Văn hóa - Lẽ sống

Câu chuyện hai môn đệ làng Emmau và Đức Giêsu Kitô Phục Sinh

  • In trang này
  • Lượt xem: 6,169
  • Ngày đăng: 20/04/2021 23:12:03
Câu chuyện Đức Giê-su phục sinh hiện ra với hai môn đệ trên đường Em-mau (x.Lc 24, 13-35)
 

- MẦU NHIỆM ĐỨC KI-TÔ PHỤC SINH HIỆN DIỆN TRONG HỘI THÁNH

 

Câu chuyện Đức Giê-su phục sinh hiện ra với hai môn đệ trên đường Em-mau (x.Lc 24, 13-35) đã vén mở thêm về một sự kiện lạ lùng nhờ đó các môn đồ được củng cố niềm tin hơn nữa, đó là việc Đức Giê-su Ki-tô đã thực sự sống lại. Ngài vẫn sống và đã hiện ra với các tông đồ, với các môn đệ. Ngài vẫn còn hiện diện với Cộng đoàn phục sinh của Ngài. Như chính lời Ngài đã khẳng định: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

Ki-tô hữu mọi thời mọi nơi luôn được mời gọi để khám phá sự hiện diện mầu nhiệm của Đức Ki-tô phục sinh. Chúng ta hãy trở về quá khứ và bắt đầu từ câu chuyện của hai môn đệ làng Em-mau.

 

- Hai môn đệ Em-mau đã cảm nhận được sự hiện diện của Đấng Phục sinh như thế này đây: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao” (Lc 24, 32).

 

Lòng họ bừng cháy lên vì Chúa ở bên họ, đồng hành với họ.

 

Cũng một cách thức ấy, từ sau biến cố Phục sinh, Chúa hiện diện và hoạt động mạnh mẽ trong Hội thánh. Hội thánh là một thực-tại-thánh được khai sinh từ mầu nhiệm thập giá, từ cạnh sườn bị đâm thâu có máu và nước chảy ra (x. Ga 19, 34). Hội thánh luôn là một thực thể liên kết, gắn bó mật thiết với Ngài. Ở đâu có Hội thánh ở đó có Ngài hiện diện.  “Thầy là đầu, anh em là chi thể...Thầy là cây nho, anh em là cành nho...”. Sức mạnh của sự hiện diện của Đấng Phục sinh trong Hội thánh là Thần Khí. Chính Thần Khí liên kết và làm ta sống hiệp thông với Đức Ki-tô phục sinh.

 

- Hai môn đệ Em-mau cũng đã nhận ra Chúa phục sinh hiện diện cách thế này nữa. Thánh sử Luca thuật lại: “Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất” (Lc 24, 30-31). Đức Giê-su “biến mất” không phải là trốn tránh trách nhiệm hay bỏ rơi môn đệ nhưng là để hai người này khám phá sự hiện diện của Ngài nơi các vị đại diện trong Hội thánh Ngài. Và lập tức sau đó hai ông này đã tìm đến Nhóm Mười Một (x.Lc 24, 33-35).

 

Như vậy, Chúa cũng hiện diện trong những người anh em mà Ngài đã chọn làm đại diện. Đức Ki-tô chọn lựa những những người trong Cộng đoàn để thay mặt Ngài điều hành cai quản Hội thánh, đồng thời làm cho sự hiện diện của Ngài nên sống động và để lời hứa của Ngài nên hiệu lực. “Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ chính Đấng đã sai Thầy” (Lc 10, 16); “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

 

Để làm chứng cho việc Ngài hiện diện sống động và làm việc tích cực nơi những đại diện của Ngài, Chúa đã đồng hóa chính mình với họ, nhờ đó họ được thừa kế công vụ và tiếp tục thi hành sứ mệnh của Ngài, giống như Ngài: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần...” (Mt 28, 18-19).

 

- Chúa hiện diện qua Lời Kinh Thánh và trong Mầu nhiệm Bí tích Thánh Thể. Đây là một kinh nghiệm rất đặc biệt của hai môn đệ Em-mau. “Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau: ‘Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?’ ” (Lc 24, 30-32).

 

Hai môn đệ Em-mau đã nhận ra Chúa tỏ tường khi Ngài bẻ bánh và trao cho họ, cũng như lòng họ đã bừng nóng khi Ngài giải thích Kinh Thánh lúc đồng hành với họ. Đây là “cao điểm” của cuộc hành-trình-có-Chúa-đồng-hành.

