Học hỏi Phúc âm CN Chúa Ba Ngôi, Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu
- In trang này
- Lượt xem: 3,568
- Ngày đăng: 24/05/2021 09:08:06
Lời Chúa: Mt.28,16-20
16Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê , đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. 17Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi . 18Đức Giê-su đến gần, nói với các ông : “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. 19Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, 20dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế .”
CÂU HỎI
1. Tại sao Nhóm Mười Một môn đệ trở lại miền Galilê? Đọc Mt 26,32 và 28,7. 10.
2. Núi xuất hiện nhiều lần trong Phúc âm của Thánh Mát-thêu. Đọc Mt 4,8; 5,1; 14,23; 15,29; 17,1. 9; 21,1; 24,3; 28,16. Bạn có biết tại sao Đức Giêsu hay ở trên núi không?
3. Đọc Mt 28,17. Theo bạn, tại sao khi gặp Chúa phục sinh, các môn đệ phủ phục bái lạy Ngài, nhưng một vài người hoài nghi? Đọc Mt 14,31 Đức Giêsu trách Phêrô vì ông đã hoài nghi. Người hoài nghi là người thế nào?
4. Trong Mt 28,18-20 có mấy từ mọi?
5. Đọc Mt 28,18. Theo bạn, Chúa phục sinh là ai mà có uy quyền lớn lao như thế? Trước phục sinh, Đức Giêsu có uy quyền đến thế chưa? Xem Mt 7,29; 9,6-8; 10,1.
6. So sánh Mt 10,5-6 với Mt 28,19. Có gì khác biệt không? Tại sao có sự khác biệt đó?
7. Lệnh truyền của Chúa Giêsu là làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ Ngài. Chúa muốn ta thực hiện lệnh truyền này bằng cách nào? Đọc Mt 28,19-20.
8. Phúc âm Mátthêu có nói về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần không? Ba Ngôi có tương quan với nhau và với chúng ta không? Đọc Mt 3,16; 5,48; 10,20; 11,25-27; 12,28. 32; 16,27.
9. Chịu Phép Rửa nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Nhân danh nghĩa là gì?
GỢI Ý SUY NIỆM:
Chúa Giêsu ở với Giáo hội mọi ngày cho đến tận thế (28,20). Theo Phúc âm Mát-thêu, Chúa Cha và Chúa Thánh Thần có ở với chúng ta không? Đọc Mt 5,45-48; 6,25-34; 10,18-20.
PHẦN TRẢ LỜI
1. Sau bữa Tiệc Ly, Đức Giêsu đã báo trước việc Ngài sẽ đi đến Galilê trước các môn đệ sau khi được phục sinh (Mt 26,32). Thiên sứ ở ngoài mộ (28,7) và chính Đức Giêsu phục sinh (28,10) cũng nhắc các phụ nữ đi báo cho các môn đệ mau đến Galilê để gặp Ngài. Như thế các ông trở lại miền Galilê vì một cuộc hẹn.
2. Có lẽ Đức Giêsu thích núi vì ở đó có bầu khí thanh tịnh, vắng vẻ, khiến Ngài dễ cầu nguyện, gặp gỡ Chúa Cha (Mt 14,23). Ngài cũng thích gặp gỡ đám đông dân chúng trên núi (5,1; 15,29).
3. Có một vài môn đệ còn hoài nghi khi Đức Giêsu phục sinh hiện ra với họ. Hoài nghi không phải là không tin gì, nhưng là yếu tin, tin chưa vững. Ở Mt 14,31, Đức Giêsu trách Phêrô vì đã hoài nghi, nghĩa là kém lòng tin. Đức tin cần có thời gian và kinh nghiệm để từ từ lớn lên đến mức trưởng thành.
4. Trong Mt 28,18-20 có 4 từ MỌI, được dịch bằng nhiều cách: mọi quyền hành (toàn quyền: 28,18); mọi dân tộc (muôn dân: 28,19); mọi điều Thầy truyền (28,20); mọi ngày cho đến tận thế (28,20).
5. Chúa Giêsu phục sinh có mọi quyền hành trên trời dưới đất. Ngài có quyền như Chúa Cha vì chính Chúa Cha đã trao cho Ngài toàn quyền như mình (Mt 20,18). Trước khi được Chúa Cha phục sinh, Đức Giêsu cũng đã bày tỏ uy quyền của Ngài qua lời giảng dạy (Mt 7,29), qua việc tha tội (9,6-8); qua trừ quỷ (10,1).
