Tác giả - Tác phẩm

Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục(bài 2)

  • In trang này
  • Lượt xem: 2,421
  • Ngày đăng: 28/04/2023 11:52:05

NHỮNG SUY NGHĨ TẢN MẠN

VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TÁC VỤ LINH MỤC

Giới thiệu

Những suy nghĩ tản mạn trong các bài trình bày ở đây là đúc kết kinh nghiệm, suy nghĩ về đời sống và tác vụ linh mục sau 30 năm đời linh mục. Những suy nghĩ này hoàn toàn có tính cách cá nhân, chỉ nhằm mục đích chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Nó có thể có ích mà cũng có thể không giúp được gì. Tuy nhiên, được viết ra, được chia sẻ đã là niềm vui rất lớn rồi.

 

                                     Linh mục Mỹ Sơn, giáo phận Long Xuyên

 

 

BÀI 2

MỨC ĐỘ CỦA ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG

 

Qua tiếp xúc với nhiều anh em linh mục và suy nghĩ về những việc làm của chính mình, tôi thấy có những cách làm việc tông đồ, mục vụ, bác ái với những ý thức về đời sống thiêng liêng khác nhau. Có thể nhận ra một số thứ bậc về đời sống thiêng liêng sau đây:

 

1. Mức độ 1: Làm vì mình với mục đích vụ lợi theo thói thế gian.

Đây là điều bình thường trong xã hội. Ai cũng làm việc vì mình, vì sự thăng tiến của mình, vì lợi ích cá nhân của mình. Lợi ích đó có thể là địa vị, quyền hành, uy tín. Lợi ích đó cũng có thể là tiền bạc, vật chất, v.v.

 

Ví dụ: tôi làm việc này để người trên thấy khả năng, sự tài giỏi của tôi, mà trọng dụng, đặt tôi lên những chức vị cao, nhiều quyền hành hơn, kiếm được lợi ích vật chất, tiền bạc nhiều hơn, v.v.

 

Đó là xét về phương diện tự nhiên hay xã hội. Còn về phương diện siêu nhiên, về đời sống thiêng liêng, đời sống tông đồ, mục vụ, bác ái, nếu chỉ làm việc vì những mục đích trên: tiền bạc, địa vị, uy tín … thì không có ích gì cho đời sống dạo đức, không giúp nên thánh được. Trong khi là linh mục tôi phải nên thánh và có trách nhiệm giúp người khác nên thánh nhờ mục vụ bí tích và các hoạt động tông đồ khác.

 

2. Mức độ 2: Làm vì mình với mục đích tầm thường.

Đây là những người làm việc tông đồ, mục vụ, bác ái cũng vì mình, nhưng ở mức độ nhẹ hơn: vì sức khoẻ, hoặc để tự tưởng thưởng bằng những phần thưởng rất tự nhiên, thiên về thói quen hưởng thụ, chứ không thiên về thiêng liêng.

Ví dụ: giận dữ, nóng này với người khác làm tôi nhức đầu, nhói tim, v.v. không tốt cho sức khoẻ, vì thế tôi phải tập bỏ tính xấu này. Hoặc một ví dụ khác: được mời đi xức dầu bệnh nhân vào giờ nghỉ trưa, tôi thấy làm biếng, ngại đi quá, nhưng tự nhủ: ráng đi, về nhà sẽ tự thưởng cho mình một điếu thuốc lá ngon, một ly cà phê thơm phức, v.v.

 

Linh mục làm việc tông đồ, mục vụ, bác ái vì những lý do vửa kể, tuy không mang lại tiếng xấu bên ngoài cho hàng ngũ linh mục như những người làm việc theo mức độ thứ nhất, nhưng xét về đời sống thiêng liêng, nên thánh, thì những việc làm với mục đích tầm thường vì mình kiểu này sẽ không giúp cho linh mục phục vụ tận tâm thật sự và đương nhiên, sẽ không giúp nên thánh.

 

3. Mức độ 3: Làm vì danh dự, tiếng tốt của mình, hay tập thể mà mình là thành phần hoặc đại diện.

Ví dụ: tôi là linh mục, vậy phải làm việc và sống sao để khỏi bị mang tiếng xấu về linh mục; hoặc tôi là linh mục thuộc giáo phận này đi dạy học ở một giáo phận khác, thì phải cố gắng nghiên cứu, giảng dạy sao cho có kết quả tốt, để đừng mang tiếng giáo phận của mình; đem chuông đi đánh xứ người thì chuông phải kêu cho ra hồn chứ!

 

Mục đích như vậy đã là tốt; nhưng chưa đủ và cũng không thể là mục đích thực sự của hoạt động tông đồ, mục vụ, bác ái nơi linh mục. Nó không giúp linh mục nên thánh, mà cũng không thể giúp người khác nên thánh nếu chỉ dừng lại ở sự tìm danh dự, tiếng tốt cho mình hoặc cho tập thể của mình.

 

4. Mức độ 4: Làm vì lòng yêu mến Chúa và vì yêu thương người khác.

Đây là mức độ đúng nhất và cao nhất trong mọi việc làm của linh mục, của người môn đệ Đức Kitô.

Tôi nhớ có lần mới chợp mắt nghỉ trưa, có người bấm chuông xin cha đi xức dầu ở phòng hồi sức cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Tôi liền chuẩn bị đi ngay. Vừa về đến nhà, mới nằm tiếp chưa được 10 phút, lại có tiếng bấm chuông, mời đi xức dầu ở bệnh viện. Hơi bực bội, nhưng cố gắng tự nhủ, xin dâng hi sinh này cho Chúa. Đến nơi, người bệnh cũng nằm ờ phòng hồi sức cấp cứu, cách vài giường, tự nhiên, khá bực bội, tôi hỏi, sao không mời luôn lúc nãy thì được trả lời cha về rồi mới hay. Trên đường về, thấy bực bội như vậy là không đúng, tôi xin lỗi Chúa. Tính tự nhiên là như vậy, phải cố gắng vượt qua để phục vụ giáo dân đúng theo tinh thần Đức Kitô.

 

Tôi cũng cố tập thói quen, mỗi khi leo lên xe máy đi xức dầu, đọc kinh kính mừng cầu nguyện cho người bệnh sắp gặp và khi về cũng vậy.

 

Theo kinh nghiệm, thường trong mọi việc chúng ta làm, những mục đích trên đan xen, cái nhiều cái ít. Điều quan trọng là tập luyện sao cho mục đích thứ 4 ngày càng nhiều hơn, rõ nét hơn; còn những mục đích không chính đáng (3 mục đích đầu) ngày càng giảm dần và ít đi. Có vậy, đời sống thiêng liêng của linh mục chúng ta mởi tiến triển.

 

Ước gì anh em linh mục chúng ta ngày càng tiến bước trên con đường thiêng liêng, nên thánh nhờ các hoạt động tông đồ, mục vụ, bác ái với mục đích phục vụ vì lòng mến Chúa và yêu thương tha nhân hết lòng theo gương Chúa Giêsu, vị Mục tử nhân lành.

 

Bài cùng chuyên mục:

Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục: Ô-tô con và Linh mục(1) (30/09/2024 07:47:47 - Xem: 584)

Anh em linh mục giáo phận không có lời khấn khó nghèo như linh mục dòng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta muốn tiêu xài tiền bạc thế nào tuỳ ý.

Kinh nghiệm về Thiên Chúa và Thần khải  (21/09/2024 10:44:04 - Xem: 255)

Bài “Kinh nghiệm về Thiên Chúa và thần khải” của đan sĩ Anselm Grun giúp chúng ta hiểu đúng thế nào là thần khải, hầu tránh được những hiểu lầm tai hại cho đời sống thiêng liêng.

Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3) (08/09/2024 07:45:34 - Xem: 284)

Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.

Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(2) (24/08/2024 10:17:51 - Xem: 367)

Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.

Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri  (10/08/2024 07:52:38 - Xem: 448)

Thời đại của chúng ta là thời đại khao khát Thiên Chúa một cách sâu xa, nhưng Thiên Chúa lai ẩn giấu, mờ mịt, tăm tối.

Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.4) (22/07/2024 10:59:39 - Xem: 406)

Chúng ta tiếp tục đọc và suy tư các bài của Đan sĩ Anselm Grun. Trong bài này, ông phân tích rất sâu sắc về hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa của chúng ta

Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.3) (03/07/2024 08:26:58 - Xem: 463)

Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.

Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.2) (23/06/2024 09:10:49 - Xem: 461)

Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.

Thiên Chúa của sự sống, Chúa Giêsu và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa  (07/06/2024 07:21:02 - Xem: 571)

Làm thế nào để có thể có kinh nghiệm về Thiên Chúa? Điều đó tuỳ thuộc chúng ta hiểu kinh nghiệm đó là gì.

Kinh nghiệm về Thiên Chúa và ước muốn(bài 3) (10/05/2024 21:26:59 - Xem: 741)

Hi vọng bài suy tư này giúp chúng ta hiểu rõ những ước muốn của chính mình, để từ đó, khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7