Lễ Kính Thánh Gio-an Tẩy Giả Bị Trảm Quyết (Ngày 29-8)
- In trang này
- Lượt xem: 5,540
- Ngày đăng: 28/08/2023 08:11:46
Lễ Kính Thánh Gio-an Tẩy Giả Bị Trảm Quyết
(Ngày 29-8)
Thánh Gio-an Tẩy Giả là một nhân vật rất nổi bật trong Tân Ước. Mặc dù không phải là môn đệ của Chúa Giê-su, nhưng cả bốn sách Tin Mừng đều nhắc tới tên Ngài với một cách thức hết sức trân trọng. Ngay cả sách Công Vụ Tông Đồ cũng nhắc tới Gio-an. Ngoài danh dự được làm Tiền Hô của Chúa, Gio-an Tẩy Giả còn được phúc đích thân “trao ban” Phép Rửa cho Chúa Giê-su nữa. Không những thế, Ngài còn trả giá bằng chính mạng sống mình để làm chứng cho chân lý.
Theo Tin Mừng Lu-ca, Gio-an Tẩy Giả chào đời trước Chúa Giê-su đúng 06 tháng. Có lẽ vào cuối năm 27, Ngài đã đến hoạt động, rao giảng và làm Phép Rửa tại khu vực hai bên bờ sông Gio-an. Phép Rửa của Ngài được coi là chỉ dấu cho sự hoán cải khỏi tội lỗi để làm hòa với Thiên Chúa. Rất nhiều người đã quy tụ lại chung quanh Ngài để nghe Ngài rao giảng và khuyên nhủ thống hối. Có lẽ sức hút của Gio-an trước dân chúng đã khiến Herode Antipas – vua chư hầu của Galilea và Perea (4tcn – 39cn) – phải lo lắng. Ông ta sợ rằng, có thể Gio-an sẽ xúi dân chúng nổi loạn. Mà nếu dân chúng nổi loạn thì ngai vàng của ông sẽ bị đe dọa, bởi dân chúng quy tụ lại quá nhiều chung quanh Gio-an Tẩy Giả.
Đã vậy, Gio-an còn ngang nhiên trách móc vua Herode về lối sống vô luân và đồi bại của ông ta. Ông ta đã ruồng rẫy người vợ cả để lấy một người đàn bà khác. Bà này tên là Hedorias, cháu họ của Herode, và đang là vợ của người em cùng cha khác mẹ với Herode, đó là Philippus. Giữa Philippus và Herodias đã có một người con gái tên là Salome. Trước lối sống đồi bại đó của nhà vua, Gio-an đã không ngần ngại nói thẳng thừng với ông ta rằng: vua không được phép cưới bà Herodias làm vợ.
Đã sẵn bực tức với Gio-an vì Ngài quy tụ bên mình quá nhiều người, giờ đây lại bị Thánh Nhân khiển trách cách công khai, nên Herode đã ngay lập tức ra lệnh tống ngục vị Tẩy Giả. Lẽ dĩ nhiên, vua Herode rất muốn kết liễu cuộc đời Thánh Nhân ngay lập tức, nhưng ông tại lại sợ rằng, làm thế sẽ bị dân chúng nổi loạn, vì dân chúng coi Gio-an Tẩy Giả là một vị Đại Ngôn Sứ.
Và rồi chuyện phải đến cũng sẽ đến. Nhân ngày sinh nhật của mình, vua Herode đã mở tiệc mừng và mời rất nhiều quan khách. Ông cũng không quên mời Salome – con riêng của Hedorias và Philippus – đến dự với tư cách là người góp vui trong bữa tiệc. Salome đã nhảy một vũ điệu làm nức lòng quan khách. Có lẽ đã có sự giàn xếp trước, nên Herode cao hứng thề với cô gái nhảy rằng, cô muốn ông ta thưởng cho cô bất cứ điều chi cũng được, kể cả một nửa quốc gia. Salome vờ đi hỏi ý kiến mẹ. Mẹ cô phán rằng, lấy cái đầu của Gio-an chứ còn cái gì nữa! Cô ta chạy vào và nói với nhà vua, xin thưởng cho tôi cái đầu của vị Tẩy Giả. Nghe thế, vua Herode cũng làm ra vẻ rất ngỡ ngàng và do dự. Nhưng rồi, lấy lý do là không muốn làm cô gái phật lòng cũng như không muốn phủi tay đối với lời tuyên bố hùng hồn của mình trước toàn thể quan khách, nên ông đã ra lệnh cho lý hình vào ngục để lấy đầu Gio-an. Tên lý hình đã làm theo và ngay lập tức mang đầu Gio-an đến cho Salome. Nhận được đầu của vị Tẩy Giả như là một món quà, Salome lập tức mang chiếc đầu đó đến cho mẹ mình. Theo sử gia Flavius Josephus, thì cuộc Tuẫn Giáo của Gio-an Tẩy Giả đã diễn ra vào năm 29 tại lâu đài Macherus thuộc miền Perea, phía Đông sông Gio-đan.
Các môn đệ của Thánh Gio-an đã đến nhận thi thể Thầy mình và tổ chức an táng cho Thầy. Có lẽ họ đã an táng ông tại thành phố Samaria, nơi trước kia thuộc quyền kiểm soát của Herode Antipas, nhưng lúc bấy giờ ông đã không còn quyền kiểm soát trên nó nữa.
