Phụng vụ - Chư thánh

Nếu ngày Giáng Sinh 25/12 rơi vào thứ Bảy hay thứ Hai thì luật dự lễ buộc được quy định thế nào?

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,193
  • Ngày đăng: 10/12/2021 09:53:21
Theo giáo luật điều 1246, các Chúa Nhật quanh năm và lễ kỷ niệm Ngày Sinh Chúa Giêsu Kitô đều là những ngày lễ buộc chính yếu trong đời sống Giáo Hội. Nhưng nếu ngày 25/12 rơi vào thứ Bảy (ví dụ năm 2021) thì lễ chiều hôm ấy có thay thế cho lễ Chúa Nhật, hay nếu 25/12 rơi vào thứ Hai (ví dụ 2017) thì lễ chiều Chúa Nhật 24/12 có thay thế cho lễ Giáng Sinh được không?
 

 

Hai lễ buộc cần được tham dự độc lập

Điều đầu tiên cần khẳng định: Thánh lễ Chúa Nhật và Thánh lễ Giáng Sinh là 2 lễ buộc riêng biệt. Và tín hữu không thể hoàn thành 2 lễ buộc trong cùng một Thánh lễ. Để dự đầy đủ lễ buộc, chúng ta phải tham gia Thánh lễ vào chính ngày lễ hoặc buổi chiều trước ngày đó (GL 1248).

 

Theo văn phòng Phụng vụ trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc năm 2017: "Mục đích cơ bản của một lễ buộc là kêu gọi các tín hữu đón mừng một chiều kích đặc biệt của mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh Người. Bởi vì sự ràng buộc được gắn kết với mầu nhiệm được cử hành nên bạn không thể hoàn thành hai sự ràng buộc trong cùng một cuộc cử hành."

 

Giáng Sinh là lễ trọng buộc, thuộc bậc lễ cao nhất, hơn cả các Chúa Nhật.

Do đó, nếu 25/12 nhằm thứ Bảy thì mọi lễ được cử hành ngày thứ Bảy 25/12 đều là lễ Giáng Sinh, không có lễ nào là lễ chiều thứ Bảy thông thường để thay thế lễ Chúa Nhật.

 

Còn khi 25/12 là thứ Hai thì các lễ Vọng, lễ Đêm vào chiều tối Chúa Nhật 24/12 (cử hành sau 4 giờ chiều) đều là lễ Giáng Sinh, không thể thay thế lễ Chúa Nhật. Các lễ được cử hành trước lễ Vọng Giáng Sinh mới là lễ Chúa Nhật.

 

Vì vậy, trong cả 2 trường hợp trên, tín hữu phải sắp xếp đi đủ 2 lễ vào cả 2 ngày Chúa Nhật và Giáng Sinh.

 

Ở Hoa Kỳ, theo quy tắc của Hội Đồng Giám Mục nước này, nếu 1 lễ buộc diễn ra trước hoặc sau ngày Chúa Nhật thì lễ buộc đó không buộc nữa, các tín hữu chỉ cần dự lễ Chúa Nhật là được (không áp dụng ở Việt Nam); nhưng với lễ Giáng Sinh thì quy tắc đó không hoạt động, nghĩa là tín hữu Công Giáo Mỹ vẫn cần dự 2 lễ cho 2 ngày buộc (thư mục vụ HĐGM Hoa Kỳ 2017).

 

Có trường hợp miễn chuẩn nào không?

Dĩ nhiên, như việc buộc tham dự lễ Chúa Nhật, có nhiều trường hợp miễn dự lễ Giáng Sinh được quy định trong các văn bản luật: điều kiện sức khoẻ không cho phép, đường quá xa mà không có phương tiện đi lại, thời tiết hoặc đường sá tệ đến nỗi không thể đi an toàn đến nơi cử hành Thánh lễ, thiếu trang phục cách trầm trọng, ngăn trở do nghề nghiệp, nghĩa vụ, công tác khẩn cấp, ngăn trở nghiêm trọng từ phía gia đình.

 

Nhiều người lựa chọn đi du lịch vào lễ Giáng Sinh. Đó là điều hợp lý và phải lẽ. Tuy nhiên, nó không phải là một lý do miễn chuẩn dự lễ Giáng Sinh. Người đi du lịch vẫn phải sắp xếp tìm nhà thờ để tham dự Thánh lễ vào chiều tối 24 hoặc trong ngày 25/12. Nhưng có thể áp dụng quy tắc đường quá xa trong các điều miễn chuẩn dự lễ với trường hợp địa điểm du lịch tuyệt nhiên không có nhà thờ Công Giáo hay Chính Thống Giáo nào.

 

Bên cạnh đó, chính Giám Mục giáo phận hoặc bất kỳ cha sở nào cũng có thể cho phép tín hữu được miễn chuẩn nghĩa vụ phải giữ một ngày lễ hoặc thay thế nghĩa vụ ấy bằng một việc đạo đức khác, vì một lý do chính đáng (GL 1245).

 

Chỉ dẫn thích hợp cho năm 2021

Như đã nêu trên, do lễ Giáng Sinh 25/12 rơi vào thứ Bảy nên các lễ chiều thứ Sáu 24/12 và mọi lễ cử hành ngày thứ Bảy 25/12 đều là lễ Giáng Sinh, không có lễ vọng Chúa Nhật 26/12; các tín hữu cần dự 2 lễ cho Giáng Sinh và Chúa Nhật.

 

Cần dự 1 trong các lễ chiều 24/12 hoặc 25/12 cho ngày Giáng Sinh, và 1 lễ ngày 26/12 cho ngày Chúa Nhật.

 

Gioakim Nguyễn

Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 2,126)

Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Thánh Anselmô, Giám mục, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 21/4) (20/04/2024 08:34:01 - Xem: 1,703)

Thánh Anselmô sinh tại Aoste, một thành phố nhỏ nằm trên ranh giới xứ Piémont và Thụy Sĩ. Người xuất thân trong một gia đình quí tộc, danh tiếng và giầu có.

Thánh Martinô I, Giáo hoàng, tử đạo, (ngày 13/4) (12/04/2024 07:29:07 - Xem: 2,199)

Thánh Mác-ti-nô sinh tại Todi miền Ombrie, nước Ý trong một gia đình đạo đức. Ngay từ nhỏ, thánh nhân đã hấp thụ một nền giáo dục tốt về mọi mặt.

Thánh Stanislao, Giám mục tử đạo, (ngày 11/4) (10/04/2024 07:31:40 - Xem: 2,845)

Thánh Stanislao sinh tại miền Cracovie nước Balan ngày 26 tháng 7 năm 1030 trong một gia đình giầu sang, phú quí. Thánh nhân là con trai duy nhất trong gia đình quyền quí, giầu sang,

Thánh Gio-An Bao-Ti-Xi-Ta Lasan, (linh mục ngày 07/4) (06/04/2024 07:26:50 - Xem: 2,517)

Thánh nhân được phúc sinh ra trong một gia đình thật đạo đức, cha Người là một vị thẩm phán nổi danh, mẹ Người là một thiếu phụ rất đạo hạnh.

Thánh Vinhson de Phaolô (ngày 04/4) (05/04/2024 07:22:51 - Xem: 2,521)

Thánh nhân tỏ ra có tinh thần bác ái, ưa thích cầu nguyện và có lòng sùng kính Đức trinh nữ Maria.

Thánh Isiđôrô, Giám mục và tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 04/4) (03/04/2024 07:24:25 - Xem: 2,415)

Thánh Isiđôrô là em của vị thánh giám mục Léandre. Thánh nhân sinh năm 560 tại Tây Ban Nha. Gia đình của Ngài gồm có thánh Léandre, Fulgence, Florence.

Thánh Giu-se thành Nazareth (Ngày 19 tháng 3) (18/03/2024 07:58:22 - Xem: 2,980)

Thánh Giu-se là một con người hết sức đặc biệt vì Ngài được Thiên Chúa tuyển chọn để làm Cha nuôi của Chúa Giê-su và làm bạn trăm năm của Đức Maria.

Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024 (05/01/2024 16:51:07 - Xem: 974)

Ủy ban Phụng tự xin giới thiệu bản văn “Thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ”.

Cử hành Thánh Thể: Bài 12 & 13 - Thánh vịnh đáp ca (02/01/2024 14:53:32 - Xem: 553)

Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7