Mười lời khuyên của Đức Phanxicô để có một lựa chọn đúng đắn
- In trang này
- Lượt xem: 814
- Ngày đăng: 20/02/2023 08:01:05
MƯỜI LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC PHANXICÔ
ĐỂ CÓ MỘT LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN
Làm thế nào để trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có một lựa chọn đúng đắn và đưa ra một quyết định đúng đắn? Là tu sĩ Dòng Tên truyền thống, Đức Phanxicô rút từ kho tàng phong phú của Thánh I-Nhã để có câu trả lời. Ngài đưa ra 10 chìa khóa giúp chúng ta phân định.
Từ ngày 31 tháng 8 năm 2022 đến ngày 4 tháng 1 năm 2023, Đức Phanxicô đã dành mười bốn buổi tiếp kiến chung để giảng chủ đề Phân định, một nghệ thuật để có một lựa chọn đúng đắn. Suy tư của ngài về phân định dựa trên kinh nghiệm của Thánh I-Nhã (1491-1556) tác giả các bài tập Linh Thao và là người sáng lập Dòng Tên.
Ngài nói: “Phân định là bài tập về trí thông minh, sự khéo léo nhưng cũng là sức mạnh của ý chí, để nắm bắt thời điểm thuận lợi: đó là những điều kiện cần thiết để có được lựa chọn đúng đắn trong những tình huống bất ngờ, trong đó điều quan trọng và khẩn cấp là phải đưa ra quyết định.”
1. Đơn sơ và thân tình cầu nguyện với Chúa
Đức Phanxicô mở đầu bài giảng: “Cầu nguyện là sự trợ giúp không thể thiếu để phân định thiêng liêng” giúp chúng ta “nói với Thiên Chúa cách đơn sơ và thân thuộc, như khi chúng ta tâm tình với một người bạn”. Đó là “đi vào sự thân mật với Chúa, với tâm tình tự phát yêu thương.”
Không cần những lời đao to búa lớn, không cần đọc những lời cầu nguyện “như vẹt”, lời cầu nguyện của chúng ta có thể đơn giản như nụ cười hay lời chào.
Một dấu hiệu không sai lầm: “Khi tôi gặp Chúa trong lời cầu nguyện, tôi vui vẻ. (…) Ngược lại, buồn bã, sợ hãi là dấu hiệu khi chúng ta xa cách Chúa”.
2. Biết mình
Để có thể có một lựa chọn đúng đắn, chúng ta cần hiểu rõ chính mình. “Hiểu mình liên quan đến các khả năng nhân bản của chúng ta: trí nhớ, trí tuệ, ý chí, tình cảm. Chúng ta phải chú ý đến “cách chúng ta làm mọi việc”, đến “những cảm giác sống trong chúng ta”, đến “những suy nghĩ lặp đi lặp lại chi phối chúng ta, thường thường chúng ta không hay biết.”
Làm thế nào để đạt được? Bằng cách cuối ngày ghi lại “hành trình của cảm xúc”: “Điều gì đã đến với tâm hồn tôi hôm nay? (…) Điều gì làm tôi phản ứng? Điều gì làm tôi buồn? Điều gì làm tôi hạnh phúc? Tôi đã làm gì sai và tôi có làm tổn thương người khác không?”
Không phải lúc nào cũng dễ dàng để có thể một mình làm được điều này. Đức Phanxicô khuyên chúng ta có người đồng hành thiêng liêng để giúp chúng ta “thấy rõ những lập lờ nghiêm trọng trong chính những điều chúng ta cân nhắc về mình và trong quan hệ của chúng ta với Chúa. Nó làm sáng tỏ những suy nghĩ tiêu cực đang có trong lòng chúng ta để chúng ta có thể cảm thấy mình được Chúa yêu thương, có thể làm những điều tốt đẹp cho Ngài”.
3. Lướt qua quyển sách đời mình
Đức Phanxicô mô tả một cách thực tế: “Cuộc sống của chúng ta là ‘quyển sách’ quý giá nhất được giao cho chúng ta, một quyển sách mà nhiều người hối tiếc đã không đọc hoặc đọc quá muộn trước khi chết. Tuy nhiên, chính trong quyển sách này, chúng ta lại tìm thấy điều mà chúng ta tìm kiếm một cách vô ích bằng những phương tiện khác.”
Cách đọc này tập trung vào ý nghĩa của các sự kiện. Phân định, là vượt ra ngoài hành động cụ thể để đặt nó trong bối cảnh rộng lớn hơn: “Suy nghĩ này đến từ đâu? Những gì tôi cảm thấy bây giờ, nó đến từ đâu? Điều này dẫn tôi đến đâu? (…) Có điều gì đó mới đến với tôi bây giờ hay tôi đã nhận thấy nó vào lúc khác? (…) Cuộc đời muốn nói với tôi điều gì qua chuyện này?”