Mặc dù đã ra lệnh hành quyết Gio-an Tẩy Giả, nhưng vua Herode vẫn không cảm thấy an tâm khi ông nghe thấy những phép lạ lẫy lừng của Chúa Giê-su. Ông ta cho rằng, Chúa Giê-su chính là Gio-an Tẩy Giả đã sống lại từ trong kẻ chết. Và vì thế, thay vì an tâm vì đã giết được Gio-an, giờ đây Herode lại càng cảm thấy bất an hơn.
Còn về phía mình, Gio-an Tẩy Giả đã được các Ki-tô hữu tiên khởi đánh giá rất cao. Việc ông được cả bốn Tin Mừng nhắc tới với những lời lẽ rất trân trọng là bằng chứng cho thấy điều đó. Chính Chúa Giê-su khi nói về Gio-an Tẩy Giả cũng đã khẳng định rằng: “Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả” (Mt 11,11).
Việc tôn kính Thánh Gio-an Tẩy Giả được lưu truyền từ hồi Giáo hội sơ khai cho tới tận ngày hôm nay.
Người ta cho rằng, hộp sọ của Thánh Gio-an Tẩy Giả đã được mang tới Rô-ma và đang được bảo quản cũng như tôn kính tại nhà thờ San Silvestro in Capite của Rô-ma.
Ngoài Đức Mẹ và Chúa Giê-su ra, thì Thánh Gio-an Tẩy Giả là vị Thánh duy nhất được Giáo hội mừng kính cả trong ngày Sinh Nhật lẫn trong ngày Tuẫn Giáo. Lễ mừng Sinh Nhật của Thánh Gioan Tẩy Giả được Giáo hội cử hành vào ngày 24 tháng 06, tức trước Đại Lễ Sinh Nhật của Chúa Giê-su đúng 06 tháng. Còn Lễ mừng kính ngày Ngài Tử Đạo được Giáo hội cử hành vào ngày 29 tháng 08.
Người ta có thể đọc được trong Martyrologium Romanum (Danh Mục Các Vị Tử Đạo của Giáo hội Rô-ma) những lời sau đây về ngày 29 tháng 08: “Thánh Gio-an Tẩy Giả đã bị trảm quyết. Vua Herode đã ra lệnh chém đầu Thánh Nhân để mừng Đại Lễ Phục Sinh. Hôm nay, sự tưởng nhớ sẽ được cử hành cách long trọng, vì vào ngày này, chiếc đầu đáng kính của Thánh Nhân đã được tái tìm thấy. Sau này, chiếc đầu ấy đã được mang tới Rô-ma và được bảo quản cũng như được dân chúng tôn kính trong nhà thờ Thánh Silvester nằm tại cánh đồng Mars.”
Như vậy, sở dĩ Giáo hội kính nhớ cuộc Tuẫn Giáo của Thánh Gio-an Tẩy Giả vào ngày 29 tháng 08 là vì, theo bản văn trên, ngày này được cho là ngày tìm thấy hộp sọ của Thánh Nhân.
Trong ngày Lễ kính Thánh Gio-an bị Trảm Quyết, Giáo hội cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho Thánh Gio-an Tẩy Giả báo trước mầu nhiệm Con Chúa sinh ra và chịu chết. Xưa thánh nhân đã anh dũng hi sinh vì chân lý và chính đạo thế nào, nay xin Chúa cũng cho chúng con biết xả thân làm chứng cho Tin Mừng như vậy. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su Ki-tô Con Chúa, Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.”
Còn sau đây là Kinh Tiền Tụng trong Lễ Kính Thánh Gio-an bị chém đầu:
“Lạy Chúa là Cha chí thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi, mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và sinh ơn cứu độ cho chúng con, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con. Chúng con ca ngợi những kỳ công Chúa đã thực hiện nơi thánh Gio-an Tiền Hô. Chúa đã thánh hiến người và cho người được vinh dự đặc biệt giữa các người thế . Chưa sinh ra người đã nhảy mừng khi Ðấng cứu độ trần gian ngự đến. Lúc chào đời người đã đem lại nhiều niềm vui. Người là vị ngôn sứ duy nhất chỉ cho dân chúng nhận ra Ðức Kitô là Chiên Thiên Chúa đến cứu chuộc trần gian. Hơn nữa, trong dòng sông Gio-đan, người đã làm phép rửa cho Ðấng thiết lập bí tích thánh tẩy để thánh hoá mọi người. Sau cùng, người đã sẵn lòng chịu chết để làm chứng cho Ðức Kitô. Vì thế, cùng với Triều thần thiên quốc, chúng con ở dưới trần gian luôn ca tụng Chúa uy linh cao cả và không ngừng tung hô rằng: Thánh, Thánh, Thánh…”
Lm Đa-minh Thiệu O.Cist
Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 1,362)
Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Ngày 8 tháng 12) (07/12/2023 08:03:00 - Xem: 3,974)
Maria sống ở làng quê Nazarét ,miền Bắc nước Palestina. Lớn lên như mọi người con gái thời đó , Maria đã đính hôn với Giuse , làm nghề thợ mộc ở làng Nagiarét,thuộc dòng dõi vua Đavít.

