Ai qua là bao chốn xa…
- In trang này
- Lượt xem: 927
- Ngày đăng: 07/02/2024 09:00:52
AI QUA LÀ BAO CHỐN XA...
Đừng đợi đến khi ta “qua là bao chốn xa” rồi mới thấy mình nhớ thương và nuối tiếc nó, vì biết đâu, đến khi ấy ta chẳng thể nào trở về chốn xưa được nữa…
Về quê ăn Tết
Nếu trong xã hội Châu Âu, đầu năm là thời gian để mỗi người nghỉ ngơi, vui chơi thì trong truyền thống Á Châu, Tết là dịp của sum họp, của đoàn viên và của tình thân gia đình. Dường như, càng lớn thêm về tuổi tác, người ta lại càng phong phú hơn trong kinh nghiệm về sự gặp gỡ và chia xa, về gắn bó và kỉ niệm.
Từ ngày nhỏ, trong mỗi Thánh lễ thiếu nhi ngày thứ Năm hàng tuần, chúng tôi hay véo von: “Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà…” mà không hiểu hết ý nghĩa của lời bài hát. Chỉ đến khi rời nhà, đến những “chốn xa”, tôi mới thấy thật thấm thía.
Tết này, bạn về đâu? Còn tôi, Tết này, tôi về nhà…
Khi nhắc đến “nhà”, người ta thường liên tưởng đến một không gian xác định, một nơi chốn hay địa điểm, con người cụ thể. Có lẽ hơn thế, nhà không chỉ là kết quả của một phép cộng thuần túy những yếu tố vật chất hữu hình, nhưng còn là nơi hiện diện của tình yêu, của bình yên và hạnh phúc. Nhà là nơi đầy ắp tiếng cười giòn tan của trẻ thơ dù cuộc sống gia đình không mấy sung túc đủ đầy, là nơi mà nước sôi cũng phải reo lên niềm hạnh phúc bởi chứng kiến sự hy sinh mà các thành viên dành cho nhau. Nhà đơn giản là nơi để trở về!
Trong từ điển, “nhà” là hạn từ không đồng nghĩa với từ “bình yên”, nhưng khi “nhà” trái nghĩa với bình yên thì nó là khởi đầu cho sự bất hạnh. Do ảnh hưởng của lối sống tục hóa và chủ nghĩa cá nhân, “nền móng nhà” – những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình dường như đang đứng trước một thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, thời thế có thể thay đổi nhưng những gì là chân giá trị sẽ luôn trường cửu, bởi có ai dám vỗ ngực khẳng định mình có thể sống mà không cần cộng đoàn, mà trong đó gia đình là cộng đoàn đầu tiên? Triết gia Aristotle đã khẳng định: “Ai mà không thể sống đời sống chung hoặc không cần đến cộng đồng vì tự mình làm đủ, người đó hoặc là thần thánh hoặc là quái vật”.
Do vậy, khái niệm “nhà” có lẽ phải được hiểu trong cái nhìn rộng và bao quát hơn. Nhà không chỉ giới hạn nơi tôi sinh ra, nhưng còn là lớp học tôi đang theo, là giáo xứ mà tôi đang sinh hoạt, là công ty tôi đang làm việc, hay là cộng đoàn mà tôi dấn thân phục vụ… Để xây dựng cộng đoàn như một “gia đình”, thật không đơn giản! Nó cần trách nhiệm và sự hy sinh của tôi trong tư cách là một thành viên. Và đôi khi, niềm vui không đến từ những công việc đao to búa lớn, nhưng xuất phát từ việc hoàn thành những công việc bổn phận nho nhỏ hàng ngày, như lời khẳng định của thi sĩ Tagore:
“Tôi nằm ngủ và mơ thấy cuộc đời là Niềm vui
Tôi thức giấc và nhìn thấy cuộc đời là Bổn phận
Tôi hành động và, ô kìa, Bổn phận chính là Niềm vui”.
Bổn phận của tôi, lúc này đây, là dấn thân hết khả năng vun đắp cho “căn nhà” của mình trở thành nơi hiện diện của tình yêu và là nơi đáng sống. Đừng đợi đến khi ta “qua là bao chốn xa” rồi mới thấy mình nhớ thương và nuối tiếc nó, vì biết đâu, đến khi ấy ta chẳng thể nào trở về chốn xưa được nữa…
HHQ
https://www.tonggiaophanhanoi.org/
Bài cùng chuyên mục:
Viết cho các tân linh mục (04/12/2024 07:34:58 - Xem: 230)
Từ ngày anh em chịu chức, anh em sẽ được gọi là “cha”. Thân thương! Lý do là những người đến với anh em, không chỉ vì anh em có quyền cao chức trọng, nhưng vì anh em được mời gọi trở thành những người cha thiêng liêng, dẫn dắt và chăm sóc đoàn chiên của Chúa.
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình? (18/11/2024 08:57:32 - Xem: 354)
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú, đứa thì khá căm ghét
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh (17/11/2024 08:40:31 - Xem: 262)
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
Người tự kỷ có gì để cống hiến (11/11/2024 07:34:12 - Xem: 177)
Một trong những điều khiến người bệnh tự kỷ mắc phải là sự phụ thuộc vào đồ vật, con người hoặc theo thói quen.
Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 964)
Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.
Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 375)
Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.
Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 428)
Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.
Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 520)
“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).
4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 521)
Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 561)
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.
-
Thứ Bảy 07/12/2024 – Thứ Bảy đầu tháng, tuần 1 mùa vọng. – Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. – Lúa chín đầy đồng, thợ gặt thì ít.
Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
- Thứ Sáu đầu tháng, tuần 1 mùa...
- Thứ Năm đầu tháng, tuần 1 mùa...
-
Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 mùa Vọng năm C - 2024
Chúng ta tưởng tượng xã hội sẽ tốt đẹp biết bao khi mỗi người chúng ta tích cực sống sứ điệp Mùa Vọng “sửa con đường nội tâm cho thẳng”...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 mùa Vọng năm C - 2024
Trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi hãy làm lại con đường của lòng mình: phải sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng,...
-
Mầu nhiệm của Mùa Vọng
Thiên Chúa đã đón nhận những lời nguyện cầu của Dân Chúa, nên vào thời viên mãn, Người đã sai Con Một rất thánh xuống trần gian và chính...
-
Viết cho các tân linh mục
Từ ngày anh em chịu chức, anh em sẽ được gọi là “cha”. Thân thương! Lý do là những người đến với anh em, không chỉ vì anh em có quyền cao...
-
Lời Chúa có quan trọng đối với Bạn không?
Với 7 câu hỏi sau đây bạn có thể tự phản tỉnh về tầm quan trọng của Lời Chúa đối với bạn như thế nào.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 147 - Say nắng người tu sĩ
Mỗi khi gặp thầy, con thấy rất vui, và nhiều khi nghĩ về thầy. Nhiều lúc con còn bất giác tưởng tượng con có thể ôm thầy, nắm tay thầy...
-
Gia vị cho bài giảng CN 1 mùa Vọng năm B - 2024
Trong Mùa Vọng, chúng ta nghĩ đến ý nghĩa thiêng liêng cho sự chờ đợi: hướng lòng về biến cố quang lâm của Chúa Kitô, Đấng Messia. Phần...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 1 mùa Vọng năm B - 2024
Người tỉnh thức luôn biết hướng đến Chân, Thiện, Mỹ, để luôn tư tưởng và hành động trong sự khôn ngoan và đạo đức.
-
Sự dịu dàng là bí mật của lòng chung thủy
Linh mục François Potez đồng hành với các cặp chuẩn bị hôn nhân trong suốt 35 năm, theo linh mục sự dịu dàng là chìa khóa của tình chung...
-
Bánh và Rượu
Bánh và rượu tạo nên một tổng thể cân bằng cho cuộc sống trong mọi khía cạnh của nó. Trên thực tế, khi chủ tế dâng bánh và rượu, thì đây...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất