Giáo hội toàn cầu

Công giáo Thánh Địa cho phép Kitô hữu các Giáo hội Đông phương không Công giáo lãnh nhận Thánh Thể

  • In trang này
  • Lượt xem: 11,395
  • Ngày đăng: 08/11/2021 16:16:17
Theo “Chỉ thị Mục vụ Đại kết” dành cho các Giáo hội Công giáo vừa được Hội đồng Giám mục Công giáo tại Thánh Địa ban hành bằng tiếng Ả Rập, các linh mục thuộc một trong những cộng đoàn Công giáo tại Thánh Địa có thể ban các bí tích Hoà giải, Thánh Thể và xức dầu bệnh nhân cho cả các Kitô hữu thuộc các Giáo hội Chính thống và Đông phương không Công giáo, nếu họ yêu cầu và được chuẩn bị đầy đủ.
 

Jerusalem.jpeg

Thánh lễ Công giáo tại Nhà thờ Mộ Chúa ở Giêrusalem  (ANSA)

 

Chỉ thị mục vụ nhằm mục đích “soi sáng, gợi ý và hướng dẫn các mối quan hệ đại kết của Giáo hội Công giáo tại Đất Thánh” bằng cách áp dụng giáo huấn và các hướng dẫn trong các vấn đề bí tích của Giáo hội Công giáo trong bối cảnh Giáo hội địa phương hiện nay.

 

Chỉ thị được áp dụng cho tất cả các Giáo hội Công giáo ở Thánh Địa (Palestine, Israel, Jordan, đảo Síp), liên quan đến các cộng đồng Công giáo Latinh, Maronite, Melkite, Canđê, Syria, Armenia và Copte, và quan tâm đặc biệt đến việc tham dự vào đời sống bí tích, vốn là vấn đề cốt lõi và được quan tâm nhiều trong đời sống thường ngày và chứng tá chung của các Kitô hữu ở Thánh Địa.

 

Vấn đề đại kết

Phần đầu của chỉ thị nói về vấn đề đại kết trong bối cảnh của Thánh Địa, nơi nhiều nghi thức và truyền thống Giáo hội luôn cùng tồn tại. Sự đa dạng này thay vì được công nhận và hoan nghênh như một sự phong phú, thì thường bị biến thành một công cụ đơn thuần để phân biệt căn tính trong các phân chia đối lập về giáo lý, thẩm quyền và quyền lực, và làm mất đi sự hiệp thông giữa các Kitô hữu. Tài liệu nhìn nhận rằng tình hình bây giờ “hoàn toàn khác”.

 

Hành trình đại kết được thúc đẩy mạnh mẽ sau Công đồng Vatican II, những cử chỉ như cuộc hành hương của Đức Giáo hoàng Phaolô VI đến Thánh Địa năm 1964 và những điều kiện xã hội và chính trị khó khăn đã trải qua ở Thánh Địa trong những thập kỷ gần đây, đã góp phần đưa các Giáo hội lại gần nhau hơn.

 

Hướng dẫn chia sẻ đời sống bí tích

Trong phần thứ ba, tài liệu đưa ra các tiêu chí và chỉ thị cách chi tiết để hướng dẫn người Công giáo - giáo sĩ và giáo dân - chia sẻ đời sống bí tích với những người đã được rửa tội thuộc các hệ phái Kitô khác.

Khuyến khích tín hữu thực hành đức tin và đời sống bí tích trong các nhà thờ của mình

 

Trước hết, tài liệu khuyến khích các tín hữu “thực hành đức tin và đời sống bí tích trong các nhà thờ của mình”, và tránh bất kỳ thái độ thờ ơ nào đối với kỷ luật của Giáo hội liên quan đến việc cử hành phụng vụ và việc ban các bí tích. Nó phân biệt rõ ràng giữa việc tham dự cử hành phụng vụ không phải là bí tích và đời sống bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể.

 

Về bí tích Hoà giải, Thánh Thể và Xức dầu bệnh nhân

Tiếp theo, tài liệu đưa ra các hướng dẫn để chia sẻ đời sống bí tích với tín hữu của các Giáo hội Đông phương hoặc Chính thống giáo Đông phương. Các linh mục Công giáo được quyền ban các bí tích Hoà giải, Thánh Thể và Xức dầu bệnh nhân cho các tín hữu của các Giáo hội Đông phương, nếu họ yêu cầu và được chuẩn bị đầy đủ. Đồng thời tài liệu yêu cầu các Kitô hữu Chính thống giáo và các Giáo hội Đông phương cổ không Công giáo tôn trọng kỷ luật và phong tục mà các bí tích được thực hiện trong Giáo hội Công giáo.