 

Ki-tô hữu cũng có những khoảnh khắc nếm trải sự hiện diện của Đấng Phục sinh khi họ tin, nghe, thực hành Lời Chúa, khi họ lãnh nhận hồng ân Thánh Thể. Nhưng khác với kinh nghiệm tiếp cận Đức Ki-tô phục sinh mà hai môn đệ Em-mau khi xưa có được, ngày hôm nay chúng ta thấy Chúa, nhận ra Chúa, hiệp thông với Chúa nhờ đức tin hơn là nhờ những kinh nghiệm giác quan. Đức tin vừa là ân huệ vừa là một mời gọi. “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ”(Ga 6, 35). “Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết ” (Ga 6, 40).

 

- GẶP GỠ CHÚA KI-TÔ PHỤC SINH TRONG ĐỜI THƯỜNG

 

Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ” (Lc 14-15). Đang khi hai môn đệ Em-mau thao thức về Chúa của họ thì Chúa xuất hiện và đồng hành với họ.

 

Ki-tô hữu trước hết là người được Chúa kêu gọi để trở thành bạn-đồng-hành của Ngài. Chúa luôn quan tâm đến việc kết bạn với mọi người, nhất là với những ai thao thức về Ngài và về những công việc của Ngài. “Anh em là bạn hữu của Thầy...Thầy không còn  gọi anh em là tôi tớ nữa...Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu... ” (x.Ga 15, 14-15). “Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em...” (Ga 14,18).

 

Và với những ai tin tưởng, yêu mến Ngài mãnh liệt thì chẳng những Chúa làm bạn mà Ngài còn đồng hóa với họ. Như thánh Phaolô đã xác tín: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).   

 

Khi tới gần làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: ‘Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.’ Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ ” (Lc 24, 28-29). Hai môn đệ Em-mau đã tỏ ra ân cần và thân thiện với người bạn đồng hành xa lạ. Họ chưa nhận ra Chúa nhưng họ vẫn cư xử tử tế như với một người thân quen. Dường như họ đang cần có người để chia sẻ những băn khoăn, lo lắng, thao thức trong lòng...

 

Trong cuộc đời Ki-tô hữu, không phải lúc nào chúng ta cũng được Chúa “xuất đầu lộ diện” để ta tiếp đón Ngài, mà thường thì Ngài ẩn mình dưới lớp áo người khách lạ. Đức tin Ki-tô giáo giúp ta khám phá Chúa trong tâm hồn mình và trong mọi người. Đức ái Ki-tô giáo thúc đẩy chúng ta tích cực phục vụ. Đức Ki-tô phục sinh có mặt ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, nhất là những khi chúng ta băn khoăn lo lắng, thất vọng. Nếu biết lắng nghe, cầu nguyện và quan tâm đến Ngài chúng ta sẽ nhận ra các dấu chỉ của sự hiện diện của Ngài.

 

Chúng ta sẽ nghe được tiếng Chúa an ủi chúng ta: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi...” (Ga 14, 27).

 

Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ tập tại đó. Những người này bảo hai ông: ‘Chúa chỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon.’ Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh” (Lc, 24, 33-35). Hai môn đệ Em-mau một khi đã tiếp xúc với Đấng phục sinh rồi, họ thay đổi lộ trình, quay trở lại Giê-ru-sa-lem gặp anh em họ để loan báo Tin Vui. Họ hăng say thuật lại những gì tai nghe, mắt thấy về Thầy Giê-su phục sinh. Một câu chuyện thực. Một con người thực. Một biến cố thực. Một niềm vui và hi vọng thực...

 

Khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, người Ki-tô hữu vừa được các ơn huệ bao la của Thiên Chúa qua Đức Ki-tô trong Hội thánh, như ơn tha thứ, ơn thánh hóa, ơn tái sinh, ơn làm nghĩa tử (quyền trở nên con cái Thiên Chúa), nhưng đồng thời, họ cũng nhận sứ mệnh của người-được-sai-đi. Tông đồ (Apostolos) nghĩa là người-được-sai (L’Envoyé). Chúa đã nhắc nhở: “Như Cha đã sai Thầy vào thế gian, Thầy cũng sai anh em vào thế gian” (Ga 17,18; 20,21).

 

Giáo lý HTCG số 863 cũng khẳng định: “Tất cả các phần tử của Hội Thánh mỗi người một cách đều được sai đi. Ơn gọi Ki-tô hữu tự bản chất cũng là ơn gọi làm tông đồ. Mọi hoạt động của Nhiệm Thể nhằm làm cho Nước Đức Ki-tô rộng mở trên khắp hoàn cầu được gọi là việc tông đồ”.

