Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 23 Thường niên– Năm C
- In trang này
- Lượt xem: 1,370
- Ngày đăng: 29/08/2022 16:06:45
Lời Chúa: Lc 14,25-33
25 Khi ấy, có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu, Người ngoảnh lại bảo họ rằng: 26 “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. 27 Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta. 28 Và có ai trong các ngươi muốn xây tháp mà trước tiên không ngồi tính toán phí tổn cần thiết, xem có đủ để hoàn tất không,29 kẻo đặt móng rồi mà không thể hoàn tất, thì mọi người xem thấy sẽ chế diễu người đó rằng: 30 “Tên này khởi sự xây cất mà không hoàn thành nổi”. 31 “Hoặc có vua nào sắp đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên không ngồi suy nghĩ xem mình có thể đem mười ngàn quân ra đương đầu với đối phương dẫn hai mươi ngàn quân tiến đánh mình chăng? 32 Bằng chẳng nổi, thì khi đối phương còn ở xa, vua ấy sai một phái đoàn đến cầu hoà. 33 Cũng thế, bất kỳ ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta”.
Câu hỏi:
1. Trong bài Tin Mừng hôm nay có bao nhiêu câu “…thì không thể làm môn đệ tôi được“?
2. Đám đông cùng đi đường với Đức Giêsu ở Lc 14,25 có phải là môn đệ của Đức Giêsu không? Muốn thành môn đệ của Đức Giêsu, cần làm gì? Đọc Lc 5,11.27-28; 9,23; 18,22.28.
3. Đức Giêsu đòi ai đến với Ngài phải ghét cha mẹ, vợ con… Ghét ở đây nghĩa là gì? Đọc Mt 10,37-38; Lc 16,13; 18,20.
4. Như thế theo Lc 14,26, điều kiện để làm môn đệ Đức Giêsu là gì?
5. Đọc Lc 14, 27. Ở đây điều kiện để làm môn đệ Đức Giêsu là gì?
6. Đọc Lc 14,28-32. Có mấy dụ ngôn trong đoạn văn trên? Đó là những dụ ngôn nào? Hai dụ ngôn này giống nhau ở điểm nào?
7. Hai dụ ngôn ở Lc 14,28-32 có liên hệ gì đến chuyện làm môn đệ Đức Giêsu? Bạn có biết ai làm môn đệ dở dang của Đức Giêsu không?
8. Đọc Lc 14,33. Từ bỏ tất cả có phải là điều thánh Luca hay nhấn mạnh trong sách Tin Mừng của Ngài không? Đọc Lc 5,11.28; 18,22.
9. Tại sao Đức Giêsu dám đòi hỏi chúng ta từ bỏ những điều quý như vậy để làm môn đệ của Ngài.
Câu hỏi suy niệm: Theo ý bạn, trở nên môn đệ của Đức Giêsu có khó không? Hẳn là bạn phải từ bỏ nhiều điều, nhưng từ bỏ điều gì là khó nhất đối với bạn?
Trả lời:
1. Có 3 câu “…thì không thể làm môn đệ Tôi được” trong bài Tin Mừng hôm nay : Lc 14,26.27.33. Qua lối nói này, Đức Giêsu cho thấy để làm môn đệ của Ngài thì dứt khoát phải hội đủ điều kiện được nêu ra trong phần trước của câu. Và bất cứ ai muốn làm môn đệ Đức Giêsu đều phải có đủ sức mạnh tinh thần mới làm được. Tin Mừng Mát-thêu dùng một lối nói khác: “…thì không xứng đáng với Thầy” (Mt 10,37-38).
2. Đức Giêsu vẫn đang trên đường lên Giêrusalem. Một đám đông dân chúng “cùng đi đường với Ngài” (Lc 14,25). Qua việc Đức Giêsu “quay lại bảo họ” (Lc 14,25) ta thấy có vẻ họ là những người đang đi sau Ngài. Tuy nhiên, đám đông này chưa phải là môn đệ thực thụ của Đức Giêsu. Có thể nói, họ mới chỉ là những môn đệ tiềm năng. Muốn làm môn đệ của Đức Giêsu, trước hết cần “đi theo” Ngài. “Đi theo” bao giờ cũng đòi hỏi “từ bỏ” (Lc 5,11.27-28; 9,23; 18,228).