6. Ở Mt 10,5-6 Đức Giêsu bảo các môn đệ đừng đi đến với dân ngoại, chỉ đến với người Israen thôi. Còn sau khi được phục sinh (Mt 28,19), Chúa Giêsu sai các môn đệ đến với mọi dân tộc (=muôn dân), nghĩa là đến với cả dân ngoại nữa. Có sự khác biệt này là vì sau khi được Chúa Cha phục sinh và ban mọi quyền hành trên trời dưới đất, Chúa Giêsu có thể mở rộng sứ mạng của mình đến toàn cõi địa cầu.
7. Chúa Giêsu ra lệnh cho chúng ta “đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ.” Để thực hiện mệnh lệnh này cần làm hai điều: làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Ba Ngôi, và dạy bảo họ tuân giữ giáo huấn của Đọc Mt 28,18-20. Bạn hãy đặt cho đoạn này một tựa đề, hay tóm lại đoạn này trong 10 từ. Chúa Giêsu (Mt 28,19-20).
8. Có những đoạn văn nói đến Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Giêsu và Thánh Thần. Lúc Đức Giêsu chịu phép rửa, có sự hiện diện của Chúa Cha và Thánh Thần (Mt 3,16). Khi môn đệ phải ra tòa vì Chúa Giêsu thì có Thần Khí của Cha giúp đối đáp (10,20). Đức Giêsu đã dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa Cha mà trừ quỷ (12,28). Chúa Giêsu là Con của Chúa Cha (24,36), là người Tôi Tớ dấu yêu được Chúa Cha ban Thần Khí (12,18).
Ngoài ra cũng có những đoạn văn nói về Chúa Cha (5,48), Chúa Thánh Thần (12,32), hay nói đến tương quan thân thiết giữa Chúa Cha và Chúa Giêsu (11,25-27; 16,27).
9. Chịu phép rửa nhân danh Ba Ngôi. “Danh” nghĩa là “Tên.” Đối với người Do Thái, “tên” của một người tượng trưng cho chính người ấy. Tôi “nhân danh” một người để làm một việc, có nghĩa là tôi có tương quan thân thiện, có tình bằng hữu với người đó. Khi làm phép rửa nhân danh Ba Ngôi, chúng ta đưa một người đi vào tình bạn thân thiết với Thiên Chúa.
Bài cùng chuyên mục:
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 25 Thường niên– Năm B -2024 (16/09/2024 07:55:16 - Xem: 59)
Tại sao ở đời người ta thích làm người lớn nhất, người đứng đầu, người lãnh đạo? Theo ý bạn, giá trị đích thật của một người nằm ở chỗ nào?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 24 Thường niên– Năm B - 2024 (09/09/2024 08:51:54 - Xem: 146)
Bạn hiểu thế nào là “từ bỏ chính mình và vác thập giá của mình”? Bạn có kinh nghiệm về “cứu” rồi lại “mất,” hay “mất” rồi lại “cứu” được không?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 23 Thường niên– Năm B -2024 (02/09/2024 08:35:15 - Xem: 209)
Có khi nào tôi thấy mình bị điếc về mặt tâm linh không, nghĩa là mất khả năng nghe tiếng Chúa và tha nhân? Điều gì thường khiến tôi bị điếc?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 22 Thường niên– Năm B -2024 (26/08/2024 08:32:24 - Xem: 181)
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về đâu là cái chính phải giữ.
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 21 Thường niên– Năm B - 2024 (19/08/2024 08:29:29 - Xem: 173)
Thi thoảng bạn vẫn gặp những câu Lời Chúa thật chướng tai, không thể chấp nhận được. Bạn có thể ghi lại những câu đó để tìm hiểu sâu hơn không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 20 TN – Năm B - 2024 (13/08/2024 05:30:42 - Xem: 172)
Bạn có thấy mình được thêm sức mạnh để chu toàn bổn phận hàng ngày, nhờ rước Chúa thường xuyên không? Bạn có dành giờ để tâm sự với Chúa sau khi rước lễ không?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 19 TN– Năm B - 2024 (05/08/2024 07:24:20 - Xem: 184)
Bạn có kinh nghiệm thấy mình bị mất đức tin, rồi tìm lại được đức tin không? Bạn có thấy niềm tin vào Chúa Giêsu đem lại sức sống cho cuộc đời của bạn không?
