Kinh thánh - Giáo lý

Tìm hiểu Lời Chúa Chúa nhật Chúa 12 TN năm B

  • In trang này
  • Lượt xem: 6,247
  • Ngày đăng: 15/06/2021 10:21:28

Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa Nhật 12 Thường Niên, Năm B

 

Những chuyển dịch đều đặn trong cuộc sống thường ngày có thể làm chúng ta giảm bớt ý thức về quyền năng của Thiên Chúa hoặc có thể khiến chúng ta không nhận ra triều đại Thiên Chúa đang định hình giữa chúng ta. Một lần nữa, các bài đọc Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta loại bỏ những gì cản trở tầm nhìn hạn hẹp, khai mở những cảm thức bén nhạy trong chúng ta để chúng ta nhận biết quyền năng của Thiên Chúa luôn tác động trong lịch sử cũng như trong cuộc đời mỗi người chúng ta.

 

BÀI ĐỌC 1: G 38,1-4,8-11

Chúa trả lời ông Gióp

 Sách Gióp là một tác phẩm tuyệt vời, giàu tính khơi gợi, trình bày vấn đề đau khổ của những người vô tội qua giọng văn kể sống động và bi thương. Đó là một tiếng kêu ai oán vượt thời gian, bày tỏ sự không thể hiểu nổi và thất vọng của tất cả những người phải chịu đựng đau khổ bất công. Chủ đề này có thể đã được khơi dậy bởi thế hệ thứ hai của những người lưu đày ở Babylon, họ đang phải chịu đựng những hậu quả của tội lỗi không phải do mình. Nhưng đau khổ là một vấn đề của mọi thời đại. Tại sao con tôi phải chết trẻ? Tại sao tôi phải chịu đựng bệnh tật kéo dài và tốn kém…Tại sao và tại sao? Ở đây, khi bắt đầu câu chuyện, Gióp đã phải chịu đau khổ tận cùng đến nỗi ông đã nguyền rủa cả ngày ông được sinh ra. Trong suốt quá trình nỗ lực để hiểu thấu nỗi khổ của mình, ông giữ mối quan hệ yêu-ghét đối với Thiên Chúa: một mặt ông muốn thoát khỏi bàn tay “áp đặt” của Chúa, nhưng đồng thời ông lại muốn lệ thuộc và gắn bó với bàn tay bảo vệ của Ngài, và tin tưởng rằng Chúa sẽ có một giải pháp tốt đẹp. Bất chấp những gì ông coi là sự “bức hại” không thể chấp nhận được của Thiên Chúa, ông vẫn tin chắc rằng tình thương của Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi ông. Hai cảm xúc trái ngược đan kết với nhau trong suốt cuốn sách, cho đến khi thị kiến cuối cùng về sự khôn ngoan và vinh quang vô song của Thiên Chúa thuyết phục Gióp rằng kế hoạch của Thiên Chúa nằm ngoài lý lẽ của con người. Gióp lấy lại được bình tĩnh và được an ủi bởi kinh nghiệm về một vị Thiên Chúa vinh hiển tuyệt vời và bất khả thấu đạt.

 

ĐÁP CA: Tv 107:23-26, 28-31

Chúa Làm chủ bão táp

Thánh vịnh đáp ca hôm nay chuẩn bị cho Bài đọc Tin Mừng. Tác giả Thánh vịnh giải thích cách những người phải đi biển để kiếm sống chứng kiến quyền năng của Thiên Chúa trong sóng biển bao la. Các câu 25-26 đưa ra một hình ảnh sống động về những con sóng dập dồn trong cơn bão táp. Con tàu nhấp nhô trên mặt sóng chỉ để trượt xuống dưới đáy, làm cho người ta cảm giác như biển đang nuốt chửng con tàu giữa biển sâu. Trong cơn thử thách kinh hoàng như vậy, người có đức tin đã kêu cầu Chúa, và Ngài lắng nghe họ. Ngài làm lặng yên vùng nước xoáy và đưa con tàu đến bờ bến an toàn. Tác giả Thánh vịnh viết rằng những thủy thủ đã cảm nghiệm được lòng thương xót của Chúa như vậy nên tạ ơn Ngài và nói với người khác về tình thương Chúa dành cho họ giữa cơn bão tố kinh hoàng.

 

Thánh vịnh này cũng là một ẩn dụ về cuộc sống. Có những hoàn cảnh áp đảo chúng ta khiến chúng ta sợ rằng mình không thể tồn tại. Những lúc đó, đức tin của chúng ta bị thử thách giống như Chúa đã thử thách ông Gióp, nhưng chúng ta cần đặt trọn niềm tin và hy vọng vào Ngài. Ngài có quyền năng cứu chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sóng to gió lớn cuộc đời như thế nào chăng nữa cũng không thể chống lại Ngài. Ngài có uy quyền “biến sa mạc thành hồ ao và hoang địa khô khan nên nguồn suối” (c. 35) cũng sẽ làm tiêu tan mọi đe dọa trong cuộc sống. Chúng ta hãy tập sống phó thác và tin yêu như thánh Têrêsa nhỏ.