Cách này giúp chúng ta đuổi đi “những suy nghĩ làm chúng ta xa rời chính mình” và “những thông điệp rập khuôn làm tổn thương chúng ta” (bạn chẳng là gì, chẳng có gì chạy với bạn, bạn sẽ không làm được đâu).
Đức Phanxicô nói, dừng lại để nhận ra những gì trải qua trong lòng mình giúp chúng ta “để ý đến những phép lạ nhỏ bé mà Thiên Chúa tốt lành đã làm cho chúng ta mỗi ngày”, cũng như “những hướng đi khả dĩ khác giúp chúng ta củng cố nét đẹp nội tâm, bình an và sáng tạo”.
Câu chuyện về các sự kiện trong cuộc đời cũng giúp chúng ta “nắm bắt được những sắc thái và chi tiết quan trọng để có thể thấy những công cụ hỗ trợ quý giá cho đến nay vẫn còn bị giấu kín.”
4. Lắng nghe khát khao sâu thẳm của mình
Đức Phanxicô giải thích, phân định “là hình thức tìm kiếm luôn phát sinh từ những gì chúng ta thiếu. Khát vọng là khao khát viên mãn, dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa bên trong chúng ta. Nó gợi lên một đau khổ, một thiếu hụt, nhưng đồng thời cũng là một căng thẳng để có được điều mình thiếu”. Vì thế hiểu theo cách này, khát khao của chúng ta là “chiếc la bàn để chúng ta hiểu mình đang ở đâu và sẽ đi đâu”. Biết rằng, “trái ngược với mong muốn hay cảm xúc nhất thời, khát khao luôn tồn tại mãi với thời gian và có xu hướng thành hiện thực.”
Để đến được với ước muốn sâu xa nhất của mình, chúng ta để câu Chúa Giêsu nói với người mù ở Giêricô vang vọng trong lòng mình: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” (Mc 10, 51).”
5. Nhận ra sự an ủi đích thực
Trên con đường “tìm kiếm điều tốt đích thực”, người tín hữu biết mình đi đúng đường khi cảm nghiệm được “sự an ủi” thể hiện qua niềm vui và bình tâm lâu dài.
Đức Phanxicô giảng: “An ủi thiêng liêng là kinh nghiệm sâu sắc về niềm vui nội tâm giúp chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi sự. Đó không phải là loại cố gắng ép buộc ý chí chúng ta, cũng không phải là cảm giác hưng phấn nhất thời. Trên hết, nó liên kết với hy vọng hướng về tương lai. Niềm an ủi thúc giục chúng ta tiến lên (…), bước những bước đầu tiên.”
6. Đừng để bị lừa dối bởi an ủi giả tạo
Chúng ta phải học cách để phân biệt “an ủi giả tạo” thường biểu hiện qua “nhiệt tình thoáng qua, rớt xuống và biến mất”. Điều này để lại sự “trống rỗng” và thường dẫn đến việc “thu vào chính mình và không quan tâm đến người khác”.
Điều nguy hiểm là chúng ta tìm kiếm an ủi “một cách ám ảnh như chính nó là mục đích và quên Chúa.” Khi đó, rủi ro sẽ là sống mối liên hệ với Thiên Chúa “một cách trẻ con, tìm kiếm lợi ích riêng của mình, cố gắng giảm thiểu Chúa thành một đối tượng để chúng ta dùng và tiêu thụ, quên đi món quà đẹp nhất là chính Thiên Chúa.
7. Giải mã kinh nghiệm sầu khổ
“Sầu khổ” ngược với an ủi, đó là trạng thái phiền muộn, lo lắng, bất mãn, buồn bã, nản lòng… Nó có thể ẩn chứa một thông điệp giúp chúng ta điều chỉnh lại con đường của mình. Đức Phanxicô nói: “Sầu khổ đôi khi đóng vai trò đèn đỏ: “Dừng lại, dừng lại! Đèn đỏ rồi. Dừng lại!”.
“Cú sốc tâm hồn” này có thể là “cơ hội để trưởng thành”: “Chúa chạm đến trái tim và một điều gì đó trỗi dậy trong chúng ta, nỗi buồn, hối hận về một chuyện gì đã qua, đó là lời mời bắt đầu cuộc hành trình. “Tại sao tôi buồn? Điều gì làm cho tôi sầu khổ?”
8. Đừng nản lòng