Học Hỏi Phúc Âm CN 18 Thường Niên – Năm B - 2024 (29/07/2024 07:04:12 - Xem: 256)
Lời Chúa: (Ga 6,24-35) 24 Vậy khi dân chúng thấy Đức Giêsu cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi Caphácnaum tìm Người. 25 Khi gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói: “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy? ” 26 Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. 27 Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận”. 28 Họ liền hỏi Người: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” 29 Đức Giêsu trả lời: “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến”. 30 Họ lại hỏi: “Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây? 31 Tổ tiên chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc, như có lời chép: Người đã cho họ ăn bánh bởi trời”. 32 Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, 33 vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian.” 34 Họ liền nói: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy.” 35 Đức Giêsu bảo họ: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!”. CÂU HỎI 1. Đọc Ga 6,1-25. Hãy tóm tắt diễn tiến của câu chuyện. 2. Trong bài Phúc âm này, Đức Giêsu nói mấy lần câu: “Thật, tôi bảo thật các ông”. 3. Đám đông đi tìm Đức Giêsu và gặp lại Ngài ở Ca-phác-na-um. Đức Giê-su nghĩ họ tìm Ngài vì lý do gì? Đọc Ga 6,26. “Thấy những dấu lạ” nghĩa là gì? 4. Đọc Ga 6,27-29. Đức Giêsu mời đám đông làm việc gì để được lương thực thường tồn? 5. Còn đám đông đã đòi hỏi Ngài phải làm gì? Đọc Ga 6, 30-31. 6. Bánh bởi trời vào thời ông Môsê là bánh gì? Đọc Xuất hành 16,4-5.13-27; Thánh vịnh 78,24. 7. Đâu là sự giống nhau và khác nhau giữa bánh bởi trời vào thời ông Môsê và bánh bởi trời vào thời Đức Giêsu? Đọc Ga 6,32-33. 8. Khi Đức Giêsu nói đến bánh thật, bánh ban sự sống cho thế gian (Ga 6,32-33), đám đông có hiểu đó là thứ bánh gì không? Họ có hiểu lầm không? Đọc Ga 4,14-15. 9. Đọc Ga 6,35. Cuối cùng Tấm Bánh Đức Giêsu hứa ban là gì? CÂU HỎI SUY NIỆM: Theo bạn, con người hôm nay đói khát điều gì? Người giàu và người nghèo có cùng một đói khát không?
Học Hỏi Phúc Âm CN 17 Thường Niên – Năm B - 2024 (22/07/2024 09:49:34 - Xem: 238)
Chỉ một chút đóng góp nhỏ bé cũng có thể đưa đến một phép lạ lớn lao? Bạn có kinh nghiệm về điều này không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 16 thường niên – Năm B (15/07/2024 07:30:23 - Xem: 0)
Bạn có phải là người nghiện việc không? Khi mệt mỏi vì gánh nặng công việc, bạn nghỉ ngơi giải trí bằng cách nào ? Đâu là nơi hoang vắng bạn hay đến khi mệt mỏi?
-
Tại sao các lời nguyện hầu hết đều xin Chúa Cha?
Lạy Chúa Giêsu, mà lại kết thúc bằng: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, vậy nảy giờ, vị đó đang thưa chuyện với ai?
-
Đức Mẹ và kinh nghiệm của ta về Thập Giá
Khởi đầu cuộc đời làm mẹ, Đức Maria đã hiểu rằng những đau khổ của Chúa Kitô cũng sẽ là chính đau khổ của Mẹ.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 138 - Tình yêu thúc bách tôi
Xin quý Tu sĩ giải đáp cho con về việc làm sao mình có thể giữ lửa yêu mến đời tu như thủa ban đầu đến nhà dòng ạ? Bởi con đã ở nhà dòng...
-
Điều hầu hết mọi người hiểu sai về hôn nhân
Chúng ta về bản chất có xu hướng ích kỷ, và khi đang sống trong một xã hội ích kỷ và duy vật chất chỉ làm tăng cám dỗ sự ích kỷ.
-
Ảo tưởng về chính lòng tốt của chúng ta
Với hầu hết chúng ta, khi điều này xảy ra, chúng ta vẫn là những người tốt và hào phóng, ngoại trừ chúng ta trở nên cay nghiệt, hoài nghi...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024
Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 24 TN năm B - 2024
Phêrô trả lời hoàn toàn đúng, nhưng hình ảnh của ông về Đức Kitô vẫn không khác với quan niệm của đám đông: là một Đức Kitô oai phong lẫm...
-
Đừng để ngày sống qua đi mà thiếu nụ cười có Chúa trên môi
Đừng để ngày sống qua đi, mà thiếu nụ cười có Chúa trên môi. Bạn hãy trao bảy nụ cười có Chúa đến với những anh chị em bạn gặp hôm nay!
-
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên...
-
5 sự thật thú vị về Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta
Mẹ Têrêsa đã được trao hơn 120 giải thưởng và danh hiệu, cả khi sinh thời lẫn sau khi qua đời. Trong đó có thể kể đến giải thưởng Padma...
-
Nhận nhưng không, cho nhưng không
Xin ngài hãy nói cho con biết nên sử dụng số tiền này như thế nào để gia tăng lợi ích cho con!
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Đừng...
- Bát mì tôm trứng và bài học