Kinh thánh - Giáo lý

Tìm hiểu Lời Chúa lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam 2022

  • In trang này
  • Lượt xem: 14,736
  • Ngày đăng: 08/11/2022 15:23:55

Tìm Hiểu Lời Chúa Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Năm C

 

 

Vào Chúa nhật trước Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo hội Việt Nam long trọng mừng kính các thánh Tử Đạo. Các bài đọc Lời Chúa hôm nay hướng chúng ta về ngày lễ này: làm chứng cho Chúa. Cử hành lễ hôm nay chúng ta cùng chiêm ngắm và học hỏi gương sống đức tin của các ngài, sống tinh thần tử đạo mỗi ngày bằng cách chọn Chúa trên hết mọi sự, sẵn sàng hi sinh tất cả, kể cả mạng sống, để làm chứng cho Chúa và Tin Mừng Nước Trời.

 

BÀI ĐỌC 1: Kn 3,1-9

Phần thưởng của người công chính

Trong Kinh Thánh Hibri, cuộc sống chỉ đơn giản là kết thúc bằng cái chết (hoặc, người chết chỉ đơn thuần tồn tại trong trạng thái vô định, tách biệt khỏi Thiên Chúa), nhưng trong thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, một số nhà tư tưởng Do Thái đã phát triển quan niệm về đời sau. Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa (c. 1). Đây là điều quả quyết chính của sách Khôn Ngoan. Trong các sách trước của Kinh Thánh, linh hồn chỉ có nghĩa là hơi thở, thực tế là sự sống của một cá nhân, mà khi người này chết thì nó biến mất. Bây giờ, linh hồn chỉ cái ở trong con người mà không chết đi cùng thân xác. Lúc họ xa rời chúng ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt (c. 3). Tác giả đặc biệt nghĩ đến những người công chính đã chết như nạn nhân của những kẻ xấu (chúng ta hiểu rằng người “công chính” là kẻ thi hành ý của Thiên Chúa). Cái chết như vậy xem ra mâu thuẫn với lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chỉ có thân xác bị tiêu huỷ thôi : Đi với Thiên Chúa, tất cả họ đều đang sng, như Đức Giêsu nhắc lại (Lc 20,38). Họ đang hưởng bình an (c. 3). Mãi mãi họ sẽ được hưởng điều họ từng mọng đợi ở đời này. Chúng ta chỉ nhìn thấy một góc cạnh cựa cái chết : sẽ chẳng bao giờ chúng ta biết được mỗi người cảm nhận thế nào cuộc ra đi của mình, lại càng chẳng biết mình sẽ bừng tỉnh trong thế giới của Thiên Chúa ra sao. Giờ phán xét, chúng ta sẽ thấy chỉ có những người công chính mới là những kế sống thật sự. Cái chết của các bạn hữu Thiên Chúa thường mang lại bình an cho nhưng người đã từng sống bên họ. Chính nhờ cái chết của mình mà các vị tử đạo đã làm cho lẽ sống của các ngài được toàn thắng.

 

ĐÁP CA: Tv 126

Vui ngày trở về

Tâm tình hân hoan mang tính cộng đồng này có lẽ được hát nhiều nhất ngay sau khi Israel trở về từ cuộc lưu đày ở Babylon. Các câu 1-3 diễn tả niềm vui sướng mãnh liệt khi được ở trong thành thánh. Tuy nhiên, chỉ có mặt ở Sion là chưa đủ; dân chúng phải cầu xin sự can thiệp của Chúa để mang lại màu mỡ cho đất đai (c. 4) hầu có thể sinh tồn. Các câu 5-6 là một lời hứa tiên tri: làm việc vất vả khi gieo giống sẽ được Chúa chính là Đấng đã đưa họ trở về, ban dồi dào sự sống.

 

Đoạn cuối của Thánh vịnh này tóm lược mầu nhiệm về việc đau khổ sinh hoa trái dồi dào: những gì được gieo vãi trong gian nan đau khổ sẽ được thu gặt trong vui mừng và bình an. Như Chúa đã dạy trong dụ ngôn về hạt giống: nó phải chịu chôn vùi và chết đi để có thể sinh ra bông hạt dồi dào. Phấn đấu chống lại nghịch cảnh và chấp nhận đau khổ theo ý Chúa sẽ nhận được hạnh phúc ngay trong cuộc đời này và cuộc sống mai sau (x. Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, buổi tiếp kiến chung ngày 17 tháng 8, năm 2005).

