Kinh thánh - Giáo lý

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 4 Thường niên– Năm C

  • In trang này
  • Lượt xem: 2,474
  • Ngày đăng: 27/01/2022 09:13:22

 

Lc 4, 21 - 30
Lời Chúa:

21 Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe." 22 Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.

23 Người nói với họ: "Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào! " 24 Người nói tiếp: "Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.

25 "Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en;26 thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn.27 Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi."

28 Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ.29 Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành -thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực.30 Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

Học hỏi: 

1.  Đức Giêsu nói hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh Ngài vừa đọc. Khi nào những lời Kinh Thánh trên mới được ứng nghiệm trọn vẹn? Đọc Lc 7,21-22.

2.  Đâu là phản ứng đầu tiên của dân làng sau khi nghe bài giảng của Đức Giêsu ? 

3.  Lời ân sủng là lời gì ? Đọc Cv 14,3; 20,32. Lời từ miệng Đức Giêsu có giống lời của Thiên Chúa không ? Đọc Mt 4,4; Đnl 8,3.

4.  Theo ý bạn, khi dân làng Na-da-rét  nói : "Ông này không phải là con ông Giuse đó sao ?", họ có ý gì? (họ khinh chê gốc gác của Đức Giêsu, hay họ hãnh diện vì làng mình có một người giỏi giang như thế ?).

5.  Đọc Lc 4,23. Câu nói này của Đức Giêsu cho thấy Ngài biết rõ ý muốn của dân làng Na-da-rét ? Theo bạn, ý muốn của họ là gì ? Đọc Lc 4,15. Đức Giêsu có chấp nhận ý muốn đó không ?

6.  Đọc Lc 4,25-27. Chuyện ngôn sứ Êlia và bà goá ở Xa-rép-ta, và chuyện ngôn sứ Êlisa và ông Naaman có gì giống nhau ? Đọc  1 Vua 17,8-24 và 2 Vua 5,8-14.

7.  Khi kể hai câu chuyện trên, Đức Giêsu có ý nói gì với dân làng Na-da-rét ? Tại sao lúc đầu họ thán phục  Đức Giêsu, sau họ lại đùng đùng nổi giận và muốn giết Ngài ?

8.  Sự cố xảy ra cho Đức Giêsu ở hội đường Na-da-rét  có liên quan gì đến lời sấm của cụ Si-mê-ôn ở Lc 2,34-35 không ? 

9.  Cuộc viếng thăm Đền Thờ Giêrusalem của Đức Giêsu có thành công hơn cuộc viếng thăm hội đường Na-da-rét không ? Đọc Lc 19,48; 21,38; 13,31-35; 19,41-44.

10.  Bạn nghĩ gì về câu nói của Đức Giê su ở Luca 4,24 ? Bạn có gặp thất bại bao giờ không ?     

CÂU HỎI SUY NIỆM

Việc Đức Giêsu về lại làng Na-da-rét được coi như một thất bại. Theo bạn, đâu là những lý do khiến người dân làng đã không đón nhận Ngài?

 

 

PHẦN TRẢ LỜI

1/ Trước khi về giảng ở hội đường nơi quê nhà Na-da-rét, Đức Giêsu đã đi giảng ở các hội đường khác thuộc vùng Ga-li-lê và đã làm nhiều phép lạ (Lc 4,14-15). Sau này, Ngài vẫn tiếp tục loan báo Tin Mừng cho người nghèo, trừ các tà thần, chữa lành người mù và các bệnh nhân (Lc 7,21-22), và ban ơn tha tội (Lc 5,17-25). Qua các việc làm của mình trong suốt những năm sứ vụ, Đức Giêsu làm ứng nghiệm lời Ngài đọc ở hội đường Na-da-rét, đó là “công bố sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm” và “trả lại tự do cho người bị áp bức”.

 

2/ Phản ứng đầu tiên của dân làng Na-da-rét là một phản ứng tích cực. Họ ngỡ ngàng thán phục khi nghe những lời ân sủng từ miệng Ngài nói ra (Lc 4,22).

 

3/ “Lời ân sủng” là lời đem lại ân sủng cho người nghe, nếu họ chịu lắng nghe với sự vâng phục khiêm hạ. Thánh Luca còn dùng cụm từ “lời ân sủng” trong Công vụ 14,3; 20,32. Trong Lc 20,32 “lời ân sủng là lời có sức xây dựng và cho được hưởng phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến.” Như thế “lời ân sủng” là lời đem lại ơn cứu độ.

 

4/ Khi dân làng Na-da-rét bảo: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?” họ không hề có ý coi thường gốc gác của Đức Giêsu. Trái lại họ nhìn nhận Đức Giêsu là người làng của họ, là con của ông Giuse một người trong làng. Họ hãnh diện về Ngài và hy vọng sẽ nhận được đặc ân nào đó từ tương quan gần gũi này.