3. Nguyên văn câu Lc 14, 26 là: “Ai đến với Tôi mà không ghét cha mẹ, vợ con…” Bản dịch tiếng Việt đã thay động từ “ghét” bằng động từ “dứt bỏ.” Chúng ta ngạc nhiên khi thấy Đức Giêsu đòi người ta ghét cha mẹ (ngược với điều Ngài nói ở Lc 18,20). Nhưng trong ngôn ngữ của người Do-thái, “ghét” có thể có nghĩa là “yêu ít hơn” (xem Mát-thêu 10,37-38). Trong Lc 16,13 ta cũng thấy Đức Giêsu khẳng định: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc anh ghétchủ này mà mến chủ kia…” Ghét nghĩa là yêu ít hơn vì không thể yêu hai chủ bằng nhau được.
4. Dựa trên Lc 14,26 ta thấy Đức Giêsu đòi những kẻ muốn làm môn đệ Ngài phải có khả năng đặt Ngài lên trên cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống của mình. Họ hàng ruột thịt và mạng sống là những giá trị cao quý, nhưng Đức Giêsu là một Giá trị trổi vượt trên mọi giá trị. Trong Lc 9,59-62 ta thấy Đức Giêsu đòi người muốn theo Ngài phải đặt Ngài lên trước mọi liên hệ gia đình máu mủ.
5. Trong Lc 14,27 Đức Giêsu đòi những kẻ muốn làm môn đệ phải có khả năng vác thập giá của mình và đi theo Ngài. Vác thập giá là hành động cuối cùng của người sắp bị đóng đinh. Người ấy phải vác thập giá của mình đến nơi hành hình. Hình phạt thập giá vừa gây ra đau đớn và cái chết, vừa làm nhục nhã ê chề. Vác thập giá chính là “ghét mạng sống” (Lc 14,26). Môn đệ là người vác thập giá, không chỉ một lần là đủ, nhưng vác mỗi ngày (Lc 9,23). Và vác theo sau Đấng đã vác thập giá đi trước mình.
6. Có hai dụ ngôn trong Lc 14,28-32. Dụ ngôn thứ nhất về một người định xây tháp (Lc 14,28-30) và dụ ngôn thứ hai về một vị vua định giao chiến với một vị vua khác (Lc 14,31-32). Cả hai dụ ngôn có những nét giống nhau. Chúng được đặt trong bối cảnh của những lời Đức Giêsu nói về điều kiện để có thể làm môn đệ Ngài. Chúng đều nói đến chuyện một người muốn làm một việc khó khăn, quan trọng (xây tháp hay giao chiến). Hai người này đều “trước tiên ngồi xuống” (các câu 28 và 31) để suy nghĩ xem mình có thể hoàn thành được việc này không, có đủ tiền để xây tháp hay đủ sức để đương đầu quân địch không. Họ sợ bị chế giễu nếu để công trình xây tháp dang dở, hay sợ bị thua vì quân địch đông hơn.
7. Nói chung, cả hai dụ ngôn ở Lc 14,28-32 có ý nhắc nhở những ai muốn làm môn đệ Đức Giêsu hãy suy xét kỹ xem mình có đủ nguồn lực để làm công việc khó khăn này không, có đủ quảng đại để hy sinh từ bỏ những điều quý giá đối với mình không. Trong thực tế, đã có những môn đệ không theo Thầy đến cùng, như Giuđa Iscariốt (Ga 6,71) hay nhiều môn đệ trong Ga 6,66.
8. Trong Lc 14,33 Đức Giêsu đòi “mọi người trong anh em phải từ bỏ tất cảnhững gì mình có” để có thể làm môn đệ Ngài. Tin Mừng Luca hay nhấn mạnh đến tính tận căn của đòi hỏi của Đức Giêsu. Ngài đòi bỏ tất cả (Lc 14,33), bán tất cả (Lc 18,22). Và các môn đệ cũng đã làm như thế (Lc 5,11.28).
9. Đức Giêsu mời chúng ta làm môn đệ của Ngài và Ngài đòi chúng ta đặt Ngài lên trên mọi giá trị khác như cha mẹ, những người ruột thịt gần gũi. Ngài đòi chúng ta đặt dưới Ngài mọi của cải trần gian, cả đến mạng sống và danh dự của mình nữa. Chỉ Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, mới có quyền đòi hỏi như vậy. Chỉ khi tin Ngài là Thiên Chúa Ngôi Lời nhập thể, chúng ta mới sẵn sàng đặt mọi sự dưới Ngài, và từ bỏ tất cả để được làm môn đệ của Ngài. Nhưng cũng không nên quên chính Ngài đã mang phận người vì chúng ta, đã vác thập giá và chết cho chúng ta.
