Văn hóa - Lẽ sống

Năm Con Rồng và Con Rồng trong lời dạy của Kinh Thánh

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,736
  • Ngày đăng: 09/02/2024 05:30:45

NĂM CON RỒNG VÀ CON RỒNG

TRONG LỜI DẠY CỦA KINH THÁNH

 

Chúa của chúng ta có quyền tối cao trên tất cả, vì vậy chúng ta không cần phải sợ các thế lực ma quỷ. Chỉ khi chúng ta bắt đầu đặt niềm tin và tôn thờ hình tượng con rồng thì nó mới mang chiều kích ma quỷ.

 

 

Lịch Trung Hoa – cung hoàng đạo

Tết Nguyên Đán là lễ hội quan trọng nhất trong lịch của người Trung Hoa. Lịch Hoàng Đạo Trung Hoa có cách đây hơn bốn ngàn năm, tức là nó có trước Chúa Kitô hơn hai ngàn năm. Nó dựa trên chu kỳ của mặt trăng và phải mất 60 năm để hoàn thành chu kỳ của mặt trăng. Vì vậy, Tết Nguyên Đán có thể rơi vào khoảng thời gian từ cuối tháng Một đến giữa tháng Hai. Năm nay, Tết Nguyên Đán rơi vào ngày 10 tháng 2.

 

Mỗi năm được đặt theo tên của một con vật và có 12 con vật thuộc chu kỳ 12 năm. 12 con vật bao gồm: Chuột, Trâu, Cọp, Thỏ (Mèo), Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó và Heo. Năm nay là Con Rồng. Để chào mừng năm Con Rồng, các gia đình, công ty, nhà hàng, quán cà phê…, đã khắc hình hoặc tạc tượng Con Rồng để mô tả sức mạnh và lòng rộng lượng của nó.

 

Con rồng trong văn hóa Trung Hoa

Người Trung Hoa tự cho mình là “Hậu duệ của rồng” và gọi nền văn hóa của họ là “văn hóa rồng”. Đối với họ, con rồng là biểu tượng của sức mạnh và quyền lực vì nó gắn liền với hoàng đế. Chỉ có hoàng đế mới được quyền sử dụng biểu tượng rồng. Bất cứ ai chiếm đoạt quyền đó đều phải chết. Trong Tử Cấm Thành, chỉ có hoàng đế mới được đi trên con đường lát hình rồng. Hình hoặc tượng rồng được trang trí trên ngai vàng, các phòng của hoàng đế và trên các mái nhà trong các cung điện. Ngay cả việc sử dụng tên rồng cũng chỉ dành riêng cho hoàng đế. Ngày nay, tất cả những điều trên đã được thay đổi. Cái tên “Long” có nghĩa là Rồng được tìm thấy ở nhiều nhà hàng, các quán cà phê, cơ sở kinh doanh…

 

Con rồng trong cái nhìn của Giáo Hội Công Giáo và Kinh Thánh

Con rồng Trung Hoa đã bị một số người Công Giáo lên án. Họ cho rằng có những linh hồn ma quỷ gắn liền với những hình ảnh về con rồng. Họ nói rằng những hình ảnh hay biểu tượng về con rồng cần phải được loại bỏ ngay lập tức để ngăn chặn sự áp bức hoặc chiếm hữu của ma quỷ vì ba lý do sau đây:

Thứ nhất, trong Isaia đã lên án ‘việc coi các con vật và những vật do con người tạo ra rồi đặt cho chúng vào một quyền năng nào đó để tôn thờ’ (Is 44:9-20). Lời Chúa cảnh báo chúng ta đừng tự lừa dối mình hoặc để cho các thế lực ma quỷ đánh lừa chúng ta khiến chúng ta nghĩ rằng các hình ảnh có quyền năng trên đời sống của chúng ta. Điều răn trong Kinh Thánh là chúng ta không được làm cho mình một vật nào đó để tôn thờ, “ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ.” (Xh 20:4). Điều răn này cũng áp dụng cho biểu tượng con rồng Trung Hoa. Là người Kitô hữu chúng ta không được tin vào những mê tín theo cái nhìn của người Trung Hoa về con rồng, nhưng chúng ta hãy đặt lòng tin của mình vào Chúa. Ví dụ, khi biểu tượng rồng của Trung Hoa được sử dụng làm biểu tượng phong thủy, hoặc màn múa rồng Trung Hoa để xua đuổi tà ma và mang lại phước lành, tôi khuyên bạn không nên làm theo lời khuyên của đó. Chúng ta không tôn kính con rồng của Trung Hoa như một vị thần có sức mạnh quyền năng trong đời sống chúng ta.

 

Thứ hai, Rồng Trung Hoa chính là phiên bản thần thoại của cá sấu Trung Hoa ở sông Dương Tử. Vào thời cổ đại, cá sấu sinh sống ở những khu vực rộng lớn ở Trung Hoa. Vì thế, không khó cho chúng ta để nhận ra cá sấu đã trở thành rồng như thế nào bởi hình dáng, môi trường sống cũng như sự xảo quyệt và sức mạnh của nó. Từ nỗi sợ hãi của con người trước sức mạnh của nó, người Trung Hoa đã phát triển lòng tôn kính đối với con rồng, thậm chí còn tôn thờ rồng. Rồng trong thần thoại Trung Hoa là một sinh vật hùng vĩ đi lang thang trên bầu trời và sống ở sông, hồ và đại dương. Rồng Trung Hoa được coi là con vật tốt lành, và mang lại điều tốt cho con người. Nó là biểu tượng của quyền lực, công lý và sức mạnh. Rồng Trung Hoa thường được mô tả là có đầu lạc đà và sừng hươu, mắt thỏ và tai bò, cổ rắn, bụng ếch, vảy của cua, bàn tay của hổ, chân và móng vuốt của diều hâu. Tuy nhiên, bất kể hình dạng của nó là gì, con rồng trong thần thoại về cơ bản vẫn là một con rắn.

