Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 mùa Chay – Năm B
- In trang này
- Lượt xem: 530
- Ngày đăng: 11/03/2024 08:59:32
Ga 12,20-33
(20) Trong số những người lên Giêrusalem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy Lạp. (21) Họ đến gặp ông Philípphê, người Bếtxaiđa, miền Galilê, và xin rằng: “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu”. (22) Ông Philipphê đi nói với ông Anrê. Ông Anrê cùng với ông Philipphê đến thưa với Ðức Giêsu. (23) Ðức Giêsu trả lời: “Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh! (24) Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. (25) Ai yêu quý mạng sống mình,thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. (26) Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy”. (27) “Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. (28) Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha”. Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: “Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa!” (29) Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói: “Ðó là tiếng sấm!” Người khác lại bảo: “Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy!” (30) Ðức Giêsu đáp: “Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người. (31) Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài! (32) Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. (33) Ðức Giêsu nói thế để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.
HỌC HỎI
1/ Đọc Ga 1,40-42; 6,8-9;và 12, 22. Bạn có thấy ông An-rê có nét gì đặc biệt không?
2/Đọc Ga 12,23. Câu này có gì mới so với những câu sau: Ga 2,4; 7,30; 8,20?
3/ Đọc Ga 12,23; 7,30; 8,20; 12,27. Theo bạn, “GIỜ” mà Đức Giê-su nói đến trong những câu trên là giờ gì của Người? Đọc thêm Ga 13,1; 16,32; 17,1.
4/ Ga 12,24 dạy cho ta chân ly quan trọng nào? Có thể áp dụng câu này cho Đức Giê-su và cho chúng ta không?
5/ So sánh Ga 12,25 với Mt 16,25 và Lc 9,24. Ga 12,25 có gì khác với hai câu kia không?
6/ Đọc Ga 12,26. Trong câu này, Đức Giê-su đứng ở vị trí trung tâm. Bạn nghĩ gì về tương quan giữa Đức Giêsu – Chúa Cha – người phục vụ Đức Giê-su?
7/ Theo các bản dịch mới, Ga 12,27: “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này” là một câu hỏi. Đức Giê-su không xin Cha cứu mình khỏi giờ này. Hãy so sánh Ga 12,27 với những lời nguyện khác trong Vườn Dầu: Mt 26,39; Mc 14,35-36; Lc 22,41-42. Có gì giống nhau và khác nhau?
8/ Đọc Ga 12,32-33. “Được giương cao lên khỏi đất” nghĩa là gì? Hình ảnh này có giống với hình ảnh ở Ga 12,24 không?
9/ Bạn hiểu thế nào về câu “Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi”? Đọc thêm Ga 6,44 (“Cha kéo”).
10/Câu nào trong bài Phúc âm này đánh động bạn hơn cả?
***
GỢI Ý SUY NIỆM:
Hãy đọc toàn bộ bài Phúc âm này. Bạn thấy Đức Giêsu có thái độ nào trước cái chết gần đến? Ngài thấy cái chết của mình có ý nghĩa không? Đức Giêsu có mời gọi chúng ta bước theo đường của Ngài không?
PHẦN TRẢ LỜI
1. Đọc các đoạn văn trên ta thấy ông Anrê đã đưa Phêrô đến gặp Đức Giêsu (Ga 1,40-42), giới thiệu cho Đức Giêsu một em bé có bánh và cá (Ga 6,8-9), và giới thiệu cho Ngài mấy người Hy-lạp (Ga 12,22). Trong Phúc âm Gioan, Anrê là người có khả năng kết nối con người với nhau.
2. Trong các câu Ga 2,4; 7,30; 8,20 Đức Giêsu đều nói “giờ” của mình chưa đến. Còn trong Ga 12,23 Đức Giêsu cho biết “giờ” ấy đã đến rồi.
3. Trong các câu Ga 7,30; 8,20; 12,23.27; 12,1; 17,1 Đức Giêsu nói đến “giờ” của Ngài. “Giờ” ở đây để chỉ một giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời của Đức Giêsu, đó là giờ Ngài trở về với Cha (Ga 13,1). Để trở về với Cha, Đức Giêsu phải đi qua cuộc khổ nạn và cái chết, rồi được phục sinh và tôn vinh trên trời. Vậy “giờ” là một từ gói trọn tất cả các biến cố trên.
4. Gioan 12,24 nói về câu chuyện tự nhiên của một hạt lúa khi được gieo xuống đất. Đức Giêsu dùng câu chuyện này để nói về chính thân phận của Ngài, và của các kitô hữu nữa: phải chết đi mới sinh hoa kết quả dồi dào.
