Giáo hội toàn cầu

Bộ Giáo lý Đức tin liệt kê "những vi phạm nghiêm trọng" đối với phẩm giá con người

  • In trang này
  • Lượt xem: 431
  • Ngày đăng: 10/04/2024 05:49:01

Tuyên ngôn Dignitas infinita của Bộ Giáo lý Đức tin đòi hỏi 5 năm làm việc, và bao gồm huấn quyền của giáo hoàng trong thập niên qua: từ cuộc chiến chống nghèo đói, từ bạo lực chống lại người di cư đến bạo lực đối với nữ giới; từ phá thai đến mang thai hộ và an tử; từ lý thuyết về giống đến bạo lực kỹ thuật số.

 

 

Ba chương đầu tiên của tài liệu đặt nền tảng cho những khẳng định trong chương thứ tư, chương dành bàn về “một số vi phạm nghiêm trọng đối với phẩm giá con người”: Tuyên ngôn “Dignitas infinita” (Phẩm giá vô hạn) của Bộ Giáo lý Đức tin là một tài liệu kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền, và tái khẳng định “tính chất không thể tránh khỏi của khái niệm phẩm giá của nhân vị trong nền nhân học Kitô giáo”. Điểm mới mẻ chính của tài liệu, vốn là thành quả của 5 năm làm việc, là việc đưa vào một số chủ đề chính của huấn quyền giáo hoàng gần đây bên cạnh các chủ đề về đạo đức sinh học. Chiến tranh, thảm kịch về nghèo đói và di cư, cách khai thác con người, là một phần trong danh sách “không đầy đủ” về các vi phạm nhân phẩm mà văn kiện mới đề xuất, cũng như việc phá thai, an tử và mang thai hộ. Do đó, tài liệu mới góp phần vượt quá sự chẽ đôi hiện có giữa những người chỉ tập trung vào việc bảo vệ sự sống của trẻ em hoặc người sắp chết, phủ nhận bất kỳ cuộc tấn công nào khác vào phẩm giá con người, và ngược lại, những người chỉ tập trung vào việc bảo vệ người nghèo và người di cư, quên rằng sự sống phải được bảo vệ từ khi thụ thai cho đến khi kết thúc tự nhiên của nó.

 

Các nguyên tắc nền tảng

Ba phần đầu tiên của Tuyên ngôn trình bày các nguyên tắc nền tảng. “Giáo hội, dưới ánh sáng Mặc khải, tái khẳng định và xác nhận một cách không dè dặt” “phẩm giá hữu thể của nhân vị, được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa và được cứu chuộc trong Chúa Giêsu Kitô”. Một “phẩm giá bất khả tước bỏ” tương ứng với “bản tính con người độc lập với bất kỳ sự thay đổi văn hóa nào”, đó là “một món quà được nhận” và do đó hiện diện chẳng hạn nơi “một đứa trẻ chưa chào đời”, “một người vô thức”, “một người già đang hấp hối”. “Giáo hội công bố phẩm giá bình đẳng của mọi người, bất kể điều kiện sống và phẩm chất của họ,” và Giáo hội làm như vậy trên cơ sở mặc khải Thánh Kinh : người nữ và người nam được tạo dựng là hình ảnh của Thiên Chúa; Chúa Kitô nhập thể “đã xác nhận phẩm giá của thân xác và linh hồn” và khi lên trời, “đã mặc khải cho chúng ta rằng khía cạnh cao cả nhất của phẩm giá con người được tìm thấy nơi ơn gọi hiệp thông với Thiên Chúa của con người”.

 

Phẩm giá của mọi nhân vị

Tài liệu nêu bật sự hiểu lầm được thể hiện qua quan điểm của những người thích thuật ngữ “phẩm giá nhân vị” (dignité personnelle ) hơn là cách diễn đạt “phẩm giá con người” (dignité humaine), “bởi vì qua nhân vị, họ chỉ hiểu một “hữu thể có khả năng lý luận””. Do đó, họ khẳng định rằng “vì vậy, đứa trẻ chưa sinh ra sẽ không có phẩm giá nhân vị, cũng như người già không có khả năng tự chủ hoặc người bị thiểu năng trí tuệNgược lại, Giáo hội nhấn mạnh sự kiện rằng phẩm giá của mọi nhân vị vẫn tồn tại trong mọi hoàn cảnh, chính vì nó mang tính nội tại”. Hơn nữa, Tuyên ngôn viết: “Khái niệm phẩm giá con người đôi khi cũng bị lạm dụng để biện minh cho việc nhân rộng một cách tùy tiện các quyền mới, […] như thể khả năng bày tỏ và thực hiện mỗi sở thích cá nhân hoặc mỗi ước muốn chủ quan phải được đảm bảo”.

 

Danh sách các vi phạm

Tiếp đến, Tuyên ngôn đưa ra danh sách “một số trong rất nhiều vi phạm nghiêm trọng đến phẩm giá con người”, tức là  mọi thứ trái ngược với chính sự sống, chẳng hạn như bất kỳ loại giết người, diệt chủng, phá thai, an tử và thậm chí cả cố ý tự sát; nhưng còn “bất cứ điều gì cấu thành sự vi phạm đến tính toàn vẹn của nhân vị, chẳng hạn như cắt xẻo, tra tấn về thể xác hoặc tinh thần, những cưỡng bức về tâm lý”. Và cuối cùng, “tất cả những gì xúc phạm phẩm giá con người, chẳng hạn như những điều kiện sống dưới nhân bản, bỏ tù tùy tiện, đưa đi đày, nô lệ, mại dâm, buôn bán phụ nữ và giới trẻ; hoặc những điều kiện làm việc xuống cấp biến người lao động thành công cụ kiếm lợi thuần túy, mà không quan tâm đến nhân cách tự do và trách nhiệm của họ”. Hình phạt tử hình cũng được trích dẫn: nó “vi phạm phẩm giá của mọi người, bất khả tước bỏ trong mọi hoàn cảnh”.

 

Nghèo đói, chiến tranh và nạn buôn người

Trước tiên, có “thảm kịch nghèo đói”, “một trong những bất công lớn nhất của thế giới đương đại”. Tiếp đến là chiến tranh, “một thảm kịch phủ nhận phẩm giá con người” và “luôn luôn là một ‘thất bại của nhân loại’”, đến mức “ngày nay rất khó để bảo vệ các tiêu chí hợp lý, chín mùi vào những thời điểm khác, để nói về một khả năng “chiến tranh chính đáng“”. Tài liệu tiếp tục với “công việc của những người di cư”, những người mà “cuộc sống của họ đang gặp nguy hiểm vì họ không còn phương tiện để lập gia đình, làm việc hoặc nuôi sống bản thân”. Sau đó, văn bản tập trung vào “nạn buôn người”, vốn mang “các chiều kích bi thảm” và được định nghĩa là “một hoạt động hèn hạ, một nỗi xấu hổ đối với các xã hội tự cho mình là văn minh của chúng ta”, mời gọi “những kẻ bóc lột và khách hàng” kiểm điểm lương tâm một cách nghiêm túc. Cũng thế, tài liệu kêu gọi chống lại các hiện tượng như “buôn bán nội tạng và mô người”, “khai thác tình dục trẻ em“, “lao động nô lệ – bao gồm cả mại dâm“, “buôn bán ma túy và vũ khí“, “khủng bố” và “tội phạm quốc tế có tổ chức“. Nó cũng đề cập đến “ nạn lạm dụng tình dục”, để lại “những vết sẹo sâu trong lòng những người phải chịu đựng nó”. Đây là “những đau khổ có thể kéo dài suốt đời và không có sự ăn năn nào có thể chữa lành được”. Văn kiện tiếp tục với sự phân biệt kỳ thị đối với phụ nữ và bạo lực đối với họ, trong số đó nó trích dẫn “việc ép buộc phá thai, ảnh hưởng đến cả mẹ và con, rất thường để thỏa mãn sự ích kỷ của đàn ông” và “việc thực hành chế độ đa thê”. Nó lên án hành vi “tiêu diệt phụ nữ”.

 

Phá thai và mang thai hộ

Tiếp đến, việc lên án việc phá thai là rất rõ ràng: “Trong số tất cả các tội ác mà con người có thể thực hiện chống lại sự sống, việc phá thai chủ ý cho thấy những đặc điểm khiến nó trở nên đặc biệt nghiêm trọng và đáng bị lên án” và tài liệu nhắc lại rằng “việc bảo vệ sự sống chưa sinh ra có liên hệ mật thiết với việc bảo vệ mọi quyền con người”. Văn kiện cũng mạnh mẽ nói không với việc mang thai hộ, “qua đó đứa trẻ, vô cùng có phẩm giá lại trở thành một đồ vật đơn giản”, một thực hành “làm tổn hại nghiêm trọng đến phẩm giá của phụ nữ và trẻ em…, dựa trên việc khai thác hoàn cảnh túng thiếu vật chất của người mẹ”. “Đứa trẻ luôn là một món quà và không bao giờ là đối tượng của một hợp đồng.” Danh sách cũng đề cập đến việc an tử và trợ tử, được một số luật định nghĩa một cách khó hiểu là “quyền được chết trong phẩm giá”, đồng thời nhắc lại rằng “đau khổ không làm cho người bệnh mất đi phẩm giá nội tại và bất khả tước bỏ của chính họ.” Tiếp đến, gợi lên tầm quan trọng của việc chăm sóc giảm nhẹ và việc tránh “bất kỳ bám riết điều trị hoặc bất kỳ sự can thiệp không cân xứng nào”, văn bản nhắc lại rằng “sự sống là một quyền, chứ không phải cái chết, cái chết phải được đón nhận chứ không phải được ban cho”. Những vi phạm nghiêm trọng về nhân phẩm cũng bao gồm việc coi những người bị suy giảm khả năng vận động là những người “bị loại bỏ”.