 

BÀI ĐỌC 2: 2 Cr 5,14-17

Thụ tạo mới

Trong bài đọc trích từ thư Côrinthô thứ hai này, Phaolô giải thích rằng biến cố Phục sinh của Chúa Kitô đã thay đổi mọi sự hoàn toàn. Trong cuộc sáng tạo mới này, tất cả các tiêu chuẩn, niềm hy vọng và ước muốn của chúng ta cũng trải qua một sự biến đổi. Ngài có lẽ muốn nói đến những người tự hào về việc biết Chúa Giêsu trong cuộc đời trần thế của Người, và họ muốn tranh giành quyền bính để chống lại Phaolô. Chắc chắn, sau này trong thư, ngài cũng bắt đầu tranh luận về những tuyên bố của một số người gốc Do Thái, những người tự cho mình là “siêu tông đồ”. Ơn cứu rỗi không đạt được chỉ bằng sự hiểu biết về Chúa Giêsu trần thế. Sứ điệp Tin Mừng chỉ có ý nghĩa dưới ánh sáng của biến cố Chúa phục sinh. Chúa Kitô Phục Sinh là Trưởng Tử đã vượt qua cõi chết, và sự phục sinh của Người là kiểu mẫu cho tất cả chúng ta. Đây là câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi của Gióp: bất cứ điều buồn phiền nào mà chúng ta phải chịu trong cuộc sống trần thế này, nếu chúng ta chịu phép rửa tháp nhập vào sự chết của Chúa Kitô, thì chúng ta cũng sẽ được chia sẻ sự phục sinh với Người. Chúng ta đã được chia sẻ sự sống ấy và đang được biến đổi trong Người. Sự sống mà chúng ta đang trải qua hiện nay chỉ là sự chuẩn bị cho sự thành toàn của nó trong sự Phục sinh của Chúa Kitô.

 

TIN MỪNG: Mc 4,35-41

Phép lạ dẹp yên bão tố

Hầu hết các phép lạ của Chúa Giêsu đều là chữa bệnh hoặc trừ quỷ. Nhưng bài đọc này lại trình bày một phép lạ trên tự nhiên, nó có một tác động giống như một phép trừ tà. Chúa Giêsu quở trách sức mạnh của cơn bão như Người quở trách một con quỷ (x. 1,25). Sau một ngày dài giảng dạy đám đông dân chúng, Chúa Giêsu và các môn đệ đang ở trên bờ hồ. Từ đó các ngài bước vào một chiếc thuyền để đi qua bờ bên kia. Đây là khung cảnh trình bày phép lạ.

 

Không phải ngẫu nhiên mà sức mạnh của biển nước hỗn mang được trình bày trong phép lạ trên thiên nhiên này. Trong một số thần thoại Cận Đông cổ đại (ví dụ, Enuma Elish), sức mạnh của sự hỗn mang được miêu tả như những con quái vật được nhân cách hóa ở dưới đáy sâu biển cả. Đọc kĩ trình thuật về cuộc sáng tạo đầu tiên trong sách Sáng Thế người ta thấy dấu tích của loại tư duy này. Ở đó, chúng ta thấy rằng chính Đức Chúa đã đặt lại trật tự vũ trụ từ vực thẳm đầy nước (St 1,2). Các vùng nước hỗn loạn cũng đóng một vai trò quan trọng trong truyền thống Xuất Hành. Trong câu chuyện sống động về sự giải cứu Israel, Đức Chúa đã chia đôi dòng nước biển để dân chúng có thể đi qua một cách an toàn (Xh 14-15). Dấu vết về những chiến thắng của Đức Chúa trên vùng nước hỗn mang cũng được tìm thấy ở những nơi khác trong Kinh Thánh (x. Tv 74,13-14; 89,9-10; 104,6-7).

 

Tất cả những truyền thống này mô tả cuộc xung đột sinh tử giữa quyền lực của chính nghĩa và thế lực của cái ác. Đây là trận chiến mang ý nghĩa vũ trụ và cánh chung giữa sự sáng tạo và sự hủy diệt, và xuyên suốt những truyền thống này, chính Đấng Tạo Hóa-Thiên Chúa quyền năng đã chiến thắng và tạo sinh lại. Tác giả của trình thuật Tin Mừng này miêu tả Chúa Giêsu là Đấng một mình đã chiến thắng vùng nước hỗn loạn. Các môn đệ chắc chắn đã nhận ra điều này, nhưng chỉ một cách lờ mờ. Họ hỏi một câu hỏi, mà đáng lẽ câu trả lời họ phải biết: Đây là ai mà lại có quyền trên biển cả? Truyền thống tôn giáo của họ lẽ ra đã nói với họ rằng: Đây là Đấng Tạo Hóa-Thiên Chúa!