 

Cha mẹ đỡ đầu

Tài liệu nói rõ rằng một người được rửa tội thuộc Giáo hội Chính thống và Đông phương không phải Công giáo có thể thực hiện vai trò làm cha hoặc mẹ đỡ đầu, cùng với cha hoặc mẹ đỡ đầu của Công giáo, trong lễ rửa tội của một người Công giáo. Tương tự, một Kitô hữu thuộc Giáo hội Đông phương có thể chứng hôn trong Giáo hội Công giáo.

 

Hướng dẫn của Giáo hội hoàn vũ

Tài liệu cũng nhắc lại hướng dẫn của Giáo hội Công giáo, trong những tình huống nguy hiểm cận kề cái chết, “các linh mục Công giáo có thể ban các bí tích Hoà giải, Thánh Thể và Xức dầu bệnh nhân cho các thành viên của các Giáo hội khác hoặc các nhóm Giáo hội”, khi họ không thể có các linh mục hoặc các thừa tác viên thuộc cộng đồng giáo hội của chính họ, với điều kiện những người xin lãnh nhận các bí tích đó theo ý muốn ​​của họ và hoàn toàn tự do, bày tỏ đức tin của họ vào bí tích họ lãnh nhận.(Fides 04/11/2021)

Hồng Thủy

(Vatican News 06.11.2021)

Bài cùng chuyên mục:

Thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các Cha xứ (03/05/2024 21:48:45 - Xem: 204)

Tôi khuyến khích anh em, với tư cách là cha xứ, hãy đón nhận lời mời gọi này của Chúa để trở thành những người xây dựng một Giáo hội hiệp hành và truyền giáo,

Đức Phanxicô: “Mỗi lần tôi đi thăm nhà tù, tôi đều tự nhủ “vì sao là họ mà không là tôi?” (30/04/2024 19:06:19 - Xem: 225)

Cuộc gặp này là cuộc gặp Đức Phanxicô hằng thích. Nhà tù nằm trên đảo Giudecca, phía nam thành phố,

ĐTC Phanxicô: Hãy đến thăm ông bà vì đó là lợi ích của các con (29/04/2024 17:37:34 - Xem: 154)

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: chúng ta làm cho nhau tốt hơn bằng cách yêu thương nhau. Ngài chia sẻ những điều này như một “người ông” mong muốn chia sẻ đức tin của mình.

ĐTC thăm Venezia: Thánh Lễ tại quảng trường thánh Máccô (29/04/2024 17:29:17 - Xem: 114)

Hoạt động cuối cùng trong chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Venezia là thánh lễ tại Quảng trường thánh Maccô với khoảng 10.500 tín hữu.

Theo hồng y Parolin, những cải cách dưới triều Đức Phanxicô là không thể hủy được (27/04/2024 19:48:13 - Xem: 302)

Trong một thế giới của những lời nói bạo lực gây tổn thương và chia rẽ, lời của hồng y Parolin là lời của Giáo hội, là lời thoa dịu nhưng lại là lời có sức mạnh mang dấu ấn ngoại giao Vatican.

Đức Thánh Cha: Chủng sinh cần quan tâm đời sống thiêng liêng, học tập, cộng đoàn và tông đồ (21/04/2024 00:30:20 - Xem: 343)

“Con đường đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mục tử nhân lành, phải được thực hiện bằng cách quan tâm đến bốn khía cạnh:

ĐTC sẽ viếng thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore vào tháng 9 (12/04/2024 09:59:31 - Xem: 760)

Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Bộ Giáo lý Đức tin liệt kê "những vi phạm nghiêm trọng" đối với phẩm giá con người (10/04/2024 05:49:01 - Xem: 443)

Tuyên ngôn Dignitas infinita của Bộ Giáo lý Đức tin đòi hỏi 5 năm làm việc, và bao gồm huấn quyền của giáo hoàng trong thập niên qua

Số tín hữu Công giáo tăng từ 1,376 tỷ trong năm 2021 lên 1,390 tỷ vào năm 2022 (06/04/2024 08:11:14 - Xem: 259)

Trong thời gian này, 9 Tòa Giám mục mới và 1 đơn vị Giám quản Tông Tòa mới đã được thành lập;

Đức Thánh Cha: Người chính trực là người ngay thẳng, giản dị và chân thành (05/04/2024 07:36:21 - Xem: 273)

Đoạn Kinh Thánh mà Đức Thánh Cha dùng cho bài giáo lý hôm nay trích từ sách Châm Ngôn

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7