Văn hóa - Lẽ sống

Bóng mát mùa cô Vy

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,969
  • Ngày đăng: 02/06/2021 13:44:56

BÓNG MÁT MÙA CÔ - VY

 

Bóng mát ấy dường như bù đắp phần nào cái hụt hẫng, xa lạ giữa những đổi thay. Nó giúp con người có thể kết nối với nhau bấp chất những xa cách về mặt thể chất. Nó khỏa lấp cơn khát “bản thân – tha nhân” nhờ duy trì những liên lạc giữa con người với nhau.

 

 

Giữa những mệt mỏi mùa Cô Vy (Covid), ta đang phải đối mặt với quá nhiều vấn đề trong cuộc sống. Từ chuyện đồng tiền bát gạo đến giả thật thực hư, từ chuyện chữ nghĩa việc làm đến lúc càm ràm hơn thua… Mọi thứ bao trùm trong cái nặng nề, phủ lấp trong sự nóng ran. Nhiều hoạt động bị ngưng trệ, các sinh hoạt phải đổi thay, nhiều thói quen dần tan chảy, không ít lối xưa đang chuyển lay. Cái mùa “ngột ngạt” này dễ cuốn ta vào vòng xoáy của trách móc than van, vào lối mòn của an phận thủ thường mà bất giác lãng quên bao điều cứu cánh sánh vai. Có lẽ đã đến lúc những bóng mát quan trọng với ta thế nào giữa cơn “oi ả” của mùa này.

 

Mùa Cô Vy về, một trong những đảo lộn sâu sắc nơi cuộc sống của ta là sự xa cách xã hội, các hạn chế của những cuộc tụ họp và của những tiếp xúc trực tiếp. Khi đó, một giải pháp nằm ngay trong tầm tay của ta chính là công nghệ. Bóng mát ấy dường như bù đắp phần nào cái hụt hẫng, xa lạ giữa những đổi thay. Nó giúp con người có thể kết nối với nhau bấp chất những xa cách về mặt thể chất. Nó khỏa lấp cơn khát “bản thân – tha nhân” nhờ duy trì những liên lạc giữa con người với nhau. Nhờ công nghệ, ta vẫn có thể duy trì và phát triển những mối tương quan, những mạng lưới xã hội với nhiều hình thức đa dạng. Thật vậy, không thể đến lớp nhưng vẫn có thể gặp thầy cô, bạn bè, không thể đến công ty nhưng vẫn có thể hội họp, làm việc cùng đồng nghiệp, không thể đến nhà thờ nhưng vẫn có thể hiệp thông trong các giờ cầu nguyện, tham dự các Thánh Lễ online… Nhờ thế, ta có thể bớt cô đơn trong bốn bức tường, giảm lo lắng trước cảnh thế rối ren, nhẹ căng thẳng nơi cuộc sống thay đổi; và ta cũng thêm thoải mái, tăng an ủi bên người thân. Hơn hết, bất chấp những tác động không tốt nhiều mặt, giữa mùa đại dịch, công nghệ vẫn giúp ta duy trì những mối liên hệ xã hội và phát triển ý thức xã hội, tính cộng đồng và tinh thần tương trợ nhiều chiều khác nhau.

 

Trong “cái nực cái bức” của mùa Cô Vy này, không ít người chỉ dừng chân dưới cái bóng mát của công nghệ mà vô tình quên lãng những bóng mát xum xuê khác. Có lẽ nhiều người thực sự không để ý tới một bóng mát được tỏ hiện nơi những anh hùng thầm lặng. Đó là điều mấy người để mắt mấy ai để tâm. Chính họ đang ngày đêm ra sức tỏa bóng cho ta nghỉ ngơi. Những con người ấy đang cố gắng tìm lại những ngày tháng bình yên cho ta. Các bác sĩ cùng nhân viên y tế đang hi sinh tình nguyện làm tròn bổn phận cứu chữa những nạn nhân của mùa Cô vy này. Những chuyên gia công nghệ vẫn đảm bảo kết nối cho một xã hội online. Các nhân viên siêu thị, nhân viên vệ sinh, các nhân viên chuyên chở, các linh mục, tu sĩ và bao người khác hiểu rằng không ai có thể tự cứu thoát được mình… Những con người ấy đã trở nên những chứng nhân sống động cho ta ngay giữa cơn cùng quẫn này. Thay vì rắc gieo thêm nỗi kinh hoàng, họ đã gieo trồng tinh thần trách nhiệm, hy sinh phục vụ. Thay vì đầu hàng, họ đã hiên ngang đương đầu với gian nan thử thách. Thay vì tuyệt vọng, họ đổ tràn nơi ta niềm hy vọng về một ngày mai tươi sáng.