5. Trong Ga 12,26, ta thấy tương quan thân thiết giữa Đức Giêsu và người môn đệ phục vụ Ngài. Môn đệ là người đi theo Thầy, và luôn ở với Thầy, trong lúc gian nan khốn quẫn và trong lúc vinh quang. Hơn thế nữa, người phục vụ Thầy Giêsu sẽ được Cha của Thầy tôn kính. Chuyện một người đầy tớ phục vụ mà lại được chủ tôn kính là chuyện rất lạ! Như thế có một tương quan đặc biệt giữa Đức Giêsu – Thiên Chúa – và người phục vụ Đức Giêsu.
6. Khi so sánh Ga 12,27 với Mt 26,37-39; Mc 14,33-36; và Lc 22,42-44, ta thấy cả bốn đoạn văn trên đều cho thấy Đức Giêsu xao xuyến trước cái chết sắp đến của mình, nhưng mặt khác Ngài vẫn quyết tâm làm theo ý muốn của Cha. Tuy nhiên, Ga 12,27 khác với các Phúc âm Nhất Lãm ở chỗ Đức Giêsu không xin Cha cứu mình khỏi chết, nghĩa là không xin cất chén đắng.
7. Khi nói “được giương cao khỏi đất”, Đức Giêsu muốn nói đến cách chết của mình, đó là cái chết trên thập giá, bị treo lên cao như con rắn đồng thời ông Mô-sê (Ga 3,14). Còn trong Ga 12,24, Đức Giêsu lại dùng hình ảnh khác, đó là hạt lúa rơi xuống đất.
8. Qua cái chết trên thập giá, Đức Giêsu ban ơn cứu độ cho cả nhân loại không trừ ai. Ngài có quyền năng lôi kéo mọi người lên với Ngài. Ai không cố tình cưỡng lại sức lôi kéo đầy yêu thương của Ngài, thì sẽ được Ngài nâng lên với Ngài và đưa vào thế giới của Thiên Chúa.
Bài cùng chuyên mục:
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 23 Thường niên– Năm B -2024 (02/09/2024 08:35:15 - Xem: 165)
Có khi nào tôi thấy mình bị điếc về mặt tâm linh không, nghĩa là mất khả năng nghe tiếng Chúa và tha nhân? Điều gì thường khiến tôi bị điếc?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 22 Thường niên– Năm B -2024 (26/08/2024 08:32:24 - Xem: 149)
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về đâu là cái chính phải giữ.
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 21 Thường niên– Năm B - 2024 (19/08/2024 08:29:29 - Xem: 149)
Thi thoảng bạn vẫn gặp những câu Lời Chúa thật chướng tai, không thể chấp nhận được. Bạn có thể ghi lại những câu đó để tìm hiểu sâu hơn không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 20 TN – Năm B - 2024 (13/08/2024 05:30:42 - Xem: 142)
Bạn có thấy mình được thêm sức mạnh để chu toàn bổn phận hàng ngày, nhờ rước Chúa thường xuyên không? Bạn có dành giờ để tâm sự với Chúa sau khi rước lễ không?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 19 TN– Năm B - 2024 (05/08/2024 07:24:20 - Xem: 164)
Bạn có kinh nghiệm thấy mình bị mất đức tin, rồi tìm lại được đức tin không? Bạn có thấy niềm tin vào Chúa Giêsu đem lại sức sống cho cuộc đời của bạn không?
