Văn hóa - Lẽ sống

Khiêm nhường và Từ bi

  • In trang này
  • Lượt xem: 957
  • Ngày đăng: 30/11/2023 05:23:23

KHIÊM NHƯỜNG & TỪ BI

 

"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của chính Đức Giêsu Kitô.

 

 

Là con cái của Chúa thì phải sống khiêm nhường. Khiêm nhường là Phẩm tính do ơn ban và Đắc thủ nhờ đào luyện. Dễ lầm lẫn trong việc đánh giá một người khiêm nhường qua hình thức bên ngoài cùng với phong cách diễn xuất của họ. Có lẽ Chúa biết trước, sự khiêm nhường của con người dễ lẫn lộn hình thức bên ngoài với cái tâm bên trong, hay dễ chuyển biến từ bên trong ra ngoài lúc nào không biết, nên Chúa phải xác định học nơi chính Ngài, vì "Ngài khiêm nhường trong lòng".

 

Người việt có câu: "nam mô một bồ dao găm" hay "miệng thì thơn thớt nói cười, mà trong toan tính giết người không dao", để chỉ về những người giả nhân giả nghĩa, cũng là giả khiêm nhượng. Các hình thức chu chu chắm chắm, vâng vâng dạ dạ, cung cung kính kính, khép na khép nép, dễ khóc dễ cười... Thường là biểu hiện của những người giả khiêm nhường.

 

"Hữu xạ tự nhiên hương", người khiêm nhường thì hiền lành nhân hậu. Dấu chỉ để nhận thấy là chung quanh họ luôn có nhiều người muốn gần và muốn ở cùng. Đức Giêsu, con người rất mực khiêm nhường và từ bi, luôn có các môn đệ và một quảng đại dân chúng chung quanh Người. Thế nhưng, nếu đánh giá bên ngoài ta thấy Đức Giêsu chả chút gì khiêm nhường theo kiểu mẫu người Việt: - Với bà con gia đình: Ngài không ưu ái hay ca tụng công đức, không sụt sùi kể lể công ơn (theo mẫu các lễ tạ ơn nhà đạo). - Với môn đệ và dân chúng: Ngài không mưu lược lấy lòng tư lợi, không mị dân để lèo lái tư tưởng. Luôn sống rất chân thành, thẳng thắn, gần gũi... - Với thần quyền và thế quyền: Ngài không ngoại giao "cây tre" để được việc, không dựa thế họ tìm lợi ích riêng. Thẳng thắn nhưng thân thiện (vẫn đến nhà những người thu thuế hay Pharisêu dùng bữa), Phê phán nhưng tôn trọng (Họ ngồi trên ngai Moise mà phán thì hãy nghe họ...).

 

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, thật khó phân biệt sự khiêm nhường trong cả đời lẫn đạo. Khi sự giả tạo đã thấm đẫm tư tưởng, con người thật hoang mang khi nhật xét hay đánh giá về khiêm nhường. Nếu như Tư Mã Ý (trong Tam Quốc Chí) mà sống cùng thời với Đức Giêsu, chắc hẳn ông ta sẽ nhận xét về Ngài: "Khiêm tốn thật là khiêm tốn. Người khiêm tốn thật sẽ bị "đời vật" thành đứa kiêu căng. Hãy đóng đinh nó vào thập giá!". "Khiêm nhường bên trong" bị đóng đinh cô độc, ô nhục và đớn đau trên thập giá. Từ thân xác trần trụi đó, tuôn đổ từ bi và ân sủng cho trần gian. "Khiêm nhượng bên ngoài" của thế gian vẫn lượt là trong y phục, trau chuốt trong lời nói, chỉn chu trong phong cách... Những cái rườm rà bên ngoài đó đã siết chặt và bóp chết lòng từ bi nhân hậu vốn có của khiêm nhường.

 

Linh mục Giuse Nguyễn Đức Thịnh

Bài cùng chuyên mục:

Tầm quan trọng của nền Giáo dục Công giáo trong thế giới hiện đại (26/07/2024 09:08:17 - Xem: 117)

Một trong những đặc điểm nổi bật của nền giáo dục Công giáo là tập trung đặc biệt vào phẩm giá vốn có của mỗi cá nhân.

4 bước để xây dựng tình bạn với người khác giới (23/07/2024 13:38:20 - Xem: 169)

Bất kỳ mối quan hệ tốt đẹp nào cũng sinh hoa kết quả và hoa trái đó sẽ tràn trề ra bên ngoài nữa. Đừng để các mối quan hệ bạn bè của bạn chỉ ở trong vòng khép kín.

Cầu nguyện và đời sống Linh mục (21/07/2024 10:16:10 - Xem: 284)

Nhiều khủng hoảng trong chức tư tế hay trong đời sống linh mục bắt nguồn chính từ đời sống cầu nguyện nghèo nàn, thiếu thân mật với Chúa, giảm đời sống thiêng liêng xuống chỉ thực hành tôn giáo.

Vẻ đẹp của lời cầu nguyện (20/07/2024 09:58:52 - Xem: 170)

Hãy cho Chúa biết những ước muốn của bạn và lặng lẽ chờ đợi Ngài trả lời, bởi vì cầu nguyện luôn được cho là cuộc trò chuyện giữa chúng ta và Chúa, giúp tình bạn thiêng liêng triển nở.

Khiết tịnh và Đức ái – Tấm khiên và Thanh kiếm của người đàn ông (08/07/2024 07:39:18 - Xem: 470)

Đức khiết tịnh và đức ái là hai trong số những nhân đức chính giúp cho người nam trở thành đàn ông thực thụ.

Đạo - Lễ Hội - Sự Kiện (04/07/2024 14:36:09 - Xem: 540)

Nhiều người đi đọc kinh nhóm hội thì siêng năng, nhưng ít đi lễ. Rất siêng viếng và lạy tượng, nhưng tham dự lễ thì cắt trước xén sau cho thật ngắn giờ. Hiện diện cho có lệ mặc kệ cho Lời Chúa bay cao bay xa tâm trí.

Vì sao một số người không có khả năng trắc ẩn? (29/06/2024 10:02:35 - Xem: 398)

Việc không quan tâm đến những người yếu đuối nhất, ở một khía cạnh nào đó, đây là một khiếm khuyết tâm hồn,

4 bước đơn giản để thải độc kỹ thuật số cho tâm hồn  (21/06/2024 15:35:41 - Xem: 409)

Công nghệ kỹ thuật sẽ là công cụ hỗ trợ cuộc sống chứ không phải là rào cản đức tin nếu chúng ta sử dụng chúng một cách quân bình.

Tại sao người xấu có vẻ sống sung túc trong khi người tốt lại gặp nhiều gian truân? (18/06/2024 06:21:11 - Xem: 570)

Thật khó tin rằng những người cố gắng làm theo ý Chúa lại phải đối mặt với vô vàn vấn đề.

Đời sống đức tin của tôi (11/06/2024 08:13:13 - Xem: 391)

Đức tin là một cái gì không diễn tả được, không nắm bắt được, không học hỏi được, không lý luận được. Tin hay không, thế thôi.

Bài viết mới