 

Và nơi nguồn cảm hứng của họ, ta vô tình nhận ra cái bóng mát của niềm hy vọng vô bờ. Như lời Đức Thánh Cha, bóng mát ấy “không phải là thứ lạc quan tếu, không phải là cái vỗ nhẹ vào lưng hay một lời khích lệ trống rỗng, nhưng đó là món quà đến từ thiên đường, là thứ chúng ta không thể tự mình kiếm được.” Giờ đây, giữa mùa Cô Vy, hy vọng một lần nữa hiện diện ở trung tâm sân khấu nhân loại. Mùa ấy đã qua rồi bất chợt trở lại. Nó đành lòng cướp đi không ít sinh mạng nhưng thực tế là phần lớn chúng ta vẫn đang sống sót. Với niềm hy vọng đó, ta có thể bảo vệ chính mình bởi sức mạnh bên trong ta và cõi lòng bừng cháy trong những nghịch cảnh. Ta hy vọng vào những sự gắn bó với những người ta có thể tin tưởng, những ai ta vẫn đang kết nối. Họ đang hiện diện cùng cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ ta. Ta hy vọng vào khả năng sống sót nhờ những hành động có trách nhiệm, những nguồn lực cá nhân, những kinh nghiệm cuộc sống và sức mạnh trưởng thành của bản thân. Ta hy vọng vào việc làm chủ của mình nơi hình ảnh bản thân và nguồn cảm hứng từ những người anh hùng thầm lặng. Họ sẽ phản chiếu phần nào con người chân thật của ta trước những cảnh huống cuộc đời. Và tất nhiên ta hy vọng nơi Thiên Chúa của mình vì Người sẽ chăm sóc chúng ta. Đó là niềm hy vọng sống động và mới mẻ đến từ Thiên Chúa. Chính Người là nguồn an ủi lớn nhất cho ta trong những ngày tháng đợi chờ bình yên này. Chính Người là bóng mát vô tận cho những ai đang mệt mỏi những người đang hãi sợ những ai đang lắng lo trong mùa Cô Vy này.

 

Dưới những bóng mát ấy, Đức Thánh Cha mời gọi ta đừng sợ hãi chớ yếu hèn mà hãy để cho niềm hy vọng được bừng cháy. Ngài khích lệ ta hãy điều chỉnh các thói quen, ngước mắt lên cao và chuyên cần cầu nguyện. Mỗi thời khắc vẫn có bao người đang cầu nguyện, dâng hy sinh và chuyển cầu cho ích chung của tất cả mọi người. Cầu nguyện và phục vụ âm thầm là khí giới chiến thắng của ta. Và hãy để lời cầu nguyện của Đức Phan-xi-cô nung nấu con tim của mỗi người:

 

Lạy Chúa, xin Chúa chúc lành cho thế giới, xin ban sức khỏe cho thân xác và an ủi cho tâm hồn. Chúa dạy chúng con đừng sợ hãi. Nhưng niềm tin của chúng con yếu ớt, và chúng con nhát đảm. Nhưng lạy Chúa, Chúa không bỏ mặc chúng con trong bão tố. Xin Chúa lập lại lần nữa: “Các con đừng sợ” (Mt 28,5). Và cùng với thánh Phêrô,” chúng con phó thác cho Chúa mọi lo âu, vì Chúa chăm sóc chúng con” (X 1 Pr 5,7).

 

Hãy tìm bóng mát yên bình cho riêng mình.

Lyeur Nguyễn(dongten.net)

Bài cùng chuyên mục:

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 342)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 341)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 518)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Ngày 8/3 trong Vườn Địa Đàng (07/03/2024 10:00:13 - Xem: 545)

Trong vườn địa đàng, người phụ nữ được A-đam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế.

Đức ái còn mãi (04/03/2024 08:34:32 - Xem: 369)

Tại sao mỗi lần đến Mùa Chay, con thường nghe Giáo hội mời gọi chúng ta bố thí, làm việc bác ái? Xin giải thích giúp con về ý nghĩa của việc này có khác với làm công quả bên Phật không?

Tiếng “ồn” (24/02/2024 05:49:27 - Xem: 388)

Giữa thế bị kìm kẹp giữa những tiếng ồn bên ngoài và những xáo động nội tâm, đâu là điểm tựa cho sự bình an? Chúng ta không có được một điểm tựa cho cuộc sống vốn dĩ vô thường của mình.

Mùa Chay 2024: làm thế nào để chống lại cám dỗ của mạng xã hội? (23/02/2024 08:20:32 - Xem: 482)

Cơ chế của mạng xã hội không phải là cuộc cách mạng, nó là sự khuếch đại của các hiện tượng hiện có.

Giáo dục: Tuổi nào cũng có nhu cầu thiêng liêng của tuổi đó (22/02/2024 08:48:49 - Xem: 300)

Những ấn tượng tuổi ấu thơ đã ăn sâu vào trí nhớ và có ảnh hưởng lâu dài đến cuộc đời. Các giai đoạn chính của đời sống tâm linh của con cái chúng ta.

Thánh Rôbertô Bellarminô nói về hoa trái của việc chay tịnh (14/02/2024 09:13:45 - Xem: 380)

Lợi ích của việc chay tịnh không bị loại bỏ trong Tân Ước; nếu được tuân giữ cách đạo hạnh, việc ăn chay luôn có lợi cho cả linh hồn và thể xác.

Năm Con Rồng và Con Rồng trong lời dạy của Kinh Thánh (09/02/2024 05:30:45 - Xem: 1,505)

Chúa của chúng ta có quyền tối cao trên tất cả, vì vậy chúng ta không cần phải sợ các thế lực ma quỷ.

Bài viết mới