Văn hóa - Lẽ sống

Bạn nên cầu nguyện bao lâu sau khi rước lễ?

  • In trang này
  • Lượt xem: 944
  • Ngày đăng: 15/08/2023 07:40:26

BẠN NÊN CẦU NGUYỆN BAO LÂU SAU KHI RƯỚC LỄ?

 

Philip Kosloski

 

WGPVL (14.08.2023) - Nhiều vị thánh gợi ý nên dành một khoảng thời gian dài để cầu nguyện sau khi rước lễ trong Thánh lễ.

 

 

Khi kết thúc Thánh lễ, hầu hết chúng ta đều có những thứ ràng buộc và trách nhiệm khác nhau khiến chúng ta không thể ở lại nhà thờ để cầu nguyện. Sống trong một thế giới hối hả, thật khó để dừng lại vài phút mà tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân được đón rước Người.

 

Tuy nhiên, nhiều vị thánh đã khuyến khích một thói quen đạo đức là ở lại cầu nguyện trong một khoảng thời gian dài sau khi rước lễ.

 

Năm 1980, Thánh Bộ Bí tích và Phụng tự [nay là Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích] công bố một tài liệu, Huấn thị Inaestimabile Donum (Hồng ân Vô giá), trong đó khuyến khích việc ở lại để cầu nguyện sau khi rước lễ.

 

Các tín hữu được khuyên không nên bỏ qua việc tạ ơn xứng hợp sau khi rước lễ. Họ có thể thực hiện điều này trong buổi cử hành bằng một khoảng thời gian thinh lặng, với một bài thánh ca, thánh vịnh hoặc bài hát chúc tụng khác, hoặc sau khi cử hành, nếu có thể bằng cách ở lại cầu nguyện trong một thời gian thích hợp. (Inaestimabile Donum, 17)

 

Bạn nên ở lại cầu nguyện bao lâu?

Không có khoảng thời gian “chính thức” nào cho việc ở lại để cầu nguyện. Các thánh trong suốt nhiều thế kỷ đã gợi lên nhiều lựa chọn khác nhau.

 

Thánh Josemaria Escriva đã viết, “Nếu lời tạ ơn của chúng ta tương xứng với sự khác biệt giữa hồng ân của Thiên Chúa và công lao của chúng ta, thì lẽ nào chúng ta lại không nên biến cả ngày sống của mình thành một Thánh lễ nối dài, thành một lời tạ ơn không ngừng hay sao? Đừng rời khỏi nhà thờ gần như ngay lập tức sau khi lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Chắc chắn bạn không có việc gì quan trọng đến nỗi không thể dành cho Chúa 10 phút để nói lên lời cảm tạ. Tình yêu được đền đáp bằng tình yêu.”

 

Thánh Peter Julian Eymard cũng đưa ra một gợi ý tương tự, “Những khoảnh khắc trang trọng nhất trong cuộc đời của bạn là những lúc bạn dành để tạ ơn, khi Vua trời đất, Đấng Cứu Thế và Thẩm Phán của bạn, là Đấng thuộc về bạn, sẵn sàng ban cho tất cả những gì bạn cầu xin Người. Hãy dành nửa giờ, nếu có thể, cho việc tạ ơn này hoặc ít nhất là 15phút. Thay vì rút ngắn việc tạ ơn của bạn, nếu cần thiết, tốt hơn là bạn nên rút ngắn những dự định khác của mình; vì không có khoảnh khắc nào thánh thiện, không có khoảnh khắc nào tốt lành dành cho bạn hơn là khi bạn có được Chúa Giêsu trong thân xác và tâm hồn mình”.

 

Các vị thánh khác đã dành trọn một giờ sau khi rước lễ để tận hưởng từng giây từng phút ở với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể.

 

Dù bạn dành bao nhiêu thời gian để cầu nguyện đi chăng nữa, hãy luôn tạ ơn Thiên Chúa vì sự hiện diện của Người trong Bí tích Thánh Thể và để cho tình yêu của Người tẩy rửa tâm hồn bạn.

 

Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên
Từ nhật báo 
Aleteia (11/8/2023)
Nguồn: 
giaophanvinhlong.net (14.08.2023)

 

Bài cùng chuyên mục:

Tầm quan trọng của nền Giáo dục Công giáo trong thế giới hiện đại (26/07/2024 09:08:17 - Xem: 111)

Một trong những đặc điểm nổi bật của nền giáo dục Công giáo là tập trung đặc biệt vào phẩm giá vốn có của mỗi cá nhân.

4 bước để xây dựng tình bạn với người khác giới (23/07/2024 13:38:20 - Xem: 168)

Bất kỳ mối quan hệ tốt đẹp nào cũng sinh hoa kết quả và hoa trái đó sẽ tràn trề ra bên ngoài nữa. Đừng để các mối quan hệ bạn bè của bạn chỉ ở trong vòng khép kín.

Cầu nguyện và đời sống Linh mục (21/07/2024 10:16:10 - Xem: 284)

Nhiều khủng hoảng trong chức tư tế hay trong đời sống linh mục bắt nguồn chính từ đời sống cầu nguyện nghèo nàn, thiếu thân mật với Chúa, giảm đời sống thiêng liêng xuống chỉ thực hành tôn giáo.

Vẻ đẹp của lời cầu nguyện (20/07/2024 09:58:52 - Xem: 170)

Hãy cho Chúa biết những ước muốn của bạn và lặng lẽ chờ đợi Ngài trả lời, bởi vì cầu nguyện luôn được cho là cuộc trò chuyện giữa chúng ta và Chúa, giúp tình bạn thiêng liêng triển nở.

Khiết tịnh và Đức ái – Tấm khiên và Thanh kiếm của người đàn ông (08/07/2024 07:39:18 - Xem: 469)

Đức khiết tịnh và đức ái là hai trong số những nhân đức chính giúp cho người nam trở thành đàn ông thực thụ.

Đạo - Lễ Hội - Sự Kiện (04/07/2024 14:36:09 - Xem: 539)

Nhiều người đi đọc kinh nhóm hội thì siêng năng, nhưng ít đi lễ. Rất siêng viếng và lạy tượng, nhưng tham dự lễ thì cắt trước xén sau cho thật ngắn giờ. Hiện diện cho có lệ mặc kệ cho Lời Chúa bay cao bay xa tâm trí.

Vì sao một số người không có khả năng trắc ẩn? (29/06/2024 10:02:35 - Xem: 398)

Việc không quan tâm đến những người yếu đuối nhất, ở một khía cạnh nào đó, đây là một khiếm khuyết tâm hồn,

4 bước đơn giản để thải độc kỹ thuật số cho tâm hồn  (21/06/2024 15:35:41 - Xem: 409)

Công nghệ kỹ thuật sẽ là công cụ hỗ trợ cuộc sống chứ không phải là rào cản đức tin nếu chúng ta sử dụng chúng một cách quân bình.

Tại sao người xấu có vẻ sống sung túc trong khi người tốt lại gặp nhiều gian truân? (18/06/2024 06:21:11 - Xem: 570)

Thật khó tin rằng những người cố gắng làm theo ý Chúa lại phải đối mặt với vô vàn vấn đề.

Đời sống đức tin của tôi (11/06/2024 08:13:13 - Xem: 391)

Đức tin là một cái gì không diễn tả được, không nắm bắt được, không học hỏi được, không lý luận được. Tin hay không, thế thôi.

Bài viết mới