Bài cùng chuyên mục:

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm A (25/09/2023 07:57:29 - Xem: 31)
Theo bạn, để được vào Nước Thiên Chúa, cần có thái độ nào ? Tại sao những nhà lãnh đạo Do-thái giáo lại khó “hối hận” và “tin” vào Gioan ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 25 thường niên Năm A (18/09/2023 08:31:28 - Xem: 109)
Chúng ta thường quen với một Thiên Chúa công bằng, thưởng phạt phân minh. Bài Tin Mừng này có cho tôi thấy một Thiên Chúa quảng đại và tốt lành không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật XXIII thường niên Năm A (04/09/2023 09:04:34 - Xem: 158)
Nơi nào, lúc nào, cũng có những người hay làm gương xấu, gây bất hòa, đổ vỡ...Bài Tin Mừng hôm nay có cho giúp bạn biết cách góp ý, sửa lỗi cho họ không ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 22 Thường niên– Năm A (28/08/2023 16:22:31 - Xem: 176)
Bạn có kinh nghiệm về chuyện nghịch lý trong câu này không: Ai muốn cứu thì lại mất, còn ai chịu mất thì lại tìm thấy được.

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 21 Thường niên– Năm A (23/08/2023 05:56:07 - Xem: 168)
Bạn nghĩ gì về gánh nặng trách nhiệm của ngài trên hơn 1,3 tỷ người Công giáo ? Khi cầu nguyện, bạn thường xin ơn gì cho Đức Thánh Cha Phanxicô ?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 20 Thường niên– Năm A (14/08/2023 07:44:10 - Xem: 217)
Bạn thấy người phụ nữ dân ngoại này có những nét nổi bật nào? Bạn học được gì nơi cách cầu xin của bà ấy với Đức Giêsu (kiên trì, khiêm tốn, tin tưởng)?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 19 Thường niên– Năm A (07/08/2023 07:55:19 - Xem: 323)
Bài Tin Mừng này cho thấy các môn đệ đã trải qua nhiều kinh nghiệm khác thường với Đức Giêsu. Bạn đã trải qua kinh nghiệm nào tương tự trong cuộc đời bạn?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên– Năm A (06/08/2023 11:55:35 - Xem: 329)
Bạn hãy chiêm ngắm khuôn mặt của Đức Giêsu lúc chịu phép rửa ở sông Giođan, lúc được biến hình sáng láng, lúc cầu nguyện trong Vườn Dầu.

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 17 Thường niên– Năm A (24/07/2023 07:38:39 - Xem: 461)
Làm sao có thể thấy Nước Trời như kho báu, như viên ngọc quý, để chúng ta dám vui vẻ hy sinh thú vui của những sự đời này?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 16 Thường niên– Năm A (17/07/2023 07:35:13 - Xem: 605)
Bạn có thấy “cỏ lùng” trong cánh đồng thế giới, trong Giáo Hội hay ngay trong cộng đoàn nhỏ của bạn không?
-
Nguyên nhân đưa người trẻ đến tự vẫn
Theo bảng thống kê mới đây, thì trên thế giới hiện nay mỗi ngày có tới 300 bạn trẻ tự tử, và có tới 3.000 bạn trẻ toan tự tử nhưng không...
-
Chứng biếng ăn tâm thần
Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho...
-
Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).
-
Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa
Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A
Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.
-
Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được
Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta phải có chọn lựa đúng đắn: chấp nhận các yếu đuối của mình và mặc lấy đức tính khiêm nhường.
-
Cha là ai? Mẹ là ai?
Dù cha mẹ tôi rất tốt rất tuyệt, nhưng giới hạn của cha mẹ cũng thật nhiều. Chẳng ai sống thay cho tôi được, và tôi sống luôn cần người...
-
Từ bỏ nỗi sợ
Không dễ để từ bỏ nỗi sợ, cũng không dễ để dạy người khác cách làm. Nỗi sợ chiếm giữ chúng ta, vì gần như cả đời, chúng ta có quá nhiều...
-
Bệnh sĩ
Đức GH Phaolo VI: “Con người hôm nay cần chứng nhân hơn thầy dạy”. Bớt lý thuyết, ban bệ và chức danh, tự khắc Giáo hội sẽ năng động và...
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