Chúng ta phải luôn cảnh giác khi chúng ta trải qua tình trạng sầu khổ. “Đối với ai (…) có ước muốn làm điều tốt, thì sầu khổ là trở ngại mà kẻ cám dỗ muốn làm chúng ta nản lòng”. Trong trường hợp này, Đức Phanxicô khuyên nên “hành động ngược với những gì đề xuất, quyết tâm làm những gì mình phải làm (…)” Chúng ta không thay đổi hướng đi trong cơn bão: “Một quy tắc khôn ngoan dạy rằng, đừng thay đổi gì khi đang sầu khổ. Thời tiết sẽ tốt, chứ không phải tâm trạng của lúc này, thời gian sẽ cho chúng ta thấy lựa chọn nào của chúng ta là đúng hay không.”
9. Nhận biết các dấu hiệu của một quyết định đúng đắn
Sau khi phân biệt những thuận lợi và khó khăn của quyết định được đưa ra, chú ý đến các chuyển động bên trong (an ủi, sầu khổ), cầu nguyện, đến lúc quyết định.
Quyết định là tốt khi:
→ Nó không thực hiện dưới tác động của “sợ hãi, đe dọa về mặt tình cảm hoặc bị ép buộc”;
→ Nó mang đến “một bình tâm kéo dài với thời gian (..). Một bình an mang lại hài hòa, hiệp nhất, nhiệt thành, sốt sắng”;
→ Nó mang lại cảm giác “ở đúng vị trí của mình trong cuộc sống, trong thanh thản tinh thần” với khả năng đối diện với “khó khăn bằng nghị lực, bằng sức mạnh của một tâm hồn được đổi mới”;
→ Nó để chúng ta “tự do với những gì đã được quyết định, sẵn sàng đặt câu hỏi về nó, thậm chí từ bỏ nó khi đối diện với những phủ nhận có thể có, cố gắng tìm trong đó lời giáo huấn khả dĩ của Chúa”.
10. Luôn cảnh giác
Một khi quyết định được đưa ra, chúng ta phải tiếp tục cảnh giác. Đức Kitô mời gọi các môn đệ hãy tỉnh thức (Lc 12, 35-37). Đức Phanxicô giải thích: “Đó không phải là mối nguy hiểm của một thứ trật tâm lý, nhưng là thứ trật thiêng liêng, một cái bẫy thực sự của thần dữ.”
Cảnh giác là để “quan sát trái tim của chúng ta và hiểu những gì đang diễn ra bên trong”. Đó là “thái độ thông thường cần áp dụng khi cư xử trong cuộc sống, để chúng ta có những lựa chọn tốt sau khi phân định rõ ràng, được thực hiện một cách kiên trì và nhất quán và đơm hoa kết trái”. Vì nguy hiểm đang chực chờ những ai “quá tự tin, mất khiêm nhường để canh giữ lòng mình”, quên trông cậy vào ơn Chúa.
Có ba cách để chúng ta duy trì cảnh giác:
→ Dựa vào Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo hội sẽ giúp chúng ta “đọc được những gì đang xảy ra trong tâm hồn, học cách nhận ra tiếng Chúa và phân biệt với những tiếng khác dường như bắt chúng ta phải chú ý”. Cách tốt nhất để nghe là đọc một đoạn Tin Mừng, năm phút mỗi ngày, dù chỉ một phút cũng đủ… “Hãy để Lời Chúa đến gần trái tim chúng ta”.
→ Hãy sống mối liên hệ với Chúa như mối tương giao bạn bè. “Ngài muốn là bạn với chúng ta (…) Khi chúng ta có kinh nghiệm này, trái tim chúng ta mềm ra, những nghi ngờ, sợ hãi, cảm giác không xứng đáng tan biến. Không gì có thể chống lại với tình yêu khi gặp được Chúa.”
→ Cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, Đấng hiện diện trong chúng ta và hướng dẫn chúng ta để khi chúng ta đọc Lời Chúa, Lời sẽ gợi mở cho chúng ta một ý nghĩa mới, mở ra những cánh cửa dường như đã đóng, chỉ ra những nẻo đường xưa cũ dường như chỉ là bóng tối và nhầm lẫn.”
Đức Phanxicô kết luận: “Mục đích của phân định là để nhận ra ơn cứu độ của Chúa thực hiện trên cuộc đời chúng ta, nó nhắc nhở, chúng ta không bao giờ một mình và nếu chúng ta đấu tranh, thành công hay không mới là quan trọng. Chúa Thánh Thần luôn ở cùng chúng ta.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxico.vn)
Bài cùng chuyên mục:

