Linh mục, người của lòng thương xót
- In trang này
- Lượt xem: 1,299
- Ngày đăng: 02/12/2023 09:29:04
LINH MỤC, NGƯỜI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
*Giới thiệu
Bốn bài suy niệm ở đây đều chuyển ý từ các bài giảng và bài nói chuyện của ĐGH Phanxicô. Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết thích nghi với bậc sống và hoạt động tông đồ của mình.
Linh mục Mỹ Sơn, giáo phận Long Xuyên
BÀI MỘT
LINH MỤC,
NGƯỜI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT[1]
Lơi Chúa: “Khi ấy, Chúa Giêsu xem thấy dân chúng đông đảo thì động lòng thương xót họ, vì họ như chiên không người chăn giữ, và Người bắt đầu giảng dạy họ nhiều điều”. (Mc 6,34)
Xin ơn: được trở nên linh mục luôn biết thương xót
Thưa anh em, khi còn tại vị, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II nói rất nhiều về lòng thương xót và Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện nay thì gọi thời đại ngày nay là thời đại của lòng thương xót và linh mục cua thời đại ngày nay cũng phải là người của lòng thương xót. Để hiểu rõ, chúng ta suy tư về 3 điểm sau đây:
1. Thời đại của lòng thương xót
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã nói lên điều đó khi phong thánh cho sơ Faustina Kowalska vào năm 2000. Trong bài giảng, ngài nói rằng sứ điệp Đức Giêsu Kitô trao cho sơ Faustina đúng vào thời gian giữa cuộc thế chiến thứ nhất và thứ hai. Ngài liên kết sự kiện đó với lịch sử thế kỷ XX và từ đó, đề cập đến tương lai: “Chúng ta sẽ đem đến điều gi cho những năm sắp tới? Chúng ta không biết tương lai của nhân loại sẽ đi về đâu. Ngày nay, bên cạnh những tiến bộ mới; bất hạnh thay, lại không thiếu những kinh nghiệm đau thương. Nhưng ánh sáng của lòng thương xót Chúa mà Người đã trao cho thế giới qua sơ Faustina sẽ soi chiếu cho con đường của nhân loại trong ngàn năm thứ ba này.”
Những kinh nghiệm đau thương đó là gì nếu không phải là những cuộc chiến chết chóc, huỷ diệt đang diễn ra ở Trung Đông; ở Đông Âu, ở Phi Châu, Nam Á và Đông Nam Á do lòng tham không đáy, do ý muốn thống trị, áp đặt quyền lực.
Những kinh nghiệm đau thương đó còn là gì nữa nếu không phải là sự chia rẽ, cô đơn, bất hạnh, nghèo khổ, thất vọng, tan vỡ ảo tưởng… phát xuất từ sự dửng dưng, ích kỷ, tranh giành, ghen tức, nói hành, nói xấu hữu ý hay vô tình, v.v. và từ cá nhân chủ nghĩa tiêu cực, lấy mình làm tiêu chuẩn, làm thước đo cho mọi sự.
Tất cả những điều đó làm cho con người thật đáng thương, rất cần lòng thương xót Chúa và lòng thương xót, tha thứ, hoà giải và yêu thương của mỗi người chúng ta.
Ngày hôm nay, chúng ta đã quá mau quên điều đó, ngay cả đối với các đấng bậc trong Giáo hội. Vì thế, chính chúng ta, những thừa tác viên của Giáo hội, có bổn phận gìn giữ sứ điệp này luôn sống động, trong lời rao giảng cũng như trong lối sống; trong các biểu hiện cũng như trong các chọn lựa mục vụ. Ví dụ, chọn lựa ưu tiên cho bí tích hoà giải và các công việc của lòng thương xót. Hoà giải, tạo lập bình an nhờ bí tích, nhờ lời nói, nhờ các công việc của lòng thương xót.
2. Linh mục, người của lòng thương xót
Linh mục phải có lòng thương xót. Anh em linh mục chúng ta phải biết xúc động trong lòng trước đoàn chiên như Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương khi thấy đoàn lũ dân chúng lầm than, vất vưởng như đàn chiên không có người chăn: “Khi ấy, Chúa Giêsu xem thấy dân chúng đông đảo thì động lòng thương xót họ, vì họ như chiên không người chăn giữ, và Người bắt đầu giảng dạy họ nhiều điều”. (Mc 6,34). Như vậy, linh mục phải noi gương Chúa Giêsu, biết thương xót, biết động lòng trắc ẩn như Chúa là vị mục tử nhân lành.