Câu: “Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại!” (c. 3) gợi lên những ý tưởng trong lời kinh Magnificat, Đức Maria ca ngợi Chúa đã làm cho người bao điều cao trọng (x. Lc 1,49) (x. GLHTCG 2097, 2619).

 

BÀI ĐỌC 2: 1 Cr 1, 17-25

Nghịch lí của thập giá

Tin Mừng mà Phaolô rao giảng là Chúa Kitô chịu đóng đinh, sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa được mặc khải qua thập giá thách thức sự khôn ngoan của con người và chia nhân loại thành hai nhóm: những người bị hư mất, những người từ chối sứ điệp này; và những người được cứu, đó là quyền năng của Thiên Chúa. Sự vứt bỏ sự khôn ngoan của con người mà Isaia đã báo trước (Is 29,14) đã diễn ra trên thập giá. Ngay cả người khôn ngoan, học giả và triết gia, đại diện của những nhà tư tưởng sâu sắc nhất của thời đại này, cũng không thể thăm dò sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa được bày tỏ nơi Chúa Kitô chịu đóng đinh, vì họ chỉ là sự khôn ngoan của con người, xuất phát từ thời đại này, mà Thiên Chúa coi là điên rồ (1,20). Theo phân loại của con người, việc đóng đinh, biểu hiện sự yếu đuối và đau khổ, đơn giản là không thể được coi là khôn ngoan hay sức mạnh nào, chứ đừng nói đến sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa! Sự phản đối của nhân loại đối với sứ điệp này về mặt dân tộc và lịch sử được cụ thể trong phản ứng của người Do Thái và người Hy Lạp. Người Do Thái muốn có dấu lạ. Vì quá quen với một vị Thiên Chúa đã thực hiện bao quyền năng để giải cứu Israel trong quá khứ, người Do Thái không thể nhìn thấy nơi một Đấng Messia bị đóng đinh quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Đối với họ, thập giá là một sự đau khổ, một sự vấp ngã (x. Rm 9, 32-33; 11,11). Mặt khác, người Hy Lạp muốn có sự khôn ngoan, tức là những hiểu biết sâu sắc và phương pháp dẫn đến quyền lực, thành công và danh dự. Trong xã hội Hy Lạp-La Mã nói chung và ở Côrintô nói riêng, những điều này được coi là biểu hiện của người khôn ngoan đích thực. Đối với những người như thế này, thập giá biểu thị mọi thứ trái ngược với sự khôn ngoan; sự khôn ngoan của thập giá là một sự ngu xuẩn, hoàn toàn ngu ngốc. Tuy nhiên, chính qua những gì họ đều bác bỏ mà cả người Do Thái và người Hy Lạp đều được cứu độ.

 

TIN MỪNG: Mt 10,17-22

Làm chứng cho Chúa

Ở đây, sự thù địch mà các tông đồ phải đối mặt được chú ý rõ nét. Các ngài được sai đi như con chiên giữa bầy sói – một hình ảnh của sự tổn thương và bất lực trước những kẻ tấn công hung dữ. Tuy nhiên, các tông đồ không được thụ động trước kẻ thù tấn công họ. Họ phải khôn ngoan như loài rắn, biết tiên liệu một cách khôn ngoan các mối đe dọa và tìm cách để tồn tại. Nhưng các ngài đồng thời phải hiền lành như chim bồ câu. Từ dùng để chỉ sự hiền lành có nghĩa là “không thể trộn lẫn”, gợi ý rằng cách ứng xử khôn ngoan của các tông đồ phải được chủ đạo bởi động cơ trong sáng và sự quyết tâm cho sứ vụ của họ. Sự khôn ngoan không bao giờ được dẫn họ đến việc tìm kiếm sự sống còn hoặc mối lợi theo cách làm ảnh hưởng đến sứ vụ.

 

Các cuộc tấn công sẽ đến từ nhiều hướng khác nhau. Trước tiên, sẽ có những chống đối từ những người sẽ giao các tông đồ cho tòa án — ám chỉ đến các hội đồng Do Thái địa phương duy trì trật tự công cộng, họ sẽ dùng các hình phạt, bao gồm cả hành vi đánh đập trong hội đường của họ (2 Cr 11,24). Thứ hai, việc đề cập đến các quan quyền và vua chúa chỉ ra những người cai trị dân ngoại, những người sẽ bách hại các tông đồ. Thiên Chúa sẽ dùng những cuộc bắt bớ này như một cơ hội để các tông đồ làm chứng trước mặt họ cũng như trước dân ngoại. Sẽ không cần phải lo lắng về những gì phải nói khi giờ làm chứng đến, vì Thần Khí của Cha sẽ nói qua các tông đồ, ban cho họ những lời họ cần để làm chứng. Thứ ba, sự phản đối cũng sẽ đến từ các thành viên trong gia đình. Ngay cả con cái cũng đứng lên chống lại cha mẹ và khiến họ phải chết. Tóm lại, không một thành phần nào trong xã hội không chống lại các tông đồ: Các ngươi sẽ bị mọi người thù ghét vì danh Thầy.

