, ngày 06 tháng 01 năm 2016, lễ Chúa Hiển linh.

 

Hồng y Robert Sarah
Tổng trưởng

Tổng Giám mục Arthur Roche
Thư ký

Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 2,237)

Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Thánh Giuđitha Prusia (04/05/2024 07:23:07 - Xem: 3,748)

Thánh Giuđitha Prusia sống vào thế kỷ thứ mười ba. Ngài được sinh tại Turingia (ngày nay vùng này thuộc Trung Đức). Giuđitha muốn bắt chước mẫu gương của thánh nữ Êlizabeth Hungari.

Thánh Peregrine (1265-1345) (03/05/2024 07:52:08 - Xem: 3,099)

Thánh Peregrine sinh ở Forli, nước Ý, và là quan thầy của những người bị đau khổ vì bệnh ung thư, bệnh AIDS (SIDA) và các căn bệnh trầm trọng khác.

Thánh GIACÔBÊ và PHILIPPHÊ Tông Đồ (Thế kỷ thứ I) (02/05/2024 07:29:38 - Xem: 9,402)

Giáo hội tôn kính hai vị tông đồ này trong cùng một ngày, vì vào thế kỷ thứ V, xác các thánh được đưa về Rôma với nhau và đặt ở đền thờ các thánh tông đồ.

Thánh Giuse NGUYỄN VĂN LỰU, Trùm họ (1790 -1854) (01/05/2024 07:52:13 - Xem: 4,483)

Chào đời năm 1790 tại họ Cái Nhum, tỉnh Vĩnh Long. Ngay từ thời niên thiếu, cậu Giuse Nguyễn Văn Lựu đã được hấp thụ một nền giáo dục gia đình Công Giáo đạo đức.

Thánh Piô V, Giáo hoàng, (ngày 30/4) (29/04/2024 07:50:01 - Xem: 2,007)

Thánh Piô V sinh ngày 17 tháng 01 năm 1504 tại làng Bosco( xứ Piémont) Alêsan, thánh nhân có tên thật là Ghiliêri. Được sinh ra trong một gia đình không khá giả, chỉ đủ ăn,

Thánh Catarina Xiêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 29/4) (28/04/2024 07:47:10 - Xem: 2,272)

Thánh nữ Catarina chào đời năm 1347 trong một gia đạo đức và thế giá. Ngay từ lúc còn nhỏ, Catarina đã được hưởng một nền giáo dục hết sức nhân bản và đạo đức của gia đình:

Thánh Mác-cô, tác giả sách Tin Mừng, (ngày 25/4) (24/04/2024 07:36:19 - Xem: 2,077)

Thánh Mác-cô là một trong bốn tác giả đã ghi lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Bốn thánh sử viết Tin Mừng của Chúa Giêsu là Matthêu, Máccô, Luca và Gioan.

Đôi nét về Chúa nhật Lòng Chúa Thương Xót (23/04/2024 06:17:22 - Xem: 2,150)

Nhưng chính xác thì Lòng Chúa Thương Xót là gì? Sự sùng kính Lòng Chúa Thương Xót này bắt đầu từ đâu?

Thánh Anselmô, Giám mục, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 21/4) (20/04/2024 08:34:01 - Xem: 1,756)

Thánh Anselmô sinh tại Aoste, một thành phố nhỏ nằm trên ranh giới xứ Piémont và Thụy Sĩ. Người xuất thân trong một gia đình quí tộc, danh tiếng và giầu có.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7