Thánh Ambrôsiô – Giám mục và tiến sĩ Hội Thánh (Ngày 07-12} (06/12/2023 08:54:18 - Xem: 19)
Thánh Ambrôsiô chào đời khoảng năm 339 tại Augusta Trevororum. Cha Ngài, ông Aurlio Ambrôsiô làm tổng trấn xứ Gauules và là nghị sĩ viện quí tộc.

Thánh Phanxicô Xaviê,linh mục (Ngày 3 tháng 12) (02/12/2023 07:47:49 - Xem: 4,561)
Thánh Phanxicô Xaviê được mệnh danh là Phaolô thế kỷ XVI.Thánh nhân có tinh thần truyền giáo cao độ. Ngài luôn hướng tới Chúa và yêu mến các linh hồn.

Thánh Anrê tông đồ (Ngày 30/11) (29/11/2023 07:20:52 - Xem: 5,052)
Theo tiếng Hy Lạp,Anrê có nghĩa là trượng phu và thanh nhã.Thánh Gioan Tẩy giả đã giới thiệu Anrê và một tông đồ khác với Chúa Giêsu.

Thánh An-rê Dũng Lạc và các Bạn Tử Đạo, Việt Nam(24/11) (23/11/2023 07:17:53 - Xem: 4,273)
Người ta ước lượng rằng, trong suốt nhiều thế kỷ mà Giáo hội Công giáo tại Việt Nam bị bách hại, có khoảng 130.000 tín hữu đã phải hy sinh mạng sống...