 

Các tông đồ sẽ chạy trốn khỏi sự bách hại từ thành này sang thành khác. Ngay cả như vậy, Chúa Giêsu nói, các tông đồ chưa đi hết các thành của Israel thì Con Người đến – ám chỉ lời tiên tri của Đanien về “một Đấng giống như con người sẽ ngự đến trên những đám mây trời” để nhận được một vương quốc vĩnh cửu và phổ quát (Đn 7,13). Câu nói của Chúa Giêsu rất khó giải thích, người ta có thể hiểu hình ảnh tiên tri này muốn chỉ thời điểm vương quốc của Người được thiết lập trong cái chết và sự phục sinh (28,18) — thời điểm đánh dấu sự kết thúc cụ thể sứ mệnh cho người Do Thái (28,19). Hoặc có thể hiểu rằng các tông đồ chưa kết thúc việc rao giảng Tin Mừng cho những con chiên lạc nhà Israel thì Con Người đến xét xử đền thờ (một cách giải thích có thể xảy ra về sự quang lâm của Con Người trong 24,30) —một sự kiện đánh dấu “sự chuyển dịch lịch sử cứu độ từ người Do Thái sang dân ngoại”. Hoặc như một số học giả gợi ý, Người có thể “muốn nói về một sứ mệnh cho Israel sau khi sống lại sẽ tiếp tục cho đến khi Người lại đến.”

THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

            +  GLHTCG 618: Ý nghĩa của vác thập giá

+  GLHTCG 957: Hiệp thông với các thánh

+  GLHTCG 1173, 2474, 1195: Kính nhớ các thánh Tử Đạo

Lm. Giuse Ngô Quang Trung

Bài cùng chuyên mục:

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Lá (20/03/2024 07:45:45 - Xem: 88)

Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 mùa Chay – Năm B (11/03/2024 08:59:32 - Xem: 165)

Hãy đọc toàn bộ bài Phúc âm này. Bạn thấy Đức Giêsu có thái độ nào trước cái chết gần đến? Ngài thấy cái chết của mình có ý nghĩa không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 mùa Chay năm B (04/03/2024 07:21:56 - Xem: 192)

Bạn nghĩ phải làm gì để ánh sáng và sự thật của Chúa đến với mình trong Mùa Chay này ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 3 mùa Chay năm B (26/02/2024 08:32:17 - Xem: 179)

Tại sao Hội Thánh lại cho đọc bài Phúc âm này vào Mùa Chay ? Bài này có nói gì về cái chết và sự phục sinh của Chúa chúng ta không ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 2 mùa Chay Năm B (20/02/2024 09:50:39 - Xem: 244)

Khi cầu nguyện, bạn có kinh nghiệm lên núi và được thấy khuôn mặt sáng láng của Chúa bao giờ chưa ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B  (15/02/2024 05:34:16 - Xem: 187)

Đâu là những cám dỗ bạn thường gặp trong cuộc sống mỗi ngày? Làm sao bạn có thể thắng được những cám dỗ ấy?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 5 Thường niên– Năm B (29/01/2024 09:33:43 - Xem: 346)

Theo Phúc âm Máccô, những việc chính của Đức Giêsu mỗi ngày là những việc gì? Việc gì quan trọng hơn?

Học hỏi Phúc âm: Chúa nhật 4 Thường niên năm B (22/01/2024 08:10:00 - Xem: 298)

Phép lạ này có đem lại cho bạn niềm hy vọng, khi bạn đứng trước cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối, trong thế giới hôm nay không ?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 3 Thường niên– Năm B (15/01/2024 08:06:21 - Xem: 298)

Ngày nay, để làm môn đệ bước theo Chúa Kitô, chúng ta thường phải trả những giá nào? Hãy nhớ lại một kinh nghiệm của bản thân.

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 2 TN – Năm B -2024 (10/01/2024 07:20:06 - Xem: 236)

Gioan Tẩy giả giới thiệu Đức Giêsu cho Anrê, rồi Anrê lại giới thiệu Đức Giêsu cho Simon. Theo ý bạn, để trở thành một người giới thiệu Đức Kitô, cần có những điều kiện gì?

Bài viết mới