Hôn nhân - Gia đình

Đích điểm cuộc đời

  • In trang này
  • Lượt xem: 565
  • Ngày đăng: 16/03/2024 08:01:34

ĐÍCH ĐIỂM CUỘC ĐỜI

 

Hỏi: Con đã lập gia đình, và có 3 người con. Hằng ngày con phải vất vả mưu sinh để giúp gia đình. Xin chia sẻ giúp con cách thức của một người cha, người mẹ sống Mùa Chay trong gia đình như thế nào cho ích lợi ạ?

 

 

Trả lời:

Bạn thân mến,

Để sống tốt, không chỉ trong Mùa Chay mà trong suốt cả cuộc đời, một người cần luôn xác định rõ điểm đến cuối cùng của mình là gì. Thế rồi căn cứ vào đích điểm đó để sống, điều nào giúp mình tiến tới đích điểm đó thì giữ, điều nào làm cho mình rời xa đích điểm đó thì bỏ đi.

 

Theo niềm tin, chúng ta có chung một đích điểm, đó là cuộc sống vĩnh cửu và hạnh phúc nơi Thiên Đàng với Thiên Chúa. Vậy bổn phận của chúng ta là phải đạt đích khi hoàn tất cuộc sống ở đời này. Vì thế Chúa nói ‘Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).

 

Tuy nhiên trong cuộc sống chúng ta hay quên đi cùng đích này. Vì thế trong năm có hai mùa: mùa Chay và mùa Vọng nhằm giúp chúng ta nghĩ về cùng đích của mình; từ đó chúng ta sắp đặt lại đời sống sao cho phần rỗi của mình có thể được đảm bảo và giúp người khác cũng được rỗi linh hồn.

 

Vậy phải sắp đặt cuộc sống của bạn sao đây? Thiết nghĩ, chìa khóa dành cho bạn là câu nói này: ‘mọi sự đều sinh ích cho những người yêu mến Chúa’. Vậy bạn hãy cố gắng yêu Chúa, nếu không yêu được thì dùng ý chí mà xin: “Chúa ơi, xin cho con yêu Chúa”. Rồi bạn hãy làm mọi nhiệm vụ và công việc của mình bằng tình yêu.

 

Sau ơn biết yêu Chúa, nhiệm vụ lớn của bạn là biết ‘xin vâng’. Khi bạn chấp nhận thân phận làm người, đi vào ơn gọi hôn nhân, chung thủy, sinh con đẻ cái, nuôi nấng chúng cho khỏe, nên người, giáo dục đức tin, tất cả những điều đó là ơn xin vâng lớn rồi. Vậy nên, bạn hãy chấp nhận việc lao động mệt nhọc, đón nhận những thập giá nơi cuộc sống vì lòng mến Chúa.

 

Bạn nói, ai chẳng làm vậy. Không đâu, có sự khác biệt mà! Khi Chúa chết có tới ba người chịu treo trên thập giá. Nhưng hai cái chết kia, cũng đau đớn, nhưng chẳng sinh ích gì. Cái chết của Chúa thì sinh ích. Điểm khác biệt là Chúa đón nhận. Cũng vậy, cuộc sống này chỉ sinh ích khi mình xin vâng đón nhận lấy mọi vui buồn của nó, đón nhận và thực thi mọi trách nhiệm đạo đời, trong bình an và phó thác. Người khác cũng sống chừng ấy chi tiết, nhưng họ cam chịu, hay phải chịu. Thế nên đường về Thiên đàng được xây cụ thể bằng những viên gạch là công việc và trách nhiệm hằng ngày, và vôi vữa để kết dính chúng lại là làm vì lòng yêu mến Chúa.

 

Mùa Chay cũng là mùa bạn nhìn lại đời sống về mọi phương diện, làm sao để cho mọi thứ hài hòa. Ví dụ, sức khỏe có tốt không, có giờ nghỉ ngơi không, có giờ cho con cái không? Việc thiêng liêng thế nào? Chí ít là đi lễ Chúa nhật, đọc kinh sáng tối một chút và dạy cho con cái biết đọc kinh cầu nguyện. Tương quan với nội ngoại ra sao, có điều gì có thể làm tốt hơn không?

 

Trong tương quan với người khác, bạn có giúp đỡ người khác nơi làm việc hay giúp người nghèo, không nhiều thì ít không? Bản thân có đam mê gì quá không? Nếu có thì cố gắng sửa.