Thánh Cơ-Lê-Men-Tê I, giáo hoàng, tử đạo (Ngày 23/11) (22/11/2023 07:15:36 - Xem: 4,121)
Thánh Cơ-lê-men-tê I, giáo hoàng là một nhân chứng của Chúa Giêsu Kitô vào cuối thế kỷ thứ nhất.

Thánh Xê-xi-li-a, trinh nữ, tử đạo (Ngày 22/11) (21/11/2023 07:12:08 - Xem: 4,097)
Thánh Xê-xi-li-a là một trong muôn vàn thánh đã bảo vệ đức khiết tịnh của mình đến nỗi đã trở nên con người anh hùng, đã hân hoan được phúc tử vì đạo.

Ðức Mẹ dâng mình trong Ðền Thờ(Ngày 21/11) (20/11/2023 08:08:45 - Xem: 4,302)
Mẹ Maria đã thực hiện tập tục, truyền thống của người Do Thái là dâng hiến tuổi thơ mình cho Thiên Chúa Giavê trong đền thánh.

Thánh ELISABETH Nước Hungaria (Ngày 17/11) (16/11/2023 08:17:06 - Xem: 3,602)
Em bé 4 tuổi mặc ái nhung đeo vàng, người ta dẫn tới Thuringia, là con vua Hungaria. Tên Ngài là Elisabeth và vừa được đính hôn với hoàng tử Luy
-
Thứ Sáu 08/12/2023 – Thứ Sáu tuần 1 mùa vọng – ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI. Lễ trọng. Lễ HỌ. Cầu cho giáo dân. – Xin Vâng.
ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI. Lễ trọng. Lễ HỌ. Cầu cho giáo dân.
-
Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến...
-
Thứ Tư tuần 1 mùa vọng.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 2 mùa Vọng năm B
Chúng ta phải tìm kiếm một đời sống mới tốt hơn nơi chúng ta đã đánh mất, và chúng ta đã đánh mất nó từ nơi Chúa; vậy thì chúng ta phải...
-
Vòng Hoa Mùa Vọng
Vòng hoa Mùa Vọng đóng vai trò như một lời nhắc nhở sống động về sự đến gần của ngày lễ. Hơn nữa, vòng hoa này thu hút sự chú ý của người...
-
Bình dân và học thuật
Thánh Tôma Aquinô: với tri thức có thể lấn át các nhà trí thức khác, nhưng cũng có thể cầu nguyện với lòng ngoan đạo của một em bé.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 2 MV năm B
Việc sám hối bao gồm sự hoán cải. Vì “Sám” là ăn năn lỗi trước, và “Hối” là chừa bỏ lỗi sau. Chỉ có “sám” mà không có “hối” thì tội vẫn...
-
Đôi nét về Mùa Vọng
Đây cũng là mùa hy vọng, chờ đợi, và hướng tới cuộc quang lâm lần thứ hai của Đức Kitô. Sau đây là đôi nét về Mùa Vọng như một cách giúp...
-
Thái độ nào cho việc đón chờ Chúa?
Vài đề nghị cần thực hiện ngay để sống mùa Vọng, nhờ đó, ta có thể lưu lại trong Chúa, Đấng hằng ngự đến trong cõi lòng ta và nơi mọi người.
-
Linh mục, người của lòng thương xót
Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết...
-
Suy Tư Tin Mừng: Xin Ngài mau trở lại
Mùa Vọng là thời gian sống tâm tình kêu cầu. Bạn kêu cầu tình thương, kêu cầu để Chúa ghe mắt.
-
Khiêm nhường và Từ bi
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sức mạnh của sự khích lệ
Khích lệ con cái là điều mà những người cha, người mẹ cần phải thực hiện. Và những người con cũng cần lắm những lời nói và cử chỉ khích lệ trìu...
-
Tình yêu và lòng hiếu thảo
-
Chiếc ổ khóa và chìa khóa
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng