Văn hóa - Lẽ sống

Yêu cuộc đời của mình là lành mạnh

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,190
  • Ngày đăng: 20/04/2021 23:09:29

YÊU CUỘC ĐỜI CỦA MÌNH LÀ LÀNH MẠNH

 

Nếu bạn lành mạnh về mặt tâm linh, thì đừng ngạc nhiên nếu bạn như Chúa Giêsu, đổ mồ hôi máu khi đối diện cái chết dưới bất kỳ hình thức nào, nhất là khi bạn yêu cuộc đời này.

 

Với những người có đức tin, họ có một quan niệm rằng nếu chúng ta có đức tin sâu đậm thì sẽ dễ dàng từ bỏ mọi sự thế gian, xem thế gian là phù du, không bám víu vào điều gì và chết một cách thanh thản hơn. Nhưng không phải như thế. Nghĩ như thế là ngây thơ, ít nhất là thường như vậy.

James Hillman có viết: Chúng ta không dễ dàng từ bỏ ngai vàng cũng như động lực đưa ta lên ngai đó. Dù điều này rõ ràng là đúng, nhưng nó xuất phát từ cái tôi của con người hơn là từ đức tin. Cho phép tôi trích dẫn thêm một câu nữa. Tiểu thuyết gia và triết gia lừng danh Iris Murdoch đã giáng thẳng sự thật này vào chúng ta. Một người lính bình thường thường chết mà không sợ hãi, nhưng Chúa Giêsu thì chết với sự sợ hãi.

Chuyện này cũng đúng với cái chết của cha tôi. Cha tôi là một người có đức tin sâu đậm, sống cả cuộc đời làm chứng nhân. Ông qua đời năm 62 tuổi, nhưng đó không phải là giờ lâm tử nhẹ nhàng. Ông buồn vô hạn khi nằm trên giường bệnh, dùng thuốc giảm đau để chờ đến lúc vĩnh biệt chúng tôi. Nỗi buồn và nỗi sợ của ông chẳng liên quan gì đến chuyện sợ đời sau, sợ những gì đang chờ ông ở thế giới bên kia. Ông buồn và sợ là do phải từ bỏ đời này, phải chết đi trước những phong phú đời này. Ông buồn vì sắp chết, vì phải từ biệt vợ con, cháu chắt, bạn bè, cộng đoàn, sức khỏe và đủ mọi thứ ông đã vui hưởng ở đời này. Ông chết trong đức tin, nhưng đó không phải là giờ lâm tử nhẹ nhàng.

Nếu đọc kỹ Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu cũng thế. Ngài không nhẹ nhàng đón nhận cái chết, không phải vì Ngài sợ những gì đang chờ đón mình ở thế giới bên kia, mà là vì, như cha tôi, Ngài rất yêu đời này. Chúng ta thấy rõ sự đấu tranh của Chúa Giêsu trong vườn Giếtsêmani. Kinh Thánh cho chúng ta biết, khi đối diện với cái chết, Ngài đã “đổ mồ hôi máu” và nài xin Cha cho Ngài cách để thoát khỏi cái chết này. Chúng ta thường ngây thơ tin rằng Chúa Giêsu sợ là sợ nỗi đau thể xác đang chờ Ngài, sợ đòn roi và đinh sắt, nhưng thật sự trong Kinh Thánh không nói như vậy. Ngài đổ mồ hôi máu trong vườn, không phải nơi đấu trường. Theo khuôn mẫu văn học, vườn là chốn của tình yêu. Chính Chúa Giêsu, một người yêu chứ không phải đấu sĩ, đã đổ mồ hôi máu. Nỗi sợ chết của Ngài phát xuất từ tình yêu, yêu cuộc đời, chính cuộc đời này.

Thần học gia Dòng Tên, Michael Buckley, đã viết một bài so sánh Chúa Giêsu với triết gia cổ đại Socrate, một nghiên cứu thuần túy về sự ưu tú của con người. Ngạc nhiên thay, khi chỉ xét về sự ưu tú của con người, Chúa Giêsu dường như lại kém hơn Socrate. Trong bài đó, có một câu rất thấm thía. 

