Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 6 thường niên – Năm A
- In trang này
- Lượt xem: 742
- Ngày đăng: 06/02/2023 10:32:20
Mt 5,17-37
1/ Trong Mt 5,21-48, Đức Giêsu mấy lần nói câu: Anh em đã nghe Luật dạy rằng…Còn Thầy, Thầy bảo anh em…
2/ Đọc Mt 5,21-22. Tại sao Đức Giêsu cấm không được giận người khác, cấm không gọi người khác là đồ ngốc hay đồ khùng ? Giận ghét người khác và sát nhân có liên hệ gì không ? Đọc 1 Gioan 3,15.
3/ Đọc Mt 5,23-26. Làm hòa với người khác có khó không ? Tại sao Đức Giêsu đòi để lễ vật lại mà đi làm hòa trước đã ?
4/ Đọc Mt 5,27-28. Thế nào là cái nhìn có ý thèm muốn ? Theo Đức Giêsu, phạm tội ngoại tình có mấy loại ?
5/ Đọc 5,29-30. Mắt và tay có dễ làm ta phạm tội không ? Ta có nên móc mắt và chặt tay như Chúa dạy không ?
6/ Đọc Mt 5,31-32. Luật Môse có cho phép chồng ly dị vợ không ? Đọc sách Đệ nhị luật 24,1. Tại sao Đức Giêsu không cho phép ly dị ? Đọc Mt 19,4-6. Có luật trừ không ?
7/ Đọc Mt 5,33-37. Người kitô hữu có khi nào phải thề không ? Đức Giêsu chủ yếu dạy ta điều gì trong đoạn văn này ?
8/ Sau khi đọc cả bài Tin Mừng, bạn thấy Đức Giêsu có đòi hỏi nhiều hơn Luật trong Cựu Ước không ? Lời giáo huấn của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng này có những nét gì đặc biệt ?
GỢI Ý SUY NIỆM
Đọc cả bài Tin Mừng, bạn thấy Đức Giêsu có hủy bỏ Luật Môsê không hay Ngài đang làm cho Luật ấy có tính nội tâm hơn ? Đọc Mt 5,17. Người kitô hữu chúng ta ngày nay có phải giữ Luật Môsê nữa không ? Chúng ta phải sống theo luật nào ?
PHẦN TRẢ LỜI
1/ Trong Mt 5,21-48, câu nói của Đức Giêsu: Anh em đã nghe Luật dạy rằng…Còn Thầy, Thầy bảo anh em… được nhắc lại 6 lần ở Mt 5,21-22.27-28.31-32.33-34.38-39.43-44. Những câu này thường được gọi là những phản đề. Chúng nằm ở trung tâm của Bài Giảng trên Núi và cho thấy những lời dạy của Đức Giêsu đưa ra những đòi hỏi vượt xa lời dạy thường thấy nằm trong Luật Môse. Đức Giêsu đã không bãi bỏ Luật Môse, nhưng đã giải thích lại Luật đó cho đúng ý Thiên Chúa (Mt 5,17).
2/ Luật Môse cấm không được giết người (Xh 20,15; Đnl 5,18). Cố ý giết người thì sẽ bị kết án tử (Xh 21,12-17). Đức Giêsu không ngừng lại ở việc giết người bằng hành động, Ngài còn đi tới tận nguồn gốc của hành vi này, đó là sự giận ghét ở nơi trái tim con người (1 Ga 3,15). Giận ghét có thể dẫn đến sát nhân. Từ đó Ngài khẳng định tội giận ghét và tội lăng mạ nặng nề người khác cũng bị án phạt như chính tội sát nhân (Mt 5,22). Trong văn hóa đông phương ngày xưa, mắng chửi người khác là “đồ ngốc” hay “đồ khùng” được coi là một sự xúc phạm nặng nề hơn ngày nay nhiều.
Dĩ nhiên điều này không loại trừ sự giận dữ chính đáng như ta thấy nơi Đức Giêsu (Mc 3,5), hay khi Ngài gọi những người Pharisêu là “Đồ ngốc” (moroi, Mt 23,17).
3/ Mát-thêu 5,23-24 cho thấy tính khẩn trương của việc làm hòa với anh em trước khi dâng lễ vật lên Thiên Chúa. Cần để lại lễ vật trước bàn thờ mà đi làm hòa với người anh em đang bất bình với mình, rồi mới trở lại dâng lễ vật. Lúc đó hy vọng lễ vật sẽ được Chúa chấp nhận (Mc 11,25). Như thế Đức Giêsu đòi người dâng lễ, -người đang muốn có tương quan tốt với Thiên Chúa- , phải có tương quan tốt với tha nhân trước đã. Chẳng những phải loại bỏ sự giận ghét nơi lòng mình, mà còn phải bày tỏ sự làm hòa với người đang giận ghét mình. Có thể nói, khó lòng có tương quan tốt với Thiên Chúa khi chưa có tương quan tốt với anh em.
4/ Luật Môse cấm không được ngoại tình (Xh 20,14). Ai ngoại tình thì phải chết (Đnl 22,22-24). Ở đây Đức Giêsu nói đến chuyện ngoại tình trong lòng, trong trái tim là nơi phát xuất những tư tưởng (Mt 5,27-28). Ngoại tình bằng hành động bắt nguồn từ thèm muốn từ bên trong. Và thèm muốn bên trong đến từ cái nhìn. Chính vì thế Đức Giêsu khẳng định bất cứ ai nhìn người phụ nữ mà nuôi dưỡng lòng thèm muốn dâm dục với người ấy thì đã phạm tội ngoại tình trong lòng rồi. Thật ra, trong Mười Điều răn, thèm muốn vợ của người khác đã được coi như một tội (Xh 20,17; Đnl 5,21). Mắt được coi là góp phần cho tội này (2 Pr 2,14; 1 Ga 2,16; Hc 9,8).
5/ Trong Mt 5,29-30, Đức Giêsu cho thấy đôi mắt và bàn tay có thể là nguyên nhân khiến ta sa ngã. Mắt phải và bàn tay phải là những điều rất quý đối với con người. Bằng lối nói cường điệu, Ngài đòi chúng ta móc mắt phải, chặt tay phải để loại bỏ nguyên nhân đó, nhờ đó thắng được sự thèm muốn, vì thà chịu mất một phần chi thể còn hơn toàn thân phải chịu luận phạt.
Chúng ta không nên hiểu câu này theo nghĩa đen, vì thủ phạm thật ra không nằm nơi tay hay mắt, nhưng nơi lòng con người. Điều Đức Giêsu muốn nhấn mạnh qua lối cường điệu này là chúng ta cần có sự cương quyết dứt khoát để xa tránh những nguyên nhân gây sa ngã, dù phải chịu những cắt đứt và mất mát đau đớn.
6/ Luật Môse cho phép người chồng ly dị vợ với điều kiện cấp cho vợ một giấy chứng nhận đã ly dị (Đnl 24,1). Đức Giêsu dứt khoát không cho phép ly dị (Mt 5,31-32). Theo Ngài, điều đó đẩy người vợ đến chỗ ngoại tình và cũng đẩy kẻ lấy người vợ ấy cũng phạm tội ngoại tình. Đây là điều hết sức mới mẻ trong giáo huấn của Đức Giêsu vào thời ấy. Ở đây chúng ta không thấy Ngài giải thích tại sao Ngài dứt khoát không cho phép. Cần đọc Mt 19,4-6 để thấy lý do Ngài đưa ra, đó là tính chất bền vững của mối giây hôn nhân. Có thể có luật trừ, đó là trong trường hợp hôn nhân bất hợp pháp (Mt 5,32).
7/ Cựu Ước cấm bội thề, nghĩa là thề mà không giữ (Dân số 30,3). Đức Giêsu bảo các môn đệ đừng thề gì cả, hay đúng hơn Ngài bảo họ đừng lạm dụng việc thề thốt trong đời thường (Mt 5,33-37). Đừng lấy trời đất, Giêrusalem hay đầu mình ra mà thề, để làm cho lời thề của mình thêm mạnh mẽ. Ngài đòi môn đệ nói những lời đáng tin, không cần dựa vào lời thề đi kèm. Thật ra người Kitô hữu vẫn có dịp phải thề trước tòa đạo, tòa đời, và có khi phải tuyên thệ long trọng nữa.
8/ Qua bài Tin Mừng này, chúng ta thấy Đức Giêsu đưa các môn đệ đi vào chiều sâu của lòng mình, của trái tim bên trong chi phối mọi hành động. Những giáo huấn của Ngài có tính nội tâm hơn, tận căn hơn. Những điều luật trong Cựu Ước được Ngài giải thích lại mới mẻ theo ý của Thiên Chúa. Ngài mời gọi chúng ta sống theo lối giải thích mới của Ngài.
Bài cùng chuyên mục:

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm A (02/10/2023 10:45:48 - Xem: 37)
Bạn nghĩ gì về chuyện Thiên Chúa sai Con Một của mình để cứu thế gian, nhưng Người Con ấy lại bị giết chết? Bạn nghĩ Hội Thánh hôm nay có làm cho Nước Chúa sinh hoa trái không?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm A (25/09/2023 07:57:29 - Xem: 88)
Theo bạn, để được vào Nước Thiên Chúa, cần có thái độ nào ? Tại sao những nhà lãnh đạo Do-thái giáo lại khó “hối hận” và “tin” vào Gioan ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 25 thường niên Năm A (18/09/2023 08:31:28 - Xem: 128)
Chúng ta thường quen với một Thiên Chúa công bằng, thưởng phạt phân minh. Bài Tin Mừng này có cho tôi thấy một Thiên Chúa quảng đại và tốt lành không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật XXIII thường niên Năm A (04/09/2023 09:04:34 - Xem: 171)
Nơi nào, lúc nào, cũng có những người hay làm gương xấu, gây bất hòa, đổ vỡ...Bài Tin Mừng hôm nay có cho giúp bạn biết cách góp ý, sửa lỗi cho họ không ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 22 Thường niên– Năm A (28/08/2023 16:22:31 - Xem: 187)
Bạn có kinh nghiệm về chuyện nghịch lý trong câu này không: Ai muốn cứu thì lại mất, còn ai chịu mất thì lại tìm thấy được.

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 21 Thường niên– Năm A (23/08/2023 05:56:07 - Xem: 181)
Bạn nghĩ gì về gánh nặng trách nhiệm của ngài trên hơn 1,3 tỷ người Công giáo ? Khi cầu nguyện, bạn thường xin ơn gì cho Đức Thánh Cha Phanxicô ?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 20 Thường niên– Năm A (14/08/2023 07:44:10 - Xem: 224)
Bạn thấy người phụ nữ dân ngoại này có những nét nổi bật nào? Bạn học được gì nơi cách cầu xin của bà ấy với Đức Giêsu (kiên trì, khiêm tốn, tin tưởng)?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 19 Thường niên– Năm A (07/08/2023 07:55:19 - Xem: 327)
Bài Tin Mừng này cho thấy các môn đệ đã trải qua nhiều kinh nghiệm khác thường với Đức Giêsu. Bạn đã trải qua kinh nghiệm nào tương tự trong cuộc đời bạn?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên– Năm A (06/08/2023 11:55:35 - Xem: 332)
Bạn hãy chiêm ngắm khuôn mặt của Đức Giêsu lúc chịu phép rửa ở sông Giođan, lúc được biến hình sáng láng, lúc cầu nguyện trong Vườn Dầu.

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 17 Thường niên– Năm A (24/07/2023 07:38:39 - Xem: 466)
Làm sao có thể thấy Nước Trời như kho báu, như viên ngọc quý, để chúng ta dám vui vẻ hy sinh thú vui của những sự đời này?
-
Thứ Năm 05/10/2023 – Thứ Năm đầu tháng, tuần 26 thường niên. – Sai bảy mươi hai người rao giảng.
Thứ Năm đầu tháng, tuần 26 thường niên.
-
Thánh Phanxicô Assisi. Lễ nhớ.
-
Thứ Ba tuần 26 thường niên.
-
Ý nghĩa Kinh Mân Côi
Yêu mến Đức Mẹ là con đường dẫn đến Chúa Giêsu. Và lần hạt Mân Côi là phương thế để bày tỏ tình yêu đối với Đức Mẹ.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 101 - Cám dỗ nơi người tu sĩ
Trường hợp yêu một người đang có ơn gọi dâng hiến và dần dần người đó từ bỏ ơn gọi thì có phải là cám dỗ hay không?
-
Suy tư Tin Mừng – Thi hành ý muốn
Sự vâng phục mà Chúa mời gọi đó là sự hoán cải của con tim và sự thay đổi hành vi sống đạo.
-
Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực
Trẻ em muốn tìm hiểu thế giới và để làm được điều đó, trẻ cần trải nghiệm những giới hạn của cuộc sống và của chính mình.
-
Những mối quan hệ chưa trọn
Chẳng bao giờ là quá muộn để xin lỗi những gì chúng ta đã làm tổn thương nhau. Chẳng bao giờ là quá muộn để xin họ tha thứ cho những lơ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 100 - Bình an nội tâm
Bình an không đong đếm bằng những thành công, thành tựu, hay những điều ta đạt được trong cuộc sống.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm A
Chúng ta phải chấp nhận sự huấn luyện của Chúa và vâng phục Ngài trong lời nói và hành động như dụ ngôn ngắn trong Tin Mừng hôm nay trình...
-
Nguyên nhân đưa người trẻ đến tự vẫn
Theo bảng thống kê mới đây, thì trên thế giới hiện nay mỗi ngày có tới 300 bạn trẻ tự tử, và có tới 3.000 bạn trẻ toan tự tử nhưng không...
-
Chứng biếng ăn tâm thần
Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho...
-
Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