 

Nói chung thật khó nói cho ai đó phải làm gì, vì cuộc sống muôn vẻ. Chính bạn phải ngồi suy nghĩ và quyết định lấy. Vì thế cần giờ hồi tâm để nghĩ về Chúa, về các bổn phận, về gia đình con cái và rồi về bản thân nữa. Nghĩ như thế rồi xem thời gian sức lực mình có bao nhiêu, rồi tìm cách phân bổ và thu xếp. Có thể mình tính toán sai, thì tháng sau ngồi xét lại và điều chỉnh, rồi từ từ bạn lại trở thành người khuyên người khác phải làm gì vào Mùa Chay chứ không đi hỏi nữa đâu.

 

Tuy vậy ở đây cũng xin nói một chút về Mùa Chay. Một khía cạnh nhỏ là ăn chay. Ăn chay là để tập làm chủ bản thân. Thân xác ai cũng thích ăn nhiều và ăn ngon, thế nên để chiến thắng bản thân, mình làm ngược lại: ăn đồ bình thường và ăn ít. Nhưng chúng ta còn ăn chay theo nghĩa rộng, tức là tập không chiều theo đòi hỏi của thân xác: ví dụ, thấy nóng thì khoan hãy bật quạt, tập chịu 5 phút xem sao. Thích uống nước đá thì tập uống nước thường; tương tự cho những điều khác. Tập luyện vì lòng mến Chúa và để làm chủ bản thân.

Chúc bạn có Mùa Chay sốt sắng nhé.

Lm. Giuse Vũ Uyên Thi S.J

 

Bài cùng chuyên mục:

Hôn nhân, một ơn gọi? (27/04/2024 08:24:22 - Xem: 66)

Đây dường như là vấn đề trọng tâm của một mối quan hệ hôn nhân vốn được coi như là cuộc sống của tình yêu.

Thế nào là “người cha tốt” của con cái? (25/04/2024 07:33:38 - Xem: 180)

“Người cha là sự hiện diện yên tâm, ấm áp và quan tâm đến cả mẹ lẫn con.” Jacques Salomé. “Người cha là người có thẩm quyền ở phía sân và dịu dàng ở phía vườn.” Jean Gastaldi

Suy tư về việc Tân Phúc Âm Hóa Gia đình (24/04/2024 07:19:53 - Xem: 109)

Nhiều gia đình quên lãng việc giáo dục con cái, dường như trao hết trách nhiệm giáo dục cho nhà trường. Không ít gia đình Công giáo đề cao và chú trọng giáo dục ngoài đời hơn là giáo dục đức tin cho con cái mình,

Ba thứ nên có trong mọi gia đình Công giáo – Gia đình bạn có được mấy thứ? (23/04/2024 08:20:43 - Xem: 276)

Dù có nhiều khác biệt, hầu hết các ngôi nhà Công giáo đều có ít nhất ba điểm chung sau mà không thể tìm thấy ở những ngôi nhà khác.

Cha mẹ hãy nói với các con: con rất có tài năng! (27/03/2024 08:01:02 - Xem: 347)

Để phát triển tốt, một đứa trẻ cần được cha mẹ nhận ra những đức tính của mình và nói với con. Lời giải thích của một số chuyên gia

Gia đình sống Ơn Tha Thứ mùa Chay (22/03/2024 07:19:20 - Xem: 364)

Tha thứ trong hôn nhân phục hồi lại sự hợp nhất ở đâu có chia rẽ. Tạo lại một cặp đôi từ hai con người phối ngẫu đang tức giận hay bị thương tổn.

10 điều người nữ nên tìm kiếm nơi một người nam (20/03/2024 07:33:02 - Xem: 423)

Chúng ta biết rằng theo đuổi một chàng trai hư cũng thú vị. Suy cho cùng thì anh ấy cũng có điểm tốt và chỉ có bạn mới nhận ra.

Thảm họa gia đình khi không thờ Thiên Chúa (22/02/2024 08:58:52 - Xem: 954)

Coi thường việc thờ phượng Thiên Chúa thì không chỉ bản thân, mà cả các thế hệ con cháu sẽ lãnh hậu quả nặng nề vô cùng.

Các ông bà nội ngoại có một sứ mệnh mạnh mẽ! (23/01/2024 05:47:52 - Xem: 589)

Trao truyền, nơi nương tựa, minh triết… ông bà được trời phú cho một ân huệ vô giá để giáo dục các cháu.

Hôn nhân cứu chuộc: câu chuyện của một người vô thần và một người Công Giáo (15/01/2024 07:26:22 - Xem: 607)

“Tôi muốn yêu, với một tình yêu đặc biệt đối với những người có nguồn gốc, tôn giáo hay ý tưởng tách biệt họ với tôi...

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7