Kinh thánh - Giáo lý

Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa nhật 3 mùa Chay Năm C

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,014
  • Ngày đăng: 16/03/2022 08:59:43

Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa Nhật 3 Mùa Chay, Năm C 

 

 

Các bài đọc hôm nay đều nói về lòng nhân từ và yêu thương của Thiên Chúa. Đôi khi Ngài kỷ luật con cái bằng hình phạt nhưng vẫn cho họ thêm cơ hội khác để sám hối. Mặc dù tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta là không thay đổi, nhưng Ngài cần sự hợp tác của chúng ta. Đó là lý do tại sao Ngài mời gọi chúng ta trong Mùa Chay sám hối tội lỗi và đổi mới đời sống bằng cách sản sinh hoa trái của tình yêu thương và trung thành phục vụ.

 

BÀI ĐỌC 1: Xh 3,1-8, 13-15

Ông Môisen trước bụi cây cháy bừng

Trong thời gian Mùa Chay khi lắng nghe câu chuyện về dân Chúa, chúng ta biết thời điểm quan trọng là biến cố mặc khải danh Thiên Chúa cho ông Môisen. Đây là thời điểm quyết định, bởi vì đặt tên cho ai là dấu hiệu của sự tin cậy và tạo mối tương giao. Ai đó giữ tên của bạn là người có quyền trên bạn theo mọi cách, vì vậy bạn chỉ trao nó cho những người bạn tin tưởng. Người Hípri, hậu duệ của Ápraham, đang ở địa vị thấp kém; họ chỉ là một đám nhập cư bị áp bức, thiếu đất đai và an ninh, bị một nhà nước quan liêu quyền lực ra sức tiêu diệt. Dường như Chúa đã chờ đợi giây phút này để nâng họ dậy, để tạo cho họ thành một nhóm gắn kết với một người lãnh đạo có thể nhân danh Chúa để bảo vệ họ. Thiên Chúa vẫn chưa cho biết ý nghĩa của tên; có lẽ “Ta là Đấng Hiện Hữu” thậm chí còn có nghĩa là “Bạn cứ quan tâm đến việc riêng của mình”. Đó là điều gì đó liên quan đến Bản thể, và bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp hiểu nó là ‘Bản thể thuần túy’, là ‘Đấng Hiện Hữu’. Trong Kinh Thánh Hípri, ý nghĩa của cái tên này được đặt sau này ở Sinai, sau khi Israel tôn thờ con bò vàng, khi Thiên Chúa đi qua trước ông Môisen và kêu lên tên, “Đức Chúa, Đức Chúa, một Thiên Chúa của lòng thương xót và sự tha thứ.” Đây là ý nghĩa sẽ vang vọng trong Kinh Thánh từ hết đoạn này đến đoạn khác.

 

ĐÁP CA: Tv 103,1-4,6-7,8,11

Chúa là Đấng từ bi nhân hậu

Trong bài thánh ca này, người xướng dâng lời ca ngợi Thiên Chúa mà lòng nhân từ của Ngài đã được thể hiện trong mọi khoảnh khắc của đời sống cá nhân — trong hành động Ngài tha thứ và bảo vệ khỏi những thế lực đe dọa tính mạng (cc. 1-5). Đây cũng chính là Chúa, Đấng đã từng cứu giúp những người thấp cổ bé miệng, đã thực hiện những kì công cho Israel qua trung gian của Môisen. Các câu 6-18 mô tả Thiên Chúa của Israel là công bình, nhưng không bao giờ cho phép công lý phá vỡ lòng nhân từ của Ngài. Tội lỗi của con người không thể phá hủy những ơn ban của Thiên Chúa dành cho con người (cc. 11-13), cũng như sự yếu đuối và tầm thường của nó (khi so sánh với sự vĩnh cửu của Thiên Chúa) không thể ngăn cản lòng thương xót của Thiên Chúa. Những ai trung thành với giao ước sẽ trở thành thành viên của một gia tộc mà Thiên Chúa hứa sẽ ở lại với họ (cc. 17-18). Việc ngợi khen Chúa không phải là nhiệm vụ của riêng của Israel; muôn vì thiên sứ, thiên binh trên trời cũng tham gia vào việc ngợi khen này (cc. 19-22).

 

Thánh Augustinô phân biệt các thiên thần và hữu thể thiêng liêng: thiên thần là tên gọi chỉ chức vụ, chứ không chỉ bản chất. Nếu bạn tìm tên gọi chỉ bản chất của vị này thì đó là hữu thể thiêng liêng; nếu bạn tìm tên gọi chỉ chức vụ, thì đó là thiên thần: vị ấy là gì, thì là thiêng liêng, vị ấy làm gì thì là thiên thần. (x. GLHTCG 328-329, 2645)

 

BÀI ĐỌC 2: 1 Cr 10,1-6,10-12  

Tảng Đá là Chúa Kitô

Như trong hai Chúa nhật trước, bài đọc hai chuyển bài đọc thứ nhất sang một vị trí cao hơn. Thiên Chúa mặc khải danh Ngài cho ông Môisen trong sa mạc, dẫn dân Israel băng qua biển và chăm sóc họ trong sa mạc bằng manna làm lương thực và nước lấy từ đá để uống. Bây giờ thánh Phaolô giải thích cho chúng ta rằng ý nghĩa thực sự của tảng đá là Chúa Kitô, Đấng nuôi dưỡng chúng ta. Làm thế nào ‘tảng đá theo sau họ’? Phaolô sử dụng lời giải thích đương thời của giáo sĩ Do Thái về hai trình thuật ông Môisen đập đá lấy nước: đó không phải là hai trình thuật về cùng một sự việc, bởi vì chúng là những sự việc riêng biệt. Cũng chính tảng đá đó đã đồng hành cùng dân Israel trong cuộc hành trình băng qua sa mạc. Tuy nhiên, Phaolô viết thư để khiển trách người Côrinthô về hành vi vô kỷ luật của họ, đặc biệt là trong bí tích Thánh Thể. Bất chấp những điều kỳ diệu đã đi cùng với dân Israel, những cuộc lang thang trong sa mạc là thời gian của sự bất trung và nổi loạn, mà ngay cả Thiên Chúa đầy lòng thương xót và tha thứ cũng buộc phải sửa chữa. Hãy để dân thành Côrinthô học bài học của họ! Mặc dù đời sống Kitô hữu của họ được đánh dấu bằng những ân sủng dồi dào của Thánh Thần, nhưng họ phải thống hối về hành vi bất xứng của mình.

 

TIN MỪNG: Lc 13,1-9

Hãy luôn sám hối

Bài đọc Tin Mừng bao gồm một trình thuật về những lời nói của Chúa Giêsu (cc. 1-5) sau đó là một dụ ngôn minh họa một điểm thần học chính (cc. 6-9). Hai vụ tai nạn được đề cập đến: vụ tàn sát một số người Galilê và sự sụp đổ của một tòa tháp trên những người dân vô tội ở góc phía đông nam bức tường của Đền Thờ gần hồ Silôác. Mặc dù không có ghi chép trong Kinh Thánh về những biến cố này, không có lý do gì để nghi ngờ chúng đã xảy ra. Quả thật, yếu tố lịch sử của nó không phải là vấn đề ở đây. Chính sự bất ngờ về sự xuất hiện của chúng là trọng tâm giáo huấn của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, một số chi tiết nhất định của mỗi sự kiện vẫn có ý nghĩa thần học.

 

Vào thời Chúa Giêsu, Galilê là một vùng đất nóng của sự kích động chính trị. Vì lý do này mà người La Mã không tin tưởng những người dân ở đây. Ngay cả khi thực hiện kiểu đối kháng này, việc giết người trong khi họ đang thực hiện nghi lễ hiến tế để máu của họ hòa lẫn với máu của những con vật mà họ đang cúng, là một hành động vô cùng tàn bạo. Tuy nhiên, sự tàn bạo đó tương ứng với bức tranh về một Philatô đầy thù hận, được ghi lại từ các sách Tin Mừng và từ một số nguồn ngoài Kinh Thánh. Sự kiện thứ hai được đề cập cũng bi thảm không kém, cho dù là tình cờ. Hai lần xuất hiện này đã đặt ra câu hỏi về sự phạm tội của các nạn nhân. Tin rằng có một hậu quả trực tiếp giữa hành động của một người và hoàn cảnh cuộc sống của họ, người ta sẽ tự hỏi những người này có thể đã làm những điều khủng khiếp nào để phải gánh chịu hậu quả thảm khốc như vậy. Chúa Giêsu khẳng định rằng nạn nhân của hai vụ việc này không ai mắc tội hơn người nào cả. Vì vậy, sự bất hạnh của họ không thể là hậu quả tình trạng luân lí của chính họ.

 

Điểm mà Chúa Giêsu tập trung vào, đó là sự đột ngột của những thảm kịch này và sự không chuẩn bị trước có thể xảy đối với các nạn nhân của chúng. Khi Người khuyên dân chúng của mình sám hối kẻo họ phải chịu chung số phận, không phải là họ có thể thoát được tai họa như vậy, nhưng nếu có điều gì đó tương tự xảy đến với họ, họ không ở vào tình trạng bất ngờ. Thay vào đó, họ cần phải được hòa giải với Thiên Chúa trước khi thảm họa ập đến, để sự xét xử của Thiên Chúa không đi kèm với bất hạnh.

 

Chúa Giêsu kể một dụ ngôn để cho thấy rõ ràng về lòng thương xót của Thiên Chúa. Chủ nhân của cây vả có quyền mong đợi cây của mình kết trái. Đó không phải là sự kiên nhẫn mà ông đã tiêu hao sau ba năm chờ đợi. Thay vào đó, ông kết luận rằng có lẽ cây sẽ không bao giờ kết trái và chỉ làm cạn kiệt đất đai. Nó có thể được thay thế bằng một cây khác có triển vọng hơn. Có lẽ con số ba không có ý nghĩa thần học ở đây; nó chỉ đơn thuần chỉ ra một khoảng thời gian đủ. Tuy nhiên, người làm vườn yêu cầu thêm một năm chăm sóc để xem nó có thể ra trái hay không. Nếu nó sinh ra trái, cây sẽ được cứu; nếu không, nó có thể bị chặt bỏ một cách chính đáng. Với dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn nói rằng Thiên Chúa vừa giống như người chủ vừa là người thợ siêng năng, sẵn sàng cho chúng ta thời gian để sám hối. Trong thời gian này, mọi phương thế để thực hành sự sám hối của chúng ta được đưa ra. Tuy nhiên, chúng ta phải tận dụng những phương thế này, vì những cơ hội như vậy không phải là vô tận. Sự xét xử cuối cùng là một khả năng có thật.

 

Bài học kép mà Chúa Giêsu dạy là một bài học về sự khôn ngoan và tỉnh thức. Trước tiên, chúng ta không bao giờ biết điều gì đang chờ đợi phía trước, vì vậy chúng ta phải chuẩn bị cho cái chết bất ngờ bằng cách giao hòa với Thiên Chúa mọi lúc. Thứ hai, mặc dù Thiên Chúa có thể kiên nhẫn với sự trì hoãn của chúng ta, nhưng sự kiên nhẫn này đòi hỏi chúng ta phải tham gia vào những cơ hội mà Ngài ban cho, để chúng ta sinh hoa kết trái trong đời sống thánh thiện. Chúng ta sẽ liều mạng trước sự xét xử của Thiên Chúa nếu chúng ta coi thường các ơn ban của Ngài.

 

THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

+ GLHTCG 210, 2575-2577 : Thiên Chúa kêu gọi ông Môisen, và lắng nghe lời khẩn nguyện của dân

+ GLHTCG 1963-1964 : vâng phục Lề Luật là chuẩn bị cho việc hoán cải

+ GLHTCG 2851 : sự dữ và những việc làm của nó cản trở con đường cứu độ

+ GLHTCG 128-130, 1094 : Cựu Ước được ứng nghiệm trong Tân Ước

+ GLHTCG 736, 1108-1109, 1129, 1521, 1724, 1852, 2074, 2516, 2345, 2731 : sinh hoa kết quả

 

Linh mục Giuse Ngô Quang Trung

Bài cùng chuyên mục:

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 24 Thường niên– Năm B - 2024 (09/09/2024 08:51:54 - Xem: 71)

Bạn hiểu thế nào là “từ bỏ chính mình và vác thập giá của mình”? Bạn có kinh nghiệm về “cứu” rồi lại “mất,” hay “mất” rồi lại “cứu” được không?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 23 Thường niên– Năm B -2024 (02/09/2024 08:35:15 - Xem: 184)

Có khi nào tôi thấy mình bị điếc về mặt tâm linh không, nghĩa là mất khả năng nghe tiếng Chúa và tha nhân? Điều gì thường khiến tôi bị điếc?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 22 Thường niên– Năm B -2024 (26/08/2024 08:32:24 - Xem: 161)

Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về đâu là cái chính phải giữ.

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 21 Thường niên– Năm B - 2024 (19/08/2024 08:29:29 - Xem: 160)

Thi thoảng bạn vẫn gặp những câu Lời Chúa thật chướng tai, không thể chấp nhận được. Bạn có thể ghi lại những câu đó để tìm hiểu sâu hơn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 20 TN – Năm B - 2024 (13/08/2024 05:30:42 - Xem: 155)

Bạn có thấy mình được thêm sức mạnh để chu toàn bổn phận hàng ngày, nhờ rước Chúa thường xuyên không? Bạn có dành giờ để tâm sự với Chúa sau khi rước lễ không?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 19 TN– Năm B - 2024 (05/08/2024 07:24:20 - Xem: 171)

Bạn có kinh nghiệm thấy mình bị mất đức tin, rồi tìm lại được đức tin không? Bạn có thấy niềm tin vào Chúa Giêsu đem lại sức sống cho cuộc đời của bạn không?

Học Hỏi Phúc Âm CN 18 Thường Niên – Năm B - 2024 (29/07/2024 07:04:12 - Xem: 244)

Lời Chúa: (Ga 6,24-35) 24 Vậy khi dân chúng thấy Đức Giêsu cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi Caphácnaum tìm Người. 25 Khi gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói: “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy? ” 26 Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. 27 Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận”. 28 Họ liền hỏi Người: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” 29 Đức Giêsu trả lời: “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến”. 30 Họ lại hỏi: “Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây? 31 Tổ tiên chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc, như có lời chép: Người đã cho họ ăn bánh bởi trời”. 32 Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, 33 vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian.” 34 Họ liền nói: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy.” 35 Đức Giêsu bảo họ: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!”. CÂU HỎI 1. Đọc Ga 6,1-25. Hãy tóm tắt diễn tiến của câu chuyện. 2. Trong bài Phúc âm này, Đức Giêsu nói mấy lần câu: “Thật, tôi bảo thật các ông”. 3. Đám đông đi tìm Đức Giêsu và gặp lại Ngài ở Ca-phác-na-um. Đức Giê-su nghĩ họ tìm Ngài vì lý do gì? Đọc Ga 6,26. “Thấy những dấu lạ” nghĩa là gì? 4. Đọc Ga 6,27-29. Đức Giêsu mời đám đông làm việc gì để được lương thực thường tồn? 5. Còn đám đông đã đòi hỏi Ngài phải làm gì? Đọc Ga 6, 30-31. 6. Bánh bởi trời vào thời ông Môsê là bánh gì? Đọc Xuất hành 16,4-5.13-27; Thánh vịnh 78,24. 7. Đâu là sự giống nhau và khác nhau giữa bánh bởi trời vào thời ông Môsê và bánh bởi trời vào thời Đức Giêsu? Đọc Ga 6,32-33. 8. Khi Đức Giêsu nói đến bánh thật, bánh ban sự sống cho thế gian (Ga 6,32-33), đám đông có hiểu đó là thứ bánh gì không? Họ có hiểu lầm không? Đọc Ga 4,14-15. 9. Đọc Ga 6,35. Cuối cùng Tấm Bánh Đức Giêsu hứa ban là gì? CÂU HỎI SUY NIỆM: Theo bạn, con người hôm nay đói khát điều gì? Người giàu và người nghèo có cùng một đói khát không?

Học Hỏi Phúc Âm CN 17 Thường Niên – Năm B - 2024 (22/07/2024 09:49:34 - Xem: 232)

Chỉ một chút đóng góp nhỏ bé cũng có thể đưa đến một phép lạ lớn lao? Bạn có kinh nghiệm về điều này không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 16 thường niên – Năm B (15/07/2024 07:30:23 - Xem: 0)

Bạn có phải là người nghiện việc không? Khi mệt mỏi vì gánh nặng công việc, bạn nghỉ ngơi giải trí bằng cách nào ? Đâu là nơi hoang vắng bạn hay đến khi mệt mỏi?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 15 TN – Năm B - 2024 (08/07/2024 08:56:20 - Xem: 302)

Nếu Đức Giêsu sống ở Việt Nam vào lúc này, Ngài sẽ mời chúng ta làm những việc gì cho đồng bào của mình?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7