 

5/ Đức Giêsu đoán biết được ý muốn của dân làng Na-da-rét. Chắc họ đã nghe biết những phép lạ Đức Giêsu làm ở hội đường Ca-phác-na-um, nên họ nghĩ làng Na-da-rét còn xứng đáng hơn để được Ngài làm phép lạ, vì đây là quê của Ngài, nơi Ngài sinh trưởng. “Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-um, ông cũng hãy làm tại đây…” (Lc 4,23). Câu “Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình” cũng phải hiểu theo chiều hướng đó, nghĩa là “Ông Giêsu ơi, ông nên làm những phép lạ chữa bệnh ở quê của ông, trước khi làm cho chỗ khác.” Đức Giêsu đã không chấp nhận dành đặc ân nào cho quê của mình, vì thế Ngài cũng sẽ không được làng Na-da-rét đón nhận (Lc 4,24).

 

6/ Luca 4,24 thường được dịch là “không một ngôn sứ nào được đón nhận (dektos) tại quê mình.” Lối dịch này phù hợp với Mc 6,4; Mt 13,57; Ga 4,44. Tuy nhiên cũng có một lối dịch khác: “không một ngôn sứ nào lại dành đặc ân (dektos) cho quê mình.” Trong Lc 4,19 dektos được dùng theo nghĩa sau này. Trong tiếng Hy-lạp, tính từ dektos có thể hiểu theo cả hai nghĩa trên đây.

 

7/ Chuyện ngôn sứ Êlia và bà goá ở Xa-rép-ta thuộc vùng Si-đôn (1 Vua 17,7-24), và chuyện ngôn sứ Êlisa và ông tướng Na-a-man của nước Xyria (2 Vua 5,1-14) có những nét giống nhau: Êlia và Êlisa là những ngôn sứ của Ítraen, còn bà góa ở Xa-rép-ta và ông Naaman là dân ngoại. Bà góa được có lương thực đủ dùng trong nạn đói và có con trai được hoàn sinh. Na-a-man được sạch khỏi bệnh phong. Cả hai đều phải vượt qua một thách đố của lòng tin biết vâng phục (1 Vua 17,11-13; 2 Vua 5,9-14).

 

8/ Khi kể về những việc hai vị ngôn sứ của Ítraen làm cho dân ngoại, Đức Giêsu muốn cho người làng Na-da-rét thấy hướng đi của sứ vụ tông đồ của Ngài. Ngài không dành ưu tiên cho người cùng quê, cũng không loại trừ dân ngoại. Chính vì thế người làng Na-da-rét vì ghen tương, đã nổi giận và muốn giết Ngài.

 

9/ Luca muốn báo trước con đường Đức Giêsu sẽ phải đi sau này. Ngài sẽ bị giết, nhưng Ngài sẽ thắng được cái chết bằng sự phục sinh.

Bài cùng chuyên mục:

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 Phục sinh – Năm B (22/04/2024 08:56:10 - Xem: 128)

Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 Phục sinh – Năm B (15/04/2024 07:31:04 - Xem: 206)

Trong Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 3 Phục sinh – Năm B (08/04/2024 08:59:30 - Xem: 242)

“Chính anh em là chứng nhân.” Theo bạn, ở Việt Nam, chúng ta có thể làm chứng nhân cho Chúa qua những công việc gì hay qua lối sống như thế nào?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 2 Phục sinh năm B (06/04/2024 08:05:54 - Xem: 201)

Theo bạn, thái độ đòi hỏi của ông Tôma trong Ga 20,25 có quá đáng không? Có khi nào bạn gặp một người giống Tôma ở trong nhóm hay họ đạo của bạn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Lá (20/03/2024 07:45:45 - Xem: 292)

Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 mùa Chay – Năm B (11/03/2024 08:59:32 - Xem: 340)

Hãy đọc toàn bộ bài Phúc âm này. Bạn thấy Đức Giêsu có thái độ nào trước cái chết gần đến? Ngài thấy cái chết của mình có ý nghĩa không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 mùa Chay năm B (04/03/2024 07:21:56 - Xem: 325)

Bạn nghĩ phải làm gì để ánh sáng và sự thật của Chúa đến với mình trong Mùa Chay này ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 3 mùa Chay năm B (26/02/2024 08:32:17 - Xem: 261)

Tại sao Hội Thánh lại cho đọc bài Phúc âm này vào Mùa Chay ? Bài này có nói gì về cái chết và sự phục sinh của Chúa chúng ta không ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 2 mùa Chay Năm B (20/02/2024 09:50:39 - Xem: 326)

Khi cầu nguyện, bạn có kinh nghiệm lên núi và được thấy khuôn mặt sáng láng của Chúa bao giờ chưa ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B  (15/02/2024 05:34:16 - Xem: 261)

Đâu là những cám dỗ bạn thường gặp trong cuộc sống mỗi ngày? Làm sao bạn có thể thắng được những cám dỗ ấy?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7