Để tránh những xung khắc vợ chồng khi chăm sóc cha mẹ già
- In trang này
- Lượt xem: 1,120
- Ngày đăng: 02/07/2023 15:08:20
ĐỂ TRÁNH NHỮNG XUNG KHẮC VỢ CHỒNG
KHI CHĂM SÓC CHA MẸ GIÀ
Ai trong chúng ta có được hạnh phúc khi trưởng thành mà vẫn còn cha mẹ? Ai trong chúng ta có được hạnh phúc để báo hiếu cha mẹ trong tuổi già của các ngài, dù đó là về vật chất, y tế, hoặc tình cảm? Ai trong chúng ta gặp phải mâu thuẫn giữa việc chăm sóc cha mẹ già yếu với việc chăm lo cho gia đình của riêng mình?Nếu câu trả lời đều là “Có” thì những chia sẻ dưới đây có thể là một gợi ý hữu hiệu cho chúng ta trong hoàn cảnh thực tế của mình.
Khi cha mẹ già yếu, không còn khả năng tự lập được nữa, thì việc con cái đã trưởng thành cần phải nâng đỡ cha mẹ là điều tất nhiên. Dù thế, theo Geneviève de Leffe, một chuyên viên tư vấn hôn nhân: “Việc chọn chăm sóc, lưu tâm tới những lựa chọn, quản lý tiền bạc, lo các thủ tục hành chính, sắp xếp việc đi lại, nghỉ dưỡng cho cha mẹ già, thường là tốn rất nhiều thời gian của chúng ta”. Nếu vậy thì, chúng ta phải dung hoà thế nào trong việc chăm sóc cha mẹ và quan tâm đến người bạn đời của mình? Đây là một vấn đề tế nhị và thực tế. Cần nhạy cảm với những dấu hiệu khó khăn trong mối tương quan để tránh hiệu ứng “nồi áp suất” và giữ cho hôn nhân không bị rạn nứt.
Đề phòng với tình trạng quá tải cảm xúc
Có một mối nguy hiểm đó là tình trạng quá tải cảm xúc. Theo lời kể của Pauline: “Chồng tôi chỉ trích tôi là người quá lệ thuộc vào tình cảm của cha mẹ. Anh ấy cảm thấy khó đối diện với việc tôi luôn phải chăm sóc cha mẹ mình”. Pauline là người hết mực yêu quý bố mẹ, nên nhiều lúc cảm thấy bị giằng co giữa hai tình yêu của đời mình: chồng và cha mẹ già.
Đôi khi, hình thức dính bén mang tính cảm xúc này bị cường điệu hóa, dựa trên bổn phận của sự hiếu thảo đối với cha mẹ, trong đó người bạn đời chỉ can dự rất ít. Chuyên gia tư vấn hôn nhân nhận xét:
“Trong những trường hợp như vậy, người chồng/vợ thường lưu tâm đến thực tế là người bạn đời của mình đa mang quá nhiều việc. Điều này trước hết dẫn đến nhiều cuộc cãi vã và dần khiến hôn nhân của họ ngày càng lòng lẻo, thậm chí đến mức bị gãy đổ”.
Một khó khăn khác có thể xảy ra là sự tập trung thái quá của cả hai vợ chồng vào việc chăm sóc cha mẹ. Ở vào thời điểm mà hôn nhân thường bị suy yếu vì con cái lớn khôn và sống xa nhà, đôi vợ chồng bù đắp cho sự trống vắng này bằng cách chăm sóc cha mẹ già quá mức. Điều này là không lành mạnh và có thể khiến cặp đôi xao lãng trong việc giữ gìn mối tương quan hôn nhân lành mạnh của chính họ.
Cuối cùng, có nguy cơ thực sự dẫn đến cuộc sống song song vào thời điểm cụ thể này. Florence nhớ lại: “Gần đây, mẹ tôi cần sự hiện diện của tôi nhiều hơn. Tôi mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần đến nỗi không còn đủ sức để nói chuyện với, Thomas, chồng mình nữa”. Ngoài ra, việc dành hết sự quan tâm cho cha mẹ già có thể chiếm hết tâm trí của bạn, gây ra sự lo âu và mất kiên nhẫn đối với người chồng/vợ của bạn. Pauline thừa nhận một cách rõ ràng: “Việc chăm sóc cha mẹ khiến tôi trở nên cáu kỉnh, hung hãn, và mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần”.
Thật khó để có một sự hiện diện phù hợp với cha mẹ già vì điều này có thể dễ dàng dẫn đến việc trở nên đồng phụ thuộc hoặc xung đột. Nhà tham vấn hôn nhân giải thích: “Trong cả hai trường hợp, đều có tác động tiêu cực đến hôn nhân, khiến người bạn đời cảm thấy bị xa cách hoặc bất lực trước sự trung thành đối lập nhau bị đe dọa”.
Vậy thì chúng ta có thể làm gì?
Đối với Pauline, điều cần thiết là phải phản ứng kịp thời trước những dấu hiệu thoạt đầu cho thấy người bạn đời của mình không thoải mái khi mình dành thời gian chăm sóc cha mẹ già. Ngay khi bạn cảm thấy chồng/ vợ mình không thể chịu đựng được nữa, bạn cần điều chỉnh lại cách sắp xếp mọi thứ. Bạn có thể thử cải thiện khả năng trao đổi, gọi điện thoại cho vợ/chồng mình khi xa nhau. Và, tất nhiên, bạn cần lắng nghe Chúa Thánh Thần!
Thật vậy, sự giao tiếp và sắp xếp rất quan trọng. Jehanne, người cũng rơi vào tình huống khó khăn này, cho biết.
“Miễn là bạn nói ra rằng có những điều hiệu quả và có những điều không hiệu quả, nhờ đó, sẽ có thể làm chủ tình hình. Sự sắp xếp cũng giúp ngăn mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát. Ví dụ, trong nhà của chúng tôi, mỗi chúng tôi đều chăm sóc mẹ của mình và mỗi người đưa ra quyết định với anh chị em ruột của mình mà không gây ra sự xáo trộn”.
Đối thoại, thích nghi, thực tế, và cầu nguyện
Trong vai trò là người tham vấn hôn nhân, Leffe đưa ra lời khuyên:
Bước đầu tiên là tham gia đối thoại như là một người chồng/vợ, thể hiện cảm xúc và tình cảm của mình, điều này đôi khi có thể nảy sinh mâu thuẫn nhưng sẽ giúp cặp đôi hiểu nhau hơn. Việc đối thoại tạo điều kiện cho mỗi người bộc lộ tâm tư, nhún nhường một chút, và do đó, hiểu rõ hơn về nhu cầu thực sự của cha mẹ bạn.
Bạn cũng cần phải biết cách thích nghi. Mọi thứ đều mở ra trước mắt: cuộc sống nghề nghiệp, các mối tương quan, bệnh tật, tuổi già… Đừng tự mình bám víu vào một chế độ chăm sóc cụ thể. Bạn có thể phải tự cải thiện các giải pháp mới nếu cần.
Điều cần thiết nữa là xác định và nhận thức được thời gian thực sự cần dành cho cha mẹ già, và tác động của thời gian đó đối với người bạn đời, và đối với cuộc sống của cặp vợ chồng. Và hãy nhớ yêu cầu sự giúp đỡ và chấp nhận giới hạn của chính mình.
Cậy trong vào Chúa qua cầu nguyện
Cuối cùng, điều quan trọng là cùng nhau dành thời gian chất lượng cho cha mẹ già, cho người bạn đời, và cho cả gia đình. Chúng ta không nên quên nhận sự giúp đỡ khi cần, dù là với tư cách cá nhân hoặc như một đôi vợ chồng. Các nhà trị liệu, các nhóm hỗ trợ và các chuyên viên có thể giúp chúng ta tìm thấy sự thoải mái ,và trên hết, giúp chúng ta tìm ra cách sống tốt đẹp hơn trong mối tương quan của chúng ta với cha mẹ lẫn người bạn đời của mình.
Cuối cùng, điều thiết yếu là phải thường xuyên cầu nguyện xin sự nâng đỡ của ơn thánh. Chắc chắn, mọi thứ sẽ dần trở nên rõ ràng hơn.
Trên tất cả, chúng ta cần nhắc nhớ mình rằng: Việc dành thời gian chăm sóc cha mẹ già chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời. Chẳng bao lâu nữa, cha mẹ chúng ta sẽ hoàn tất hành trình cuộc đời, và đến lượt mình, chúng ta cũng đến lúc chuẩn bị lên đường về nhà Cha.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: aleteia.org (28.06.2023)
Bài cùng chuyên mục:

Gia đình sống Bí tích Thánh Thể: Sống hy sinh cho nhau bằng một tình yêu tự hiến (23/11/2023 08:08:19 - Xem: 204)
Khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa, người tín hữu được kết hợp với Chúa Kitô, nhờ đó họ được liên kết trong một gia đình, trở nên một thân thể là Hội Thánh.

Vài chỉ dẫn của Giáo hội về vấn đề sinh sản (15/11/2023 05:42:09 - Xem: 407)
Đức Giáo hoàng Phanxicô nhắn với các vợ chồng trẻ: “Hãy biết rằng con cái của các con – đặc biệt là những em bé- chăm chú quan sát các con; chúng tìm kiếm nơi các con những dấu chứng của một tình yêu mạnh mẽ và đáng tin cậy…

Thảo kính cha mẹ: Nét đẹp văn hóa và đức tin Kitô giáo (11/11/2023 07:55:16 - Xem: 587)
Đối với người Công giáo, “Thảo hiếu và Kính trọng cha mẹ” là một trong những Điều răn quan trọng mà Thiên Chúa truyền dạy con người ngay từ thời Cựu ước qua Môsê.

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (29/09/2023 07:49:48 - Xem: 622)
Trẻ em muốn tìm hiểu thế giới và để làm được điều đó, trẻ cần trải nghiệm những giới hạn của cuộc sống và của chính mình.

Cha là ai? Mẹ là ai? (19/09/2023 05:43:46 - Xem: 562)
Dù cha mẹ tôi rất tốt rất tuyệt, nhưng giới hạn của cha mẹ cũng thật nhiều. Chẳng ai sống thay cho tôi được, và tôi sống luôn cần người khác, nhất là người thân, bạn bè.

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (18/08/2023 10:45:06 - Xem: 662)
Thật dễ dàng để chúng ta chỉ ra những sai phạm của người khác, nhưng lại thường mù quáng trước lỗi lầm của chính mình.

Hội chứng bị bỏ rơi (10/08/2023 08:54:50 - Xem: 596)
Làm thế nào để đối phó với tình trạng trên đây? Đề nghị trước hết là thay đổi bầu khí gia đình: cha mẹ cần ý thức được căn nguyên xử sự của con cái, biết can đảm dành thời giờ quan tâm đến những nhu cầu của con cái.

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (18/07/2023 08:59:59 - Xem: 1,270)
Trong những gia đình mà cha mẹ thường xuyên cãi vã, trẻ em cũng có thể mắc các bệnh về tâm thần.

Bốn gợi ý giúp việc nuôi dạy trẻ dễ dàng hơn (12/06/2023 05:41:21 - Xem: 1,409)
Dưới đây là 4 gợi ý nhằm giúp bậc cha mẹ đánh giá sức mạnh của những phương pháp, mà nhờ đó, việc nuôi dạy con cái hữu hiệu hơn, và trở nên dễ dàng hơn.

Nuôi dạy con cái theo cách thế Công giáo (31/05/2023 08:32:09 - Xem: 1,545)
Khi nuôi dạy con cái với tâm tư của Giáo hội, chúng ta tự vấn xem: có bao nhiêu hoạt động mà con cái có thể tham gia trong khi vẫn duy trì tầm quan trọng hàng đầu của sự thân mật trong gia đình.
-
Thứ Năm 07/12/202 – Thứ Năm đầu tháng, tuần 1 mùa vọng. – Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. – Người khôn ngoan thực sự.
Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
-
Thứ Tư tuần 1 mùa vọng.
-
Thứ Ba tuần 1 mùa vọng.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 2 MV năm B
Việc sám hối bao gồm sự hoán cải. Vì “Sám” là ăn năn lỗi trước, và “Hối” là chừa bỏ lỗi sau. Chỉ có “sám” mà không có “hối” thì tội vẫn...
-
Đôi nét về Mùa Vọng
Đây cũng là mùa hy vọng, chờ đợi, và hướng tới cuộc quang lâm lần thứ hai của Đức Kitô. Sau đây là đôi nét về Mùa Vọng như một cách giúp...
-
Thái độ nào cho việc đón chờ Chúa?
Vài đề nghị cần thực hiện ngay để sống mùa Vọng, nhờ đó, ta có thể lưu lại trong Chúa, Đấng hằng ngự đến trong cõi lòng ta và nơi mọi người.
-
Linh mục, người của lòng thương xót
Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết...
-
Suy Tư Tin Mừng: Xin Ngài mau trở lại
Mùa Vọng là thời gian sống tâm tình kêu cầu. Bạn kêu cầu tình thương, kêu cầu để Chúa ghe mắt.
-
Khiêm nhường và Từ bi
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B
Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 108 - Của cho không bằng cách cho
Chúa nói: “Ai xin thì hãy cho”. Vậy nếu ta biết họ xin vì lười biếng thì ta có nên cho không? Nhất là những người giả bộ ăn xin!
-
Linh mục triều và dòng có gì khác?
Bài này được viết cho giới trẻ. Lý do là nhiều bạn trẻ thường hỏi về sự khác nhau giữa linh mục triều và linh mục dòng.
-
Tình yêu và lòng hiếu thảo
Mỗi khi đi ra đường, bạn để lại điều gì? Hy vọng không phải là rác rưởi nhé!
-
Chiếc ổ khóa và chìa khóa
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...