Học Hỏi Phúc Âm CN 18 Thường Niên – Năm B - 2024 (29/07/2024 07:04:12 - Xem: 232)
Lời Chúa: (Ga 6,24-35) 24 Vậy khi dân chúng thấy Đức Giêsu cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi Caphácnaum tìm Người. 25 Khi gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói: “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy? ” 26 Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. 27 Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận”. 28 Họ liền hỏi Người: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” 29 Đức Giêsu trả lời: “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến”. 30 Họ lại hỏi: “Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây? 31 Tổ tiên chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc, như có lời chép: Người đã cho họ ăn bánh bởi trời”. 32 Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, 33 vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian.” 34 Họ liền nói: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy.” 35 Đức Giêsu bảo họ: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!”. CÂU HỎI 1. Đọc Ga 6,1-25. Hãy tóm tắt diễn tiến của câu chuyện. 2. Trong bài Phúc âm này, Đức Giêsu nói mấy lần câu: “Thật, tôi bảo thật các ông”. 3. Đám đông đi tìm Đức Giêsu và gặp lại Ngài ở Ca-phác-na-um. Đức Giê-su nghĩ họ tìm Ngài vì lý do gì? Đọc Ga 6,26. “Thấy những dấu lạ” nghĩa là gì? 4. Đọc Ga 6,27-29. Đức Giêsu mời đám đông làm việc gì để được lương thực thường tồn? 5. Còn đám đông đã đòi hỏi Ngài phải làm gì? Đọc Ga 6, 30-31. 6. Bánh bởi trời vào thời ông Môsê là bánh gì? Đọc Xuất hành 16,4-5.13-27; Thánh vịnh 78,24. 7. Đâu là sự giống nhau và khác nhau giữa bánh bởi trời vào thời ông Môsê và bánh bởi trời vào thời Đức Giêsu? Đọc Ga 6,32-33. 8. Khi Đức Giêsu nói đến bánh thật, bánh ban sự sống cho thế gian (Ga 6,32-33), đám đông có hiểu đó là thứ bánh gì không? Họ có hiểu lầm không? Đọc Ga 4,14-15. 9. Đọc Ga 6,35. Cuối cùng Tấm Bánh Đức Giêsu hứa ban là gì? CÂU HỎI SUY NIỆM: Theo bạn, con người hôm nay đói khát điều gì? Người giàu và người nghèo có cùng một đói khát không?
Học Hỏi Phúc Âm CN 17 Thường Niên – Năm B - 2024 (22/07/2024 09:49:34 - Xem: 226)
Chỉ một chút đóng góp nhỏ bé cũng có thể đưa đến một phép lạ lớn lao? Bạn có kinh nghiệm về điều này không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 16 thường niên – Năm B (15/07/2024 07:30:23 - Xem: 0)
Bạn có phải là người nghiện việc không? Khi mệt mỏi vì gánh nặng công việc, bạn nghỉ ngơi giải trí bằng cách nào ? Đâu là nơi hoang vắng bạn hay đến khi mệt mỏi?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 15 TN – Năm B - 2024 (08/07/2024 08:56:20 - Xem: 294)
Nếu Đức Giêsu sống ở Việt Nam vào lúc này, Ngài sẽ mời chúng ta làm những việc gì cho đồng bào của mình?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 14 thường niên – Năm B - 2024 (02/07/2024 15:10:36 - Xem: 273)
Hãy tìm những chi tiết trong bài Tin Mừng này cho thấy Đức Giêsu, tuy là Thiên Chúa, nhưng cũng thật sự là người như chúng ta.
-
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm B - 2024
Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm B -2024
Khi Chúa Giêsu đi vào thế giới này mọi tạo vật đã được biến đổi. Khi Người chạm vào một ai đó, người ấy sẽ được chữa lành.
-
5 sự thật thú vị về Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta
Mẹ Têrêsa đã được trao hơn 120 giải thưởng và danh hiệu, cả khi sinh thời lẫn sau khi qua đời. Trong đó có thể kể đến giải thưởng Padma...
-
Chữa lành là khi trái tim được tự do
Bạn xứng đáng khi coi trọng trái tim mình một cách nghiêm túc và cả khi chạy nước rút hướng tới sự chữa lành cùng với tự do mà Cha chúng...
-
Ly hôn không phải là một lựa chọn
Trong cuộc hôn nhân của bạn, đừng ngại nhờ giúp đỡ – có rất nhiều nhà tư vấn, linh mục và những vị linh hướng, và các cặp vợ chồng dày...
-
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối
Thánh Phaolô viết: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội”. Sự gia tăng của nội dung khiêu dâm tạo ra nhiều vấn...
-
Yêu Giáo hội của mình và của anh em mình
Chúng ta đến gần nhau ôm nhau, cùng hành hương, cùng phấn đấu trên một hành trình chung. Yêu Giáo hội của mình và yêu Giáo hội của người...
-
Hãy là chính mình!
Bạn phải là chính mình, chứ không phải là ai khác. Bởi vì nếu bạn không phải là chính mình, thì bạn sẽ là ai đó không phải bạn. Và điều...
-
Cầu nguyện khi cảm thấy dường như vô ích
Cầu nguyện không phải để thay đổi tâm trí Chúa, nhưng để thay đổi tâm trí của người đang cầu nguyện. Chúng ta không cầu nguyện để kéo Chúa...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Nhận nhưng không, cho nhưng không
Xin ngài hãy nói cho con biết nên sử dụng số tiền này như thế nào để gia tăng lợi ích cho con!
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Niềm...
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Đừng...
- Bát mì tôm trứng và bài học