Socrate chết với sự bình thản và đĩnh đạc. Ông chấp nhận phán quyết của tòa, giảng một bài về những khả thể khác có được nhờ cái chết và những biểu hiện biện chứng của sự bất tử, ông không thấy có lý do gì để sợ, ông uống thuốc độc và chết. Chúa Giêsu thì ngược lại hẳn. Chúa Giêsu gần như cuồng hoảng vì kinh hãi và sợ hãi, “kêu lớn, khóc than xin được cứu khỏi cái chết”. Ngài liên tục tìm đến các bạn của mình để kiếm sự an ủi, và cầu nguyện xin được thoát khỏi cái chết, nhưng chẳng tìm được gì… Tôi đã từng nghĩ điều này là vì Socrate và Chúa Giêsu chịu hai cái chết khác nhau, một cái quá kinh khủng hơn cái kia, đau đớn thống khổ của thập giá thì hơn xa lọ thuốc độc… Nhưng bây giờ tôi nghĩ Chúa Giêsu là người yếu đuối hơn hẳn Socrate, nhạy cảm ơn với nỗi đau và yếu đuối thể xác, nhạy cảm hơn với sự chối bỏ và khinh bỉ của con người, nhạy cảm hơn với tình yêu và thù hận. Socrate chưa từng đổ lệ cho thành Athens mà. Chúa Giêsu là một con người, quá con người.

 

Trong nhật ký của ông, triết gia Soren Kierkegaard từng thú nhận, ông đã rùng mình trước suy nghĩ phải chết ở đời này, chết đi với cuộc sống bình thường này: Tôi mê làm con người, tôi không đủ can đảm để làm cho linh hồn mãnh liệt như thế. Tôi vẫn quá mê được thấy niềm vui nhân sinh đơn thuần của những người khác trong đời, một điều mà tôi thấy rõ hơn người thường, vì tôi có đôi mắt của thi sĩ để nhìn cho kỹ.

Một trong những biểu hiện sớm của trầm cảm, chính là mất đi sự sôi nổi trong đời, mất đi ý thức về niềm vui cá nhân và từ đó xuất hiện sự xa cách, cụ thể là có thể buông bỏ hết mọi sự từng đã cho chúng ta sinh lực, ý nghĩa và niềm vui. Nhìn bề ngoài, nó có thể là tốt về mặt tôn giáo. Thật tuyệt vời, ông ấy đã không bám dính cuộc đời đến thế! Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn sự thánh thiện với trầm cảm, đức tin với sự buông bỏ cảm xúc.

Nếu bạn lành mạnh về mặt tâm linh, thì đừng ngạc nhiên nếu bạn như Chúa Giêsu, đổ mồ hôi máu khi đối diện cái chết dưới bất kỳ hình thức nào, nhất là khi bạn yêu cuộc đời này.

Ronald Rolheiser,

J.B. Thái Hòa dịch

 

Bài cùng chuyên mục:

Viết cho các tân linh mục (04/12/2024 07:34:58 - Xem: 178)

Từ ngày anh em chịu chức, anh em sẽ được gọi là “cha”. Thân thương! Lý do là những người đến với anh em, không chỉ vì anh em có quyền cao chức trọng, nhưng vì anh em được mời gọi trở thành những người cha thiêng liêng, dẫn dắt và chăm sóc đoàn chiên của Chúa.

Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình? (18/11/2024 08:57:32 - Xem: 352)

Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú, đứa thì khá căm ghét

Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh (17/11/2024 08:40:31 - Xem: 260)

Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!

Người tự kỷ có gì để cống hiến (11/11/2024 07:34:12 - Xem: 177)

Một trong những điều khiến người bệnh tự kỷ mắc phải là sự phụ thuộc vào đồ vật, con người hoặc theo thói quen.

Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 959)

Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.

Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 373)

Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.

Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 422)

Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.

Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 516)

“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).

4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 517)

Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 557)

Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7