Muốn được như vậy, linh mục phải trở nên người gần gũi với mọi người và phục vụ họ. Gần gũi để cảm thông, gần gũi để lắng nghe và an ủi. Bất cứ ai dù bị thương tổn cách nào đi nữa, đều có thể gặp nơi linh mục chúng ta một sự quan tâm, ân cần săn sóc đầy nhiệt tình.
Đặt biệt, linh mục chúng ta không chỉ biểu lộ lòng nhân từ, thương xót trong bí tích hoà giải, mà còn qua cách cư xử, cách đón tiếp, khuyên bảo và cả cách đọc lời tha tội …
Tuy nhiên, điều đó chỉ có được khi chính linh mục chúng ta đã thực sự sống bí tích hoà giải, đã cảm nhận được lòng thương xót của Chúa và đã chân thành đón nhận sự tha thứ của Người.
Chúng ta hãy tự hỏi: Cho tới bây giờ, tôi còn có thể khóc, khóc vì những thiếu sót, yếu đuối, tội lỗi của mình không? Tôi có bao giờ xúc động, thổn thức, cất tiếng khóc vì thấy Chúa đã thương xót tôi quá đỗi, đã cư xử đại lượng với tôi, đã tha thứ cho tôi không biết bao nhiêu lần không? Tôi có khóc vì Chúa thương xót tôi khi tạo cho tôi rất nhiều cơ hội để xét mình, để hối lỗi, ăn năn và đổi mới đời sống không?
Vì chỉ khi đã trải nghiệm thực sự và sâu xa lòng thương xót tha thứ của Chúa; lúc ấy, chúng ta mới có thể biểu lộ lòng thương xót, trắc ẩn của chúng ta trong tác vụ hoà giải và trong tiếp xúc hàng ngày.
Nếu linh mục chúng ta không biết chạnh lòng thương các con chiên là giáo dân của mình, mà chỉ là những người rất sạch sẽ, đẹp đẽ, “vô trùng” của “phòng thí nghiệm” (người chuyển ý: ĐGH có ý nói đến các linh mục ngại dấn thân, chỉ ở trong nhà xứ, ít đến với người khác, không gần gũi giáo dân của mình), chúng ta sẽ không giúp gì được cho Giáo hội; bởi vì Giáo hội của chúng ta ngày nay giống như một “bệnh viện dã chiến”. Biết bao người bị thương đang nằm trong đó. Những vết thương lở loét, đau đớn, đang cần được băng bó, săn sóc. Những vết thương do sức khoẻ thể lý, do nghèo đói; nhưng cũng có những vết thương vì gương mù, gương xấu, xảy ra khắp nơi, ngay cả trong Giáo hội, và còn có những vết thương do tan vỡ những ảo tưởng …
Biết sống gần gũi, biết chạnh lòng thương chính là sẵn lòng đến với họ, gặp gỡ họ, băng bó những vết thương cho họ. Đó mới là một linh mục, người của lòng thương xót như Chúa Giêsu. Nên nhớ, những vết thương đang gây đau đớn đó cần được băng bó ngay lập tức, không chần chừ, do dự. Đây là điều quan trọng nhất. Xét nghiệm, phân tích máu để xem lượng đường thế nào, cholesterol cao hay thấp không cần phải làm ngay. Những xét nghiệm đó để làm sau cũng không sao. (ĐGH có ý nói mọi khía cạnh khác như tính tình, hoàn cảnh gia đình , đời sống kinh tế, … sẽ tìm hiểu sau).
Đó là nói đến những vết thương thấy được; còn những vết thương kín đáo, khó nhận ra của những người bị bỏ rơi, bị gạt ra bên lề xã hội, bị coi thường, bị khinh khi; rồi những vết thương của những người lâm cảnh thất vọng, khốn cùng vì thiếu thốn vật chất, vì gia đình đổ vỡ, ly tán, vì không được biết đến, không được thấu hiểu, không được cảm thông, chia sẻ, an ủi …
Là cha xứ, chúng ta có nhận ra những vết thương của giáo dân trong giáo xứ không? Chúng ta có gẩn gũi họ, hiểu họ và săn sóc, băng bó những vết thương cho họ không?