Trái tim con trong trái tim Chúa. (02/06/2023 05:27:23 - Xem: 175)
Trái Tim hồng Thiên Chúa trái tim Người Cha, mãi muôn đời yêu dấu chúng con gần xa. Tháng năm đời con sống chứa chan lời ca, có ân tình Thiên Chúa trái tim nở hoa…

Đừng thủ thế (27/05/2023 07:30:45 - Xem: 232)
Những lời chỉ trích Giáo hội giúp chúng ta khiêm tốn một cách lành mạnh và thúc đẩy chúng ta phải can đảm thanh lọc nội bộ hơn nữa.

Bình tâm – Thái độ cần có trong cuộc sống nhiều khổ đau (15/05/2023 05:37:53 - Xem: 375)
Phó thác trong tay Chúa là chú ý tới cái đến sau sự chết. Đó là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa, Đấng là Đường là Sự Thật và là Sự Sống.

Hãy theo Thầy lần nữa (04/05/2023 05:42:01 - Xem: 398)
Tiếng gọi của Giêsu mời ta bước theo Ngài luôn vang vọng trong tâm trí ta. Lúc nào ta cũng được thôi thúc để bước đi trên đường lành, làm điều tốt.

Giáo dục lòng tin tưởng (29/04/2023 17:45:24 - Xem: 419)
Giáo dục cảm thức tin tưởng vào chính mình và người khác là một trong những khía cạnh nền tảng mà cha mẹ cần truyền đạt cho con cái.

Đấu tranh để khai sinh hy vọng (15/04/2023 07:38:08 - Xem: 374)
Trong những gì mà sự phục sinh đã khai sinh, một điều nổi bật và vẫn cần được chúng ta làm bà đỡ, chính là hy vọng.

Tôn sùng phép lạ hay tôn sùng Thập Giá ? (07/04/2023 08:26:13 - Xem: 446)
Chúng ta đừng quên rằng, chính khi chịu đóng đinh trên thập giá đớn đau, Chúa đã làm phép lạ cứu linh hồn của anh trộm lành thống hối ăn năn.

Cầu nguyện thế nào cho đúng? (05/04/2023 07:39:01 - Xem: 429)
Kiểu cầu nguyện đích thực là phải giết chết cái tôi của mình. Cái tôi cứng đầu, kiêu ngạo, hống hách, bướng bỉnh, bất tuân, ngang tàng, bảo thủ, khinh chê người khác, tự hào về bản thân…

Quỷ từ đâu đến? (01/04/2023 09:10:59 - Xem: 2,330)
Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc đi đến đâu là tuyên bố có quỷ ở đó, vậy Quỷ đó từ đâu đến? Đó không phải là họ đã chủ động rước nó vô nhà mình sao! Đừng dại mà theo họ bất cứ hình thức nào, nếu không muốn rước quỷ vào thân và bán mạng cho chúng.

Tìm kiếm bình an nội tâm ư? Hãy thử đi xưng tội! (21/03/2023 08:53:43 - Xem: 859)
Trong số những hậu quả của tội lỗi phải kể đến: sự căng thẳng, hỗn loạn, ích kỷ, kiêu ngạo, tự ái và lục đục. Ân sủng của Bí tích giải tội sẽ giúp chống lại những hậu quả tiêu cực này của tội lỗi.
-
Cầu nguyện như một tín hữu kitô
Chúng ta được yêu cầu hãy đều đặn cầu nguyện cho thế giới nhờ thiên chức linh mục được truyền cho chúng ta trong phép rửa.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Ba Ngôi năm A
Nếu trên thế giới này còn có rất nhiều điều không thể giải thích được thì làm sao chúng ta có thể mong đợi giải thích được mầu nhiệm về...
-
Trái tim con trong trái tim Chúa.
Trái Tim hồng Thiên Chúa trái tim Người Cha, mãi muôn đời yêu dấu chúng con gần xa. Tháng năm đời con sống chứa chan lời ca, có ân tình...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Chúa Ba Ngôi năm A
Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa Tình Yêu, vì Cha trao tất cả cho Con, Con dâng tất cả cho Cha. Thánh Thần là sự thông hiệp giữa Cha và...
-
Thiên Chúa Ba Ngôi: Nguồn mạch tình yêu, ân sủng va bình an
Nơi cuộc sống thường ngày, mỗi lần chúng ta nghiêm trang ghi dấu Thánh Giá trên mình là lúc chúng ta đang tuyên xưng Mầu Nhiệm Một Chúa...
-
Nuôi dạy con cái theo cách thế Công giáo
Khi nuôi dạy con cái với tâm tư của Giáo hội, chúng ta tự vấn xem: có bao nhiêu hoạt động mà con cái có thể tham gia trong khi vẫn duy...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 85 - Con nhà người ta
Khi ba mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng nơi con, khiến bản thân suy nghĩ lo âu dẫn đến căng thẳng (stress), có cách nào để giúp bớt căng thẳng...
-
Sơ Vọng – Vọng Sợ
Đời tu sẽ trở thành nỗi bất hạnh, khi đi tu: để tìm “Tình”, những tình cảm, sự quý mến từ người khác; để tìm “Tiền”, những của cải, tiện...
-
Đừng thủ thế
Những lời chỉ trích Giáo hội giúp chúng ta khiêm tốn một cách lành mạnh và thúc đẩy chúng ta phải can đảm thanh lọc nội bộ hơn nữa.
-
Để lớn lên trong sự thánh thiện
Các “Hoa trái của Thần Khí” dù đã được ban tặng cho chúng ta, nhưng không phải theo dạng tĩnh, mà chúng ta vẫn cần phải góp phần mình để...
-
Tấm lòng thảo hiếu
Con sẽ không bao giờ biết đêm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mẹ. Mẹ yêu con, con trai.”
-
Chú mèo không có miệng
-
Người chồng mù
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin