Tìm hiểu Lời Chúa Chúa Nhật 4 Phục sinh năm B
- In trang này
- Lượt xem: 4,018
- Ngày đăng: 20/04/2021 22:35:18
Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa Nhật 4 Phục Sinh, Năm B
Hôm nay là Chúa nhật Chúa Chiên Lành. Được gọi như thế bởi vì truyền thống phụng vụ mỗi Chúa nhật 4 Phục Sinh đều cho chúng ta đọc bài Tin Mừng của Gioan chương 10 nói về vị Mục Tử Nhân Lành. Chúa Phục Sinh đầy quyền năng và sức sống thể hiện nơi chính Người là Mục Tử chăn dắt đàn chiên của Người, khi Người nói: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành” (Ga 10,11). Các Kitô hữu tiên khởi chiêm ngắm Chúa Giêsu Phục Sinh là Đấng hoàn tất niềm mong đợi Do Thái về vị Mục Tử Nhân Lành đã được các tiên tri loan báo. Họ cũng nỗ lực đưa Dân Ngoại vào đàn chiên của Chúa. Hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho ơn gọi, đã được Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI thiết lập vào năm 1963. Năm nay là lần cử hành thứ 58.
BÀI ĐỌC 1: Cv 4,8-12
Quyền năng chữa lành của Chúa Phục Sinh
Sách Công vụ Tông đồ cho thấy Giáo hội mang sự sống của Chúa Giêsu. Dưới sự hướng dẫn và quyền năng của Thần Khí, Giáo hội đại diện cho Chúa Kitô Phục Sinh trong thế giới của thế kỷ thứ nhất cũng như mọi thời gian. Vì vậy, ông Phêrô và ông Phaolô thực hiện các phép lạ giống như Chúa Giêsu đã làm như những dấu chỉ biểu tỏ quyền năng Thiên Chúa. Các ngài chữa lành mọi người, làm cho kẻ chết sống lại, tha thứ tội lỗi và loan báo Tin Mừng về quyền tối cao của Thiên Chúa, giống như Chúa Giêsu đã thực hiện. Trong một hình ảnh ít gây ấn tượng hơn, cuộc sống của cộng đoàn Kitô hữu cũng tiếp nối công việc của Chúa Giêsu. Ông Phêrô giải thích rằng tất cả những điều này được thực hiện “nhân danh Chúa Giêsu”. Cái tên biểu thị sức mạnh của một người. Vì vậy, chúng ta được chịu phép Rửa nhân danh Chúa Giêsu, và như thế, mặc lấy tư cách và quyền năng của Người trong Thánh Thần. Chúng ta trở thành phần tử trong cộng đoàn của Chúa Giêsu. Chính trong danh xưng và quyền năng của Người mà chúng ta xây dựng niềm trông cậy. Trong những năm đầu của Giáo hội, các Kitô hữu được biết đến như những người đón nhận danh xưng của Chúa Giêsu, nghĩa là những người được Chúa Giêsu bảo trợ, và là những người tin cậy vào danh Người.
ĐÁP CA: Tv 118:1 và 8-9.21-23.26 và 28cd và 29
Lòng thương xót Chúa tồn tại muôn đời
Đáp ca tuần này cũng giống Chúa nhật Phục Sinh. Chúng ta cử hành Thánh vịnh này trong Phụng vụ Tuần Thánh, Chúa nhật Phục sinh và các Tuần lễ Phục sinh vì Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta, hoàn tất Thánh vịnh này.
Thánh vịnh 118 là một thánh ca tạ ơn long trọng, cũng là Thánh vịnh cuối cùng trong bộ Hallel (Tv 113-118), được hát trong cộng đoàn phụng vụ tại Đền Thờ Giêrusalem kéo dài tám ngày của Lễ Vượt Qua và Bánh Không Men. Khi Chúa Giêsu tiến vào thành thánh Giêrusalem trong dịp Lễ Lá dân chúng cũng dùng Tv 118,25-26 để tung hô, vạn tuế Người (Mt 21,9; Mc 11,9-10; Lc 19,38; Ga 12,13).
Thánh vịnh 118 bắt đầu bằng lời mời gọi tạ ơn tình yêu thương bền vững của Chúa, là giao ước Chúa dành cho dân Ngài (cc. 1-2). Các câu 16-17 nói về “cánh tay hữu của Chúa”, “cánh tay đã được nâng lên cao”, mà chúng ta hiểu là nói về Chúa Giêsu Kitô, Đấng Phục sinh, Đấng đã ban cho chúng ta sự sống mới và chiến thắng cái chết. Chúa Giêsu là “hòn đá mà những người thợ xây loại bỏ”: giới chức tôn giáo của Giao ước cũ đã “khước từ” Người để rồi Người trở nên “viên đá tảng” trong đức tin của chúng ta (c. 22).
Chúa Giêsu đã trích dẫn Thánh vịnh 118, 22-23 khi Người giảng dạy trong Đền thờ vào ngày thứ Hai cuối cùng của Người tại Giêrusalem. Chúa đã áp dụng câu Thánh vịnh này cho chính Người trong Mt 21,42. Sau khi Chúa Giêsu phục sinh, thánh Phêrô đã làm chứng tại phiên tòa xét xử mình trước cùng một tòa án đã kết án tử hình Chúa Giêsu là Thượng Hội Đồng, rằng Chúa Giêsu Kitô là “tảng đá”, và giới chức tôn giáo chính là “những người thợ xây” đã loại bỏ Người. Lúc đó, ông đã dùng Thánh vịnh 118, 22 cho Chúa Kitô (Cv 4,11). Ông sẽ trích dẫn Thánh vịnh 118, 22 một lần nữa, khẳng định Chúa Giêsu là “đá tảng” trong 1 Pr 2, 7. Thánh Phaolô cũng viết rằng Chúa Giêsu là “hòn đá tảng” trong thư Rôma 9,33 bằng cách đề cập đến một lời tiên tri liên quan trong Isaia 28,16b. Và trong thư Êphêsô 2,19-20, Phaolô viết rằng “Kitô hữu là người nhà của gia đình Thiên Chúa … được xây dựng trên nền tảng của các Tông đồ và tiên tri, mà chính Chúa Giêsu là viên đá tảng.” Cuối cùng, Chúa Giêsu đã ứng nghiệm lời Thánh vịnh 118,23 qua các công việc của Người, “công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta” (c. 23) bởi vì Người đã ban cho chúng ta hồng ân cứu chuộc muôn đời.
BÀI ĐỌC 2: 1 Ga 3,1-2
Tình yêu Chúa Cha dành cho con cái của Ngài
Từ đầu đến cuối thư thứ nhất của thánh Gioan tông đồ, đó là một bài suy niệm về tình yêu theo Kitô giáo và những hàm ý của nó. Động lực sâu xa nhất của mọi hoạt động của Kitô hữu là ý thức rằng chúng ta đã được nâng lên địa vị làm con Thiên Chúa và trở thành đồng thừa tự với Chúa Giêsu trong Chúa Cha. Cả phụ nữ và đàn ông đều được nâng lên địa vị làm con này, bởi vì chỉ làm con mới được thừa kế. Mối quan hệ phụ tử này cho phép chúng ta gọi Thiên Chúa là “Cha”. Khi Phaolô nói về điều này, ngài dùng từ “Abba” trong tiếng Aram như một thứ bùa hộ mệnh và bảo đảm rằng chúng ta có thể cầu nguyện bằng danh xưng “Thưa Cha”, nghĩa là dùng cùng một tên gọi như chính Chúa Giêsu đã dùng. Abba không phải là một từ dành cho trẻ em như kiểu “Bố ơi”, như đôi khi người ta vẫn nghĩ, mà là cách bày tỏ một mối quan hệ thân thương và có trách nhiệm của một người trưởng thành. Cũng như quyền làm con của Chúa Giêsu đối với Cha bao gồm việc thực hiện hoàn hảo ý muốn của Cha và làm những công việc của Cha trong suốt cuộc đời của Người, thì các Kitô hữu, được thúc đẩy bởi mối quan hệ này, được mời gọi sống tình yêu chân thành với Chúa Cha. Đây hẳn là một thách đố đối với chúng ta: liệu có phải động lực chính trong mọi hoạt động của chúng ta là hành động như những người con của Chúa Cha, để thực sự đại diện cho Ngài trên thế giới này và nỗ lực hoàn thành ý muốn của Ngài trong tất cả những gì chúng ta làm không?
TIN MỪNG: Ga 10,11-18
Vị Mục Tử đích thực
Hình ảnh mô tả về Chúa Giêsu như là người chăn chiên này được chia thành hai phần riêng biệt nhưng có liên quan với nhau, mỗi phần được giới thiệu bởi lời tự xưng “Tôi chính là Mục Tử nhân lành” (cc. 11,14). Trong phần thứ nhất, Chúa Giêsu phác họa hành động bên ngoài của một người chăn chiên tốt; trong phần thứ hai, Người giải thích lý do thái độ vô vị lợi của mình. Những từ giới thiệu “Tôi là” (ego eimi) gợi ý rằng lời nói này là một hình thức mặc khải của Thiên Chúa (x. Xh 3,14). Điều này trở nên khá rõ ràng trong phần thứ hai. Hình ảnh người chăn chiên và đàn chiên nghe có vẻ lạ lùng, thậm chí gây khó chịu cho những người đương thời, vì con chiên được coi là loài động vật răm rắp làm theo mệnh lệnh của người lãnh đạo, nghĩa là thiếu suy nghĩ. Trong thế giới cổ đại, nơi mà đa số người dân tương đối không có khả năng tự bảo vệ, thì hình ảnh ẩn dụ này không chỉ giảm nhẹ quyền bính các nhà lãnh đạo sử dụng mà còn diễn giải lại mối tương quan thân ái giữa nhà lãnh đạo và những người được lãnh đạo.
Từ “nhân lành” có nghĩa là cao quý, ưu tú, đáng kính hơn là tài năng. Là người chăn chiên, Chúa Giêsu dấn thân vì hạnh phúc và sự an lạc của đoàn chiên. Người không giống như những người chăn chiên đã bị các tiên tri lên án (x. Ed 34). Họ không chỉ tắc trách trong bổn phận của mình mà còn thực sự lợi dụng chức vụ để mưu ích cho riêng bản thân. Còn Chúa Giêsu Người sẵn sàng hy sinh mạng sống mình cho những người được chăm sóc. Khi vạch ra nét tương phản với một người chăn thuê, Chúa Giêsu cho thấy Người có một mối tương giao sâu sắc với đoàn chiên. Mối quan hệ này được mô tả trong phần thứ hai.
Phần đầu mô tả Chúa Giêsu bằng những từ ngữ rất con người. Người là một người chăn chiên tận tâm tận lực, sẵn sàng bảo vệ đàn chiên của mình, thậm chí đến mức liều mạng vì chúng. Phần thứ hai đặt hình ảnh này trong khung cảnh của một kitô học cao hơn nhiều. Người chăn chiên này có mối quan hệ mật thiết với Chúa Cha. Mặc dù không thể phủ nhận bối cảnh Hy Lạp của Phúc Âm, nhưng nguồn gốc Do Thái của đức tin Kitô giáo đã làm sáng tỏ câu nói này. Theo tâm thức của người Do Thái, biết một người nào đó không chỉ là thân quen với họ. Nó còn ngụ ý chia sẻ một mối quan hệ thân mật. Chúa Giêsu muốn nói rằng Người có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ với đoàn chiên của mình. Người tiếp tục nói rằng mối quan hệ này dựa trên mối quan hệ thân thiết, tương hỗ mà Người có với Chúa Cha.
Tính phổ quát của việc chăn chiên của Chúa Giêsu được nói rõ. Người sẵn sàng chăm sóc và chết cho những con chiên khác, dù chúng chưa thuộc về đàn chiên của Người, nhưng dù sao chúng cũng là của Người. Con chiên, ngay cả khi chúng trà trộn trong bầy khác, vẫn có thể nhận ra giọng nói hoặc âm thanh của người chăn dắt chúng. Chúa Giêsu muốn nói rằng những con chiên khác sẽ nhận ra Người và sẽ được đưa vào bầy chiên của Người. Cuối cùng sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.