3. Lòng thương xót không nghiêm nhặt, mà cũng không dễ dãi
Giáo dân của chúng ta hay đưa ra nhận xét về cha giải tội của họ. Họ nói cha này khó quá, còn cha kia lại rất dễ. Khó quá là nghiêm nhặt, bắt bẻ từng chút. Dễ quá là buông lỏng, xưng sao cũng được. Cả hai thái độ đều không đúng vì không tôn trọng hối nhân và lương tâm của họ. Như quan Philatô, người nghiêm ngặt rửa tay cho mình là thanh sạch, là đúng khi đóng đinh hối nhân vào luật lệ một cách lạnh lùng, nghiêm khắc. Người dễ dãi cũng rửa tay cho mình là thanh sạch, là đúng khi bể ngoài có vẻ rất có lòng thương xót, nhưng thực sự, người đó không coi trọng lương tâm của hối nhân khi xem thường tội họ xưng thú. Lòng thương xót đích thực luôn coi trọng hối nhân: chăm chú lắng nghe họ, gần gũi họ với sự tôn trọng, hiểu biết và cảm thông với hoàn cảnh của họ; đồng hành với họ trên con đường hoà giải với Chúa và tha nhân. Điều đó không dễ chút nào mà còn làm chúng ta mệt mỏi. Một linh mục có lòng thương xót sẽ cư xử như người Samaritanô nhân lành. Ông cứu giúp người bị nạn vì sao? Bởi vì ông có một tấm lòng trắc ẩn, thương xót như Đức Kitô. Đúng hơn, ông là hiện thân của chính Đức Kitô.
Chúng ta đều biết nghiêm nhặt hay dễ dãi đều không giúp ta nên thánh, mà cũng không giúp giáo dân của chúng ta nên thánh. Chính lòng thương xót giúp mọi người nên thánh. Điều đó đòi hỏi nơi một cha xứ rất nhiều. Phải, rất nhiều việc cha xứ phải làm. Nhưng đó lại là con đường nên thánh của linh mục chúng ta, một con đương đầy vất vả, mệt nhọc, và cả đau khổ của người mục tử nữa. Thực ra, vất vả, mệt nhọc, đau khổ cũng là những biểu lộ của lòng thương xót.
Nhưng những đau khổ của người mục tử là gì? Xin thưa, đó là đau khổ vì và với giáo dân của mình. Đau khổ như một người cha, người mẹ đau khổ vì con cái mình. Điều đó không dễ chút nào!
Chúng ta hãy tự hỏi: tôi còn có thể khóc? Hay nước mắt của tôi đã khô cạn từ lâu? Thử hỏi có bao nhiều người trong anh em linh mục chúng ta đã khóc trước những đau đớn của một em bé đang quằn quại vì cơn đau bệnh, trước cảnh đổ vỡ đáng thương của một gia đình giáo dân, trước biết bao người lầm lạc, không tìm được hướng đi … Nước mắt của linh mục chúng ta vẫn chảy ra hay đã khô cạn?
Tôi có bao giờ khóc cho đoàn chiên của tôi không? Trước Mình Thánh Chúa trong nhà Chầu, có bao giờ tôi cầu xin cho họ không? Như Abraham tranh đấu với Chúa để cầu xin cho thành Sôđôma khỏi bị lửa từ trời thiêu huỷ, có bao giờ tôi tranh đấu với Chúa để cầu xin cho giáo dân của tôi không? Tranh đấu với Chúa để cầu xin cho giáo dân của mình đòi hỏi sự can đảm của người tông đồ. Giavê muốn tiêu diệt dân Israel vì họ cứng lòng, Môsê đã nói gì với Chúa? “Nếu Chúa muốn tiêu diệt họ, thì xin hãy tiêu diệt con trước đi”. Buổi tối trước khi ngủ, tôi làm gì để kết thúc một ngày? Xét mình và cầu nguyện với Chúa hay với tivi hoặc màn hình máy tính?