 

Con rồng trong Khải Huyền chương 12 không phải là con rồng Trung Hoa. Trong Khải Huyền 12:2, con rồng đỏ lớn được xác định là Satan (ma quỷ). Con rồng trong Khải huyền có màu đỏ vì nó dính đầy máu của người đàn ông và đàn bà mà nó xúi giục để đi vào cõi chết, con rồng này có bảy đầu và mười sừng. Trong Kinh Thánh, “con rắn” và “rồng” là những hình ảnh gắn liền với Satan, kẻ thù chính của Thiên Chúa. Satan đã mâu thuẫn với Thiên Chúa ngay từ đầu và sẽ tiếp tục như vậy cho đến tận thế. Kinh Thánh mô tả nó là ma quỷ, cái chết, sự hỗn loạn và sự hủy diệt. Đó là lý do tại sao nhiều người Kitô hữu lên án và muốn loại bỏ hình tượng con rồng.

Thứ ba, một số Kitô hữu sợ bị quỷ ám từ hình tượng con rồng. Vì thế, nếu họ nhìn thấy bất kỳ hình ảnh nào của rồng Trung Hoa, nó có thể là một bức tượng nhỏ của con rồng, hoặc thiết kế con rồng trên ấm trà hoặc bình…, họ đã ngay lập tức phá hủy chúng để ngăn chặn sự cám dỗ hoặc chiếm hữu của ma quỷ. Họ phá hủy hình ảnh về con rồng bởi họ sợ hãi ma quỷ. Thật ra, các Kitô hữu phải cẩn thận với sự lừa dối của ma quỷ và không rơi vào cạm bẫy sợ hãi. Nhiều người đã rơi vào cái bẫy sợ hãi nên dẫn đến việc họ phải phá hủy bất cứ thứ gì và mọi thứ có khắc hình rồng. Khi nỗi sợ hãi xâm chiếm, nó làm chúng ta tê liệt về mặt cảm xúc và làm chúng ta kiệt sức về mặt tinh thần. Một tinh thần sợ hãi sẽ dễ dàng rơi vào cạm bẫy của Satan. Satan thường cám dỗ chúng ta tự giải quyết vấn đề một mình mà không cậy dựa vào Chúa. Là Kitô hữu, chúng ta xác tin rằng, Chúa có thể giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ hãi khi chúng ta tin cậy vào sự hiện diện, quyền năng và sự bảo vệ của Chúa. Tin cậy vào Chúa là phương thuốc chữa trị tâm hồn sợ hãi của chúng ta.

 

Chúa của chúng ta có quyền tối cao trên tất cả, vì vậy chúng ta không cần phải sợ các thế lực ma quỷ. Chỉ khi chúng ta bắt đầu đặt niềm tin và tôn thờ hình tượng con rồng thì nó mới mang chiều kích ma quỷ. Không có gì về hình ảnh con rồng mà chúng ta phải sợ hãi. Vì thế, chúng ta có thể trang trí hình tượng con rồng trong nhà, hay nơi làm việc của chúng ta trong Năm Con Rồng này nhưng tuyệt đối không đặt niềm tin của mình vào những giải thích về sự linh thiêng của rồng.

 

Lm. Giuse Vũ Đức Thiện

Bài cùng chuyên mục:

Linh mục tốt cần học suốt đời (27/04/2024 22:03:37 - Xem: 28)

Để bước theo Chúa trên mọi nẻo đường bất kể chông gai, việc học là cơ hội để các linh mục có thể theo Chúa sát hơn. Lý do? Ơn gọi là tương quan trực tiếp của đương sự với Thiên Chúa.

Tại sao những người độc thân nên lần chuỗi Mân Côi? (27/04/2024 07:42:28 - Xem: 83)

Dưới đây là một số lý do tại sao việc lần hạt Mân Côi lại tốt cho người độc thân, và tại sao những năm tháng độc thân của bạn là thời điểm lý tưởng để gia tăng lòng sùng kính Đức Mẹ.

Tham gia là một ơn gọi? (20/04/2024 10:32:15 - Xem: 243)

Giáo hội tin rằng: sự hiệp thông hướng về truyền giáo và chính sự hiệp thông là truyền giáo[6]! Chẳng phải đây là hoa trái của ơn gọi tham gia sao?

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng (19/04/2024 00:52:04 - Xem: 262)

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các bậc cha mẹ quan tâm, giúp đỡ con cái lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa.

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh (11/04/2024 08:21:24 - Xem: 328)

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. Đức Kitô sống lại từ cõi chết là điểm mấu chốt cho toàn bộ đức tin của chúng ta.

Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội (01/04/2024 08:04:48 - Xem: 355)

Sau khi đăng nội dung nào đó trên nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ mất quyền kiểm soát và nhiều quyền của mình đối với những gì mình đã đăng.

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 562)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 496)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 649)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Ngày 8/3 trong Vườn Địa Đàng (07/03/2024 10:00:13 - Xem: 647)

Trong vườn địa đàng, người phụ nữ được A-đam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7