Kinh thánh - Giáo lý

Học hỏi Phúc âm CN 6 PS B, Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,276
  • Ngày đăng: 03/05/2021 07:19:24

Lời Chúa: Ga 15,9-17

9 Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. 10 Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. 11 Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.

12 Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. 14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. 15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.

16 Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. 17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.

CÂU HỎI

1. Câu nào trong đoạn Phúc âm này cho thấy tình yêu của Cha đối với Con là nền tảng cho tình yêu của Con đối với các môn đệ, và cũng là nền tảng cho tình yêu giữa các môn đệ với nhau ?

2. Phải làm gì để ở lại trong tình yêu của Thầy Giêsu? Đọc Ga 15,9. 10. 12. Đọc thêm Ga 13,34.

3. Yêu nhau như Thầy đã yêu anh em nghĩa là gì? Đọc Ga 15,13-14 và 1 Gioan 3,16.

4. Đức Giêsu có vâng phục Chúa Cha không? Đọc Ga 4,34; 5,30; 6,38; 8,29. Đức Giêsu có tuân giữ các lệnh truyền (điều răn) của Chúa Cha không? Đọc Ga 10,18; 12,49-50; 14,31.

5. Đọc Ga 15,11. Nhờ đâu Đức Giêsu có được niềm vui?

6. Đọc Ga 15,11. Nhờ đâu các môn đệ có được niềm vui trọn vẹn?

7. Tìm khác biệt giữa Ga 10,11 với Ga 15,13.

8. Đọc Ga 15,14-15. Nhờ đâu các môn đệ được là bạn hữu của Thầy Giêsu?

9. Đọc Ga 15,16-17. Qua hai câu này, bạn có nhận ra hai nét quan trọng trong đời sống của một cộng đoàn Kitô hữu không?

GỢI Ý SUY NIỆM:

Khi đọc cả bài Phúc âm này, bạn có thấy nổi bật chủ đề về điều răn yêu thương không? Bạn nghĩ gì về đời sống yêu thương nơi gia đình và cộng đoàn giáo xứ của bạn?

 
PHẦN TRẢ LỜI

 

1. Câu đầu tiên của bài Phúc âm (Ga 15,9) là câu quan trọng. Có một dòng tình yêu bắt nguồn từ Chúa Cha, chảy đến với Đức Giêsu; rồi từ Đức Giêsu, dòng tình yêu ấy chảy đến với các môn đệ. Khi sống với nhau, các môn đệ cũng phải để cho dòng tình yêu đó tiếp tục chảy đi…

2. Để ở lại trong tình yêu của Thầy Giêsu (c. 9), cần tuân giữ các điều răn của Thầy (c. 10). Và điều răn quan trọng Thầy muốn các môn đệ tuân giữ là: anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em (c.12). Đức Giêsu đã gọi điều răn yêu mến trên đây là điều răn mới (Ga 13,34).

3. Thầy Giêsu đã yêu đến độ hy sinh mạng sống vì các môn đệ là bạn hữu của Ngài (Ga 15,13-14). Thầy muốn chúng ta yêu nhau như Thầy, nghĩa là yêu bằng tình yêu lớn nhất, tình yêu hiến mạng: “Đức Kitô đã hy sinh mạng sống vì chúng ta, chúng ta cũng phải hy sinh mạng sống vì anh em” (1 Gioan 3,16).

4. Đức Giêsu ý thức mình được Chúa Cha sai phái, nên Ngài chấp nhận vâng phục Chúa Cha. Ngài không tự mình làm gì, chỉ làm những điều Chúa Cha muốn (Ga 4,34; 5,30; 6,38; 8,29). Đức Giêsu giữ nghiêm túc những mệnh lệnh của Chúa Cha (Ga 10,18; 12,49-50; 14,31).

5. Đức Giêsu có được niềm vui vì Ngài đã tuân giữ các mệnh lệnh của Chúa Cha và đã được ở lại trong tình yêu của Chúa Cha (Ga 15,11).

6. Các môn đệ có được niềm vui đến từ niềm vui của Thầy Giêsu (c.11). Ngoài ra họ vui vì họ tuân giữ giới răn của Thầy và ở lại trong tình yêu của Thầy (Ga 15,10).

7. Người Mục tử hy sinh mạng sống  chiên theo Gioan 10,11. Còn ở Gioan 15,13, Đức Giêsu nói đến hy sinh  bạn hữu. Có thể nói, chiên cũng là bạn hữu của người Mục tử.

8. Môn đệ là bạn hữu của Thầy Giêsu vì họ thi hành điều Thầy truyền dạy, và vì Thầy đã cho họ biết tất cả những gì Thầy nghe được từ Chúa Cha (Ga 15, 14-15).

9. Đây là một cộng đoàn được Chúa Giêsu sai đến với người khác (c. 16), và là một cộng đoàn yêu thương nhau như Chúa đã yêu (c.17).

Bài cùng chuyên mục:

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Lá (20/03/2024 07:45:45 - Xem: 84)

Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 mùa Chay – Năm B (11/03/2024 08:59:32 - Xem: 161)

Hãy đọc toàn bộ bài Phúc âm này. Bạn thấy Đức Giêsu có thái độ nào trước cái chết gần đến? Ngài thấy cái chết của mình có ý nghĩa không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 mùa Chay năm B (04/03/2024 07:21:56 - Xem: 188)

Bạn nghĩ phải làm gì để ánh sáng và sự thật của Chúa đến với mình trong Mùa Chay này ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 3 mùa Chay năm B (26/02/2024 08:32:17 - Xem: 174)

Tại sao Hội Thánh lại cho đọc bài Phúc âm này vào Mùa Chay ? Bài này có nói gì về cái chết và sự phục sinh của Chúa chúng ta không ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 2 mùa Chay Năm B (20/02/2024 09:50:39 - Xem: 237)

Khi cầu nguyện, bạn có kinh nghiệm lên núi và được thấy khuôn mặt sáng láng của Chúa bao giờ chưa ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B  (15/02/2024 05:34:16 - Xem: 186)

Đâu là những cám dỗ bạn thường gặp trong cuộc sống mỗi ngày? Làm sao bạn có thể thắng được những cám dỗ ấy?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 5 Thường niên– Năm B (29/01/2024 09:33:43 - Xem: 344)

Theo Phúc âm Máccô, những việc chính của Đức Giêsu mỗi ngày là những việc gì? Việc gì quan trọng hơn?

Học hỏi Phúc âm: Chúa nhật 4 Thường niên năm B (22/01/2024 08:10:00 - Xem: 294)

Phép lạ này có đem lại cho bạn niềm hy vọng, khi bạn đứng trước cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối, trong thế giới hôm nay không ?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 3 Thường niên– Năm B (15/01/2024 08:06:21 - Xem: 297)

Ngày nay, để làm môn đệ bước theo Chúa Kitô, chúng ta thường phải trả những giá nào? Hãy nhớ lại một kinh nghiệm của bản thân.

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 2 TN – Năm B -2024 (10/01/2024 07:20:06 - Xem: 235)

Gioan Tẩy giả giới thiệu Đức Giêsu cho Anrê, rồi Anrê lại giới thiệu Đức Giêsu cho Simon. Theo ý bạn, để trở thành một người giới thiệu Đức Kitô, cần có những điều kiện gì?

Bài viết mới