Cái chết của Chúa Giêsu là hình ảnh được phóng lớn trong bài đọc này (cc. 11,15,17,18). Đó là một cái chết thay cho người khác; Người tự nguyện hiến mạng sống mình cho người khác. Ở đây, ẩn dụ về người chăn chiên là một hình ảnh thích hợp để diễn tả cuộc đời và cái chết của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, bài đọc không dừng lại nơi cái chết nhưng đưa chúng ta đến sự phục sinh của Người. Nó công bố rằng Chúa Cha yêu mến Chúa Giêsu vì Người sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình và Người cũng có quyền lấy lại sự sống ấy. Một nội dung kitô học cao siêu qua việc Chúa Giêsu hoàn toàn chủ động không chỉ đối với cái chết mà còn đối với sự sống lại nữa. Người có đủ quyền năng để lấy lại mạng sống của mình. Câu cuối cùng nói rằng Người đã nhận được quyền năng này từ Chúa Cha. Cái chết mang lại ơn cứu độ phổ quát của Chúa Giêsu là công trình của Chúa Cha được thực hiện qua Chúa Con.
THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
+ GLHTCG 754, 764, 2665 : Đức Kitô là Mục Tử và Cửa chuồng chiên
+ GLHTCG 553, 857, 861, 881, 896, 1558, 1561, 1568, 1574 : Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục là những mục tử
+ GLHTCG 874, 1120, 1465, 1536, 1548-1551, 1564, 2179, 2686 : Các linh mục là mục tử
+ GLHTCG 756 : Đức Kitô, viên đá góc tường
+ GLHTCG 1, 104, 239, 1692, 1709, 2009, 2736: giờ đây chúng ta là nghĩa tử của Thiên Chúa
Linh mục Giuse Ngô Quang Trung
Bài cùng chuyên mục:
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 28 Thường niên– Năm B - 2024 (07/10/2024 07:23:43 - Xem: 63)
Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay, Ngài sẽ nói tôi còn thiếu một hay nhiều điều? Điều gì vậy? Tôi sẽ đáp lại ra sao?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm B - 2024 (30/09/2024 08:01:00 - Xem: 129)
Đời sống hôn nhân ngày nay gặp nhiều khủng hoảng. Đâu là những lý do dẫn đến ly dị hay ngoại tình nơi các đôi vợ chồng hôm nay?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm B - 2024 (23/09/2024 07:58:29 - Xem: 236)
Đọc Mc 9,43.48. Theo bạn, hỏa ngục là hình phạt như thế nào? Bạn tin có hỏa ngục không? Tại sao?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 25 Thường niên– Năm B -2024 (16/09/2024 07:55:16 - Xem: 223)
Tại sao ở đời người ta thích làm người lớn nhất, người đứng đầu, người lãnh đạo? Theo ý bạn, giá trị đích thật của một người nằm ở chỗ nào?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 24 Thường niên– Năm B - 2024 (09/09/2024 08:51:54 - Xem: 246)
Bạn hiểu thế nào là “từ bỏ chính mình và vác thập giá của mình”? Bạn có kinh nghiệm về “cứu” rồi lại “mất,” hay “mất” rồi lại “cứu” được không?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 23 Thường niên– Năm B -2024 (02/09/2024 08:35:15 - Xem: 305)
Có khi nào tôi thấy mình bị điếc về mặt tâm linh không, nghĩa là mất khả năng nghe tiếng Chúa và tha nhân? Điều gì thường khiến tôi bị điếc?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 22 Thường niên– Năm B -2024 (26/08/2024 08:32:24 - Xem: 261)
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về đâu là cái chính phải giữ.
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 21 Thường niên– Năm B - 2024 (19/08/2024 08:29:29 - Xem: 229)
Thi thoảng bạn vẫn gặp những câu Lời Chúa thật chướng tai, không thể chấp nhận được. Bạn có thể ghi lại những câu đó để tìm hiểu sâu hơn không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 20 TN – Năm B - 2024 (13/08/2024 05:30:42 - Xem: 230)
Bạn có thấy mình được thêm sức mạnh để chu toàn bổn phận hàng ngày, nhờ rước Chúa thường xuyên không? Bạn có dành giờ để tâm sự với Chúa sau khi rước lễ không?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 19 TN– Năm B - 2024 (05/08/2024 07:24:20 - Xem: 230)
Bạn có kinh nghiệm thấy mình bị mất đức tin, rồi tìm lại được đức tin không? Bạn có thấy niềm tin vào Chúa Giêsu đem lại sức sống cho cuộc đời của bạn không?
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Hội chứng “Burn Out” – Người tông đồ nên làm gì ?
Burn out là hội chứng thường được nhắc tới trong đời sống xã hội hiện đại với dòng chảy quá nhanh và hối hả, với quá nhiều giao động cùng...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế...
-
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...