 

Chính các môn đệ hành động dành cho Chúa Giêsu qua nhiều cách khác nhau trong đoạn văn ngắn này. Ngay từ đầu, họ quan tâm đến sức khỏe của Người. Họ muốn đưa Người ra khỏi đám đông và để Người có thể ngủ ở cuối thuyền khi họ cố gắng điều chuyển con thuyền đi qua biển. Khi thuyền bắt đầu đầy nước, họ kêu cầu Người để được giúp đỡ, tin rằng Người có thể cứu họ khỏi bị nguy hại. Tuy nhiên, lời nói của họ cho thấy rằng họ không tin Người sẽ làm được. Đây là sự thiếu đức tin mà Chúa Giêsu thách thức họ. Cuối cùng, sau khi chứng kiến quyền năng mạnh mẽ của Người, họ kính sợ Người và tự hỏi Người là ai.

 

Câu hỏi kết thúc ghi lại ý chính của trình thuật. Người này là ai? Người này hành động với quyền năng nào? Đây không phải là một thắc mắc vô tích sự. Đó thực sự là câu hỏi nền tảng được nêu ra trong suốt sứ vụ của Chúa Giêsu. Uy quyền trong việc giảng dạy và điều kỳ diệu trong những việc Người làm đã không bị phủ nhận. Điều được truy vấn là nguồn gốc của uy quyền mà Người thực thi. Đây thực sự là một vấn đề gia tăng sự bí ẩn, bởi vì Chúa Giêsu đã không cầu khẩn quyền năng từ Thiên Chúa trước khi Người nói hoặc hành động; Người chỉ đơn giản nói hoặc hành động và để những người xung quanh tự quyết định về Người.

THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

+ GLHTCG 423, 464-469 : Đức Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật

+ GLHTCG 1814-1816 : Đức tin, ơn ban của Thiên Chúa, và sự đáp trả của con người

+ GLHTCG 671-672 : Duy trì niềm tin trong nghịch cảnh

 

Lm. Giuse Ngô Quang Trung

Bài cùng chuyên mục:

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật lễ Chúa TT hiện xuống (14/05/2024 23:17:51 - Xem: 80)

Bạn có kinh nghiệm gì với Chúa Thánh Thần không? Bạn có được Ngài soi sáng để quyết định, được sức mạnh để làm chứng, được Ngài dạy dỗ để hiểu biết Chúa Giêsu? Bạn có thường cầu nguyện với Chúa Thánh Thần không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 Phục sinh – Năm B (22/04/2024 08:56:10 - Xem: 233)

Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 Phục sinh – Năm B (15/04/2024 07:31:04 - Xem: 298)

Trong Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 3 Phục sinh – Năm B (08/04/2024 08:59:30 - Xem: 338)

“Chính anh em là chứng nhân.” Theo bạn, ở Việt Nam, chúng ta có thể làm chứng nhân cho Chúa qua những công việc gì hay qua lối sống như thế nào?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 2 Phục sinh năm B (06/04/2024 08:05:54 - Xem: 289)

Theo bạn, thái độ đòi hỏi của ông Tôma trong Ga 20,25 có quá đáng không? Có khi nào bạn gặp một người giống Tôma ở trong nhóm hay họ đạo của bạn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Lá (20/03/2024 07:45:45 - Xem: 361)

Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 mùa Chay – Năm B (11/03/2024 08:59:32 - Xem: 371)

Hãy đọc toàn bộ bài Phúc âm này. Bạn thấy Đức Giêsu có thái độ nào trước cái chết gần đến? Ngài thấy cái chết của mình có ý nghĩa không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 mùa Chay năm B (04/03/2024 07:21:56 - Xem: 355)

Bạn nghĩ phải làm gì để ánh sáng và sự thật của Chúa đến với mình trong Mùa Chay này ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 3 mùa Chay năm B (26/02/2024 08:32:17 - Xem: 283)

Tại sao Hội Thánh lại cho đọc bài Phúc âm này vào Mùa Chay ? Bài này có nói gì về cái chết và sự phục sinh của Chúa chúng ta không ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 2 mùa Chay Năm B (20/02/2024 09:50:39 - Xem: 351)

Khi cầu nguyện, bạn có kinh nghiệm lên núi và được thấy khuôn mặt sáng láng của Chúa bao giờ chưa ?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7