 

Rõ ràng là chúng ta không chỉ lo “có đạo” và “giữ đạo” cho riêng mình...mà còn có nghĩa vụ và bổn phận tham gia vào công cuộc cứu độ của Giáo Hội nữa. Như CĐ Vat II đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ cao cả của mọi giáo dân là làm cho ý định cứu độ của Thiên Chúa ngày càng lan tới tất cả mọi người ở mọi nơi và mọi thời đại...” (x. Vat II, LG 33).

 

* * * * *

 

Ki-tô hữu đang sống trong bầu khí Phụng vụ “Mừng Chúa sống lại”. Niềm vui thì đã có nhưng nỗi băn khoăn, thao thức cũng vẫn còn đó. Câu chuyện hai môn đệ Em-mau nhắc nhở chúng ta một điều, là hãy đứng dậy, hãy ra khỏi những não trạng cũ, những suy nghĩ cũ, những nếp sống cũ...để thắp sáng một niềm tin “Chúa đã sống lại thật rồi! Hallêluia!!!”. Hãy đến với anh em để loan Tin Vui...Hãy làm một điều gì đó để minh chứng cho mọi người thấy rằng Đức Giê-su Ki-tô đã sống lại, Ngài đang sống, đang đồng hành với mỗi người trong chúng ta. Chúng ta đã gặp Ngài và Ngài đã sai chúng ta đi ./.       

 

Aug. Trần Cao Khải

 

Bài cùng chuyên mục:

Tầm quan trọng của nền Giáo dục Công giáo trong thế giới hiện đại (26/07/2024 09:08:17 - Xem: 116)

Một trong những đặc điểm nổi bật của nền giáo dục Công giáo là tập trung đặc biệt vào phẩm giá vốn có của mỗi cá nhân.

4 bước để xây dựng tình bạn với người khác giới (23/07/2024 13:38:20 - Xem: 169)

Bất kỳ mối quan hệ tốt đẹp nào cũng sinh hoa kết quả và hoa trái đó sẽ tràn trề ra bên ngoài nữa. Đừng để các mối quan hệ bạn bè của bạn chỉ ở trong vòng khép kín.

Cầu nguyện và đời sống Linh mục (21/07/2024 10:16:10 - Xem: 284)

Nhiều khủng hoảng trong chức tư tế hay trong đời sống linh mục bắt nguồn chính từ đời sống cầu nguyện nghèo nàn, thiếu thân mật với Chúa, giảm đời sống thiêng liêng xuống chỉ thực hành tôn giáo.

Vẻ đẹp của lời cầu nguyện (20/07/2024 09:58:52 - Xem: 170)

Hãy cho Chúa biết những ước muốn của bạn và lặng lẽ chờ đợi Ngài trả lời, bởi vì cầu nguyện luôn được cho là cuộc trò chuyện giữa chúng ta và Chúa, giúp tình bạn thiêng liêng triển nở.

Khiết tịnh và Đức ái – Tấm khiên và Thanh kiếm của người đàn ông (08/07/2024 07:39:18 - Xem: 470)

Đức khiết tịnh và đức ái là hai trong số những nhân đức chính giúp cho người nam trở thành đàn ông thực thụ.

Đạo - Lễ Hội - Sự Kiện (04/07/2024 14:36:09 - Xem: 539)

Nhiều người đi đọc kinh nhóm hội thì siêng năng, nhưng ít đi lễ. Rất siêng viếng và lạy tượng, nhưng tham dự lễ thì cắt trước xén sau cho thật ngắn giờ. Hiện diện cho có lệ mặc kệ cho Lời Chúa bay cao bay xa tâm trí.

Vì sao một số người không có khả năng trắc ẩn? (29/06/2024 10:02:35 - Xem: 398)

Việc không quan tâm đến những người yếu đuối nhất, ở một khía cạnh nào đó, đây là một khiếm khuyết tâm hồn,

4 bước đơn giản để thải độc kỹ thuật số cho tâm hồn  (21/06/2024 15:35:41 - Xem: 409)

Công nghệ kỹ thuật sẽ là công cụ hỗ trợ cuộc sống chứ không phải là rào cản đức tin nếu chúng ta sử dụng chúng một cách quân bình.

Tại sao người xấu có vẻ sống sung túc trong khi người tốt lại gặp nhiều gian truân? (18/06/2024 06:21:11 - Xem: 570)

Thật khó tin rằng những người cố gắng làm theo ý Chúa lại phải đối mặt với vô vàn vấn đề.

Đời sống đức tin của tôi (11/06/2024 08:13:13 - Xem: 391)

Đức tin là một cái gì không diễn tả được, không nắm bắt được, không học hỏi được, không lý luận được. Tin hay không, thế thôi.

Bài viết mới