Tương quan của tôi với những người giúp tôi ngày một biết thương xót hơn thế nào? Có nghĩa là tương quan của tôi với trẻ em, với người già cả, với người đau ốm, bệnh tật thế nào? Tôi có gần gũi, nâng đỡ, an ủi, vỗ về họ với lòng yêu thương nồng nàn không? Hay tôi ngần ngại, không muốn đến với họ vì họ chỉ làm phiền tôi và không đem lại cho tôi một lợi ích nào?
Đừng hổ thẹn về thân phận thấp hèn của những người anh em của chúng ta. Bởi vì, cuối cùng, chúng ta sẽ bị xét xử về cách đối xử với họ. Vào ngày tận thế, không phải chỉ những ai không hổ thẹn, không ngần ngại đến với những người anh em thân phận thấp hèn, bị thương tích, bị loại trừ mới được chiêm ngưỡng thân phận thấp hèn, bị nhục mạ của Đức Kitô bị đóng đinh vào thập giá đó sao!
Đọc Mátthêu chương 25 về ngày phán xét và suy niệm, thật có ích cho linh mục chúng ta biết bao!
Ước gì mỗi người trong anh em linh mục chúng ta đây đều trở thành người mục tử nhân hậu, giàu lòng thương xót như Chúa Giêsu. Chúng ta hãy cầu xin ơn ấy cho nhau. Amen.
[1] Suy niệm tĩnh tâm năm 2023. Chuyển ý từ ĐGH Phanxicô, “À mes frères prêtres”, Artège, Paris 2020, trang 31-38. (Bài nói chuyện với các linh mục giáo phận Rôma, thứ năm 6/3/2014)
Bài cùng chuyên mục:
Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục: Ô-tô con và Linh mục(1) (30/09/2024 07:47:47 - Xem: 602)
Anh em linh mục giáo phận không có lời khấn khó nghèo như linh mục dòng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta muốn tiêu xài tiền bạc thế nào tuỳ ý.
Kinh nghiệm về Thiên Chúa và Thần khải (21/09/2024 10:44:04 - Xem: 263)
Bài “Kinh nghiệm về Thiên Chúa và thần khải” của đan sĩ Anselm Grun giúp chúng ta hiểu đúng thế nào là thần khải, hầu tránh được những hiểu lầm tai hại cho đời sống thiêng liêng.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3) (08/09/2024 07:45:34 - Xem: 291)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(2) (24/08/2024 10:17:51 - Xem: 367)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri (10/08/2024 07:52:38 - Xem: 450)
Thời đại của chúng ta là thời đại khao khát Thiên Chúa một cách sâu xa, nhưng Thiên Chúa lai ẩn giấu, mờ mịt, tăm tối.
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.4) (22/07/2024 10:59:39 - Xem: 409)
Chúng ta tiếp tục đọc và suy tư các bài của Đan sĩ Anselm Grun. Trong bài này, ông phân tích rất sâu sắc về hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa của chúng ta
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.3) (03/07/2024 08:26:58 - Xem: 470)
Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.2) (23/06/2024 09:10:49 - Xem: 463)
Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.
Thiên Chúa của sự sống, Chúa Giêsu và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa (07/06/2024 07:21:02 - Xem: 575)
Làm thế nào để có thể có kinh nghiệm về Thiên Chúa? Điều đó tuỳ thuộc chúng ta hiểu kinh nghiệm đó là gì.
Kinh nghiệm về Thiên Chúa và ước muốn(bài 3) (10/05/2024 21:26:59 - Xem: 744)
Hi vọng bài suy tư này giúp chúng ta hiểu rõ những ước muốn của chính mình, để từ đó, khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa
-
Ước ao được sống đời đời
Con đường theo Chúa Giêsu là con đường của thập giá, nhưng đó cũng là con đường của niềm vui. Chúng ta không được kêu gọi để sống cuộc...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 28 TN năm B -2024
Như ai đó đã nói: “Chúng ta không thể mang bạc tiền đi theo bên mình, chúng ta chỉ có thể gửi nó đi trước”.
-
Để trẻ em được là trẻ em lâu hơn
Ngày càng có nhiều phụ huynh cam kết không cho con mình sử dụng điện thoại thông minh để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe, tình...
-
Giàu có, nhưng tất bật
Chúa Giêsu đã nói một điều có thể diễn giải như sau: Lợi ích gì khi được cả thế gian nhưng luôn quá tất bật, quá áp lực để hưởng nó.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...