Văn hóa - Lẽ sống

Chúng ta cần sự khôn ngoan nào?

  • In trang này
  • Lượt xem: 8,805
  • Ngày đăng: 27/04/2021 00:00:00

CHÚNG TA CẦN SỰ KHÔN NGOAN NÀO?

 

Chuyên mục của nhà tâm lý và phân tâm Jacques Arènes trả lời độc giả trên tuần báo La Vie về các câu hỏi thuộc lãnh vực thiêng liêng hay hiện sinh.

 

 

Từ xưa đến nay hình ảnh nhà hiền triết không phải là hình ảnh trên trang thời sự. Tuy nhiên cho đến bây giờ những người lớn tuổi lại thường có trách nhiệm trong trong lãnh vực này. Trên thực tế, chúng ta không đòi hỏi họ phải là nhà “hiền triết”, nhưng họ có kinh nghiệm và kinh nghiệm này làm trấn an. Kinh nghiệm không hoàn toàn giống khôn ngoan. Kinh nghiệm là tốt, nhưng kinh nghiệm không phải lúc nào cũng hữu ích khi gặp các tình huống mới – ít nhất là trong đời sống hàng ngày – như tình huống chúng ta đang sống hiện tại. Covid là mới, nhưng có những chuyện khác có vẻ như lạ và chưa từng có trong thế giới đương đại này, ví dụ như cách sống chung. Vì thế cảm giác phổ biến hiện nay, những gì chúng ta nhận trong quá khứ có thể chẳng hướng dẫn gì nhiều cho chúng ta trong hoàn cảnh hiện nay.

 

Nhà sử học François Hartog sáng chế ra thuật ngữ “chế độ lịch sử” để giải thích những khủng hoảng của thời tập thể. Từ thời hiện đại, nó đã dần phát triển thành quyền lực tương lai, được thúc đẩy bởi ý tưởng tiến bộ, thay thế cho quyền lực của truyền thống. Ngày nay, ngay cả tương lai cũng không còn quyền uy nữa, và hiện tại là tiêu chuẩn duy nhất, chúng ta rất sợ những gì có thể xảy ra. Chúng ta có kinh nghiệm của quyền lực hiện tại, một phần nào đáng tiếc vì nó là hiện tại bất động, đôi khi vui, nhưng không phải lúc nào người ta cũng biết mình sẽ đi đâu. Quyền hạn này của hiện tại thật kỳ lạ, vì nó tìm kiếm cội nguồn một cách vô thức. Những gốc rễ tối thiểu nhưng thiết yếu, chẳng hạn như biết thế giới sẽ tiếp tục quay, rằng sự phát triển của cuộc sống, của cuộc đời chúng ta sẽ tiếp tục, rằng những thử thách trên thực tế, khá đơn giản và phải vượt qua được.

 

Ở cương vị nhà phân tâm học, tôi cảm nhận những người đến gặp tôi, họ được trấn an vì họ xem tôi là người có “kinh nghiệm” – và như thế là có hiệu quả – không phải là “khôn ngoan”, cái khôn ngoan của người hiểu biết, nhưng sự việc tôi có thể chứng thực, cuộc sống sẽ đi tới, các đau khổ hiện nay sẽ được vượt qua, những gì tưởng như đã dừng lại sẽ được bắt đầu lại. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết, cuộc sống vẫn tiếp diễn, nhưng đồng thời, một số người phải nuôi hy vọng này cho người khác. Vậy có thể nào chỉ có một số ít người mang niềm tin này vào tương lai, không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người khác không? Cuộc sống không tự nó tiếp tục một mình. Ngày nay cũng như trước đây, chúng ta cần khát vọng, bền chí, một ý chí để sinh ra tương lai, đôi khi với đôi gọng kìm bắt buộc.

 

Và đó là khôn ngoan thực sự: không phải để trấn an bằng mọi giá, mà để thuyết phục những người cần cho rằng, thế giới có thể tiếp tục, với giá của mong muốn hay của cố gắng, giá hình dung tương lai và những gì tương lai có thể mang lại.

 

Nhà tâm lý học người Mỹ William James xem cố gắng là nét đặc thù của con người, điều này làm tăng độ dốc cho các sự kiện và các xác định. Theo cách nhìn này, cố gắng không phải là một loại ý chí. Cố gắng được thúc đẩy bằng câu hỏi: “Thế giới như thế nào, bạn có chấp nhận nó như thế ấy không?” Đó là việc đối diện với vũ trụ và tương lai của nó. Tương lai không cho chúng ta biết điều gì, và đôi khi nó có thể rất đáng sợ. Phải nghĩ về nó nhiều hơn là đọc nó. Chúng ta phải lao mình vào nó và tin tưởng vào nó… Cho chúng ta và cho những người chung quanh chúng ta. Khôn ngoan hay điên rồ?

 

Marta An Nguyễn dịch(phanxico.vn)

Bài cùng chuyên mục:

Ý nghĩa Kinh Mân Côi (04/10/2023 07:05:58 - Xem: 109)

Yêu mến Đức Mẹ là con đường dẫn đến Chúa Giêsu. Và lần hạt Mân Côi là phương thế để bày tỏ tình yêu đối với Đức Mẹ.

Chứng biếng ăn tâm thần (25/09/2023 08:02:01 - Xem: 280)

Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho người khác. Bạn cảm thấy thiếu tình thương ư ?

Bệnh sĩ (16/09/2023 15:48:30 - Xem: 462)

Đức GH Phaolo VI: “Con người hôm nay cần chứng nhân hơn thầy dạy”. Bớt lý thuyết, ban bệ và chức danh, tự khắc Giáo hội sẽ năng động và hiệp hành thực tế.

Yêu và sống theo con đường, sự thật và sự sống (13/09/2023 06:03:42 - Xem: 243)

Nếu chúng ta muốn trở nên giống Chúa Kitô, chúng ta phải sống với Ngài bằng cách để Ngài sống trong chúng ta.

Ngay cả các thánh cũng phải vượt thắng sự ngờ vực (03/09/2023 13:59:54 - Xem: 255)

Ngờ vực không phải là một tội khi nó dẫn chúng ta đến đức tin lớn lao hơn; một cuộc đấu tranh chân thành với sự thật có thể dẫn đến một sự dấn thân mạnh mẽ...

Năm bước hướng tới sự chữa lành tâm linh (28/08/2023 10:14:39 - Xem: 392)

Dựa trên hành trình hướng tới sự chữa lành của chính mình, sau đây là 5 bước đã giúp tôi tìm thấy sự tự do và bình an nội tâm thực sự.

Làm thế nào phân định sứ mạng của mình trong Giáo xứ? (23/08/2023 07:42:40 - Xem: 411)

Tôi có thể làm gì thực sự hữu ích? Tôi có phần nào trong vườn nho của Chúa để sinh hoa trái? Tôi phải phục vụ ở đâu?

Bạn nên cầu nguyện bao lâu sau khi rước lễ? (15/08/2023 07:40:26 - Xem: 420)

Nhiều vị thánh gợi ý nên dành một khoảng thời gian dài để cầu nguyện sau khi rước lễ trong Thánh lễ.

'Đánh hội đồng' hoa hậu, á hậu trên mạng, quá đà rồi! (10/08/2023 07:09:23 - Xem: 1,306)

Những ồn ào xoay quanh hoa hậu và á hậu cũng đến lúc nên dừng lại. Những kiểu 'ném đá tập thể' liên quan vụ này cho thấy thực trạng công kích người khác đã đi quá đà.

Thái độ trước những trái ý (24/07/2023 07:19:20 - Xem: 729)

Thái độ tích cực là thái độ của người biết khôn ngoan nhận định sự việc, nghĩa là biết nhìn nhận lý luận và lập trường của người khác, biết lắng nghe với tâm hồn cởi mở.

  • Bài viết mới
    Câu chuyện chiều thứ 7