 

Lý thuyết về giống

Sau khi tái khẳng định rằng cần phải tránh “bất kỳ dấu hiệu phân biệt kỳ thị bất công nào và đặc biệt là mọi hình thức gây hấn và bạo lực” đối với các nhân vị đồng tính, văn bản mô tả là “trái với phẩm giá con người” sự kiện là ở một số nơi người ta “bị cầm tù, tra tấn và thậm chí bị tước đoạt những điều tốt đẹp trong cuộc sống chỉ vì xu hướng tính dục của họ”. Tài liệu chỉ trích lý thuyết về giống, “rất nguy hiểm vì nó xóa bỏ những khác biệt trong tham vọng làm cho tất cả mọi người đều bình đẳng”. Giáo hội nhắc nhở rằng “sự sống con người, trong tất cả các thành phần cảu nó, thể chất và tinh thần, là một món quà của Thiên Chúa, phải được đón nhận với lòng biết ơn và phục vụ sự thiện. Muốn tự quyết, theo đòi hỏi của lý thuyết về giống… không có nghĩa gì khác hơn là nhượng bộ trước sự cám dỗ lâu đời của con người tự coi mình là Thiên Chúa.” Lý thuyết về giống “tìm cách phủ nhận sự khác biệt lớn nhất có thể có giữa các sinh vật: sự khác biệt về giới tính”. Do đó, “tất cả những mưu toan nhằm che giấu việc quy chiếu đến sự khác biệt giới tính bất khả loại bỏ giữa nam và nữ phải bị bác bỏ”. Nhận xét về việc thay đổi giới tính cũng mang tính tiêu cực, bởi vì nó “có nguy cơ, nói chung, đe dọa phẩm giá độc nhất mà một người đã nhận được từ thời điểm thụ thai”, mặc dù “điều này không loại trừ khả năng một người có những bất thường về bộ phận sinh dục vốn đã rõ ràng khi sinh ra hoặc phát triển sau này, chọn nhận hỗ trợ y tế để giải quyết những bất thường này.”

 

Bạo lực kỹ thuật số

Danh sách này được hoàn thành bởi “bạo lực kỹ thuật số” và đề cập đến “các hình thức bạo lực mới” “lan truyền qua các phương tiện truyền thông xã hội“, chẳng hạn như quấy rối trên mạng và “phổ biến nội dung khiêu dâm và khai thác con người vì mục đích tình dục hoặc cờ bạc” trên internet.

 

Tuyên ngôn kết thúc bằng cách yêu cầu “việc tôn trọng phẩm giá nhân vị, trong mọi hoàn cảnh, phải được đặt ở trung tâm của sự dấn thân vì công ích và của bất kỳ hệ thống pháp luật nào”.

_____________________

Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: xuanbichvietnam.net)

 

Andrea Tornielli (Vatican News)

Bài cùng chuyên mục:

ĐTC Phanxicô: Hãy đến thăm ông bà vì đó là lợi ích của các con (29/04/2024 17:37:34 - Xem: 33)

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: chúng ta làm cho nhau tốt hơn bằng cách yêu thương nhau. Ngài chia sẻ những điều này như một “người ông” mong muốn chia sẻ đức tin của mình.

ĐTC thăm Venezia: Thánh Lễ tại quảng trường thánh Máccô (29/04/2024 17:29:17 - Xem: 25)

Hoạt động cuối cùng trong chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Venezia là thánh lễ tại Quảng trường thánh Maccô với khoảng 10.500 tín hữu.

Theo hồng y Parolin, những cải cách dưới triều Đức Phanxicô là không thể hủy được (27/04/2024 19:48:13 - Xem: 165)

Trong một thế giới của những lời nói bạo lực gây tổn thương và chia rẽ, lời của hồng y Parolin là lời của Giáo hội, là lời thoa dịu nhưng lại là lời có sức mạnh mang dấu ấn ngoại giao Vatican.

Đức Thánh Cha: Chủng sinh cần quan tâm đời sống thiêng liêng, học tập, cộng đoàn và tông đồ (21/04/2024 00:30:20 - Xem: 309)

“Con đường đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mục tử nhân lành, phải được thực hiện bằng cách quan tâm đến bốn khía cạnh:

ĐTC sẽ viếng thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore vào tháng 9 (12/04/2024 09:59:31 - Xem: 741)

Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Số tín hữu Công giáo tăng từ 1,376 tỷ trong năm 2021 lên 1,390 tỷ vào năm 2022 (06/04/2024 08:11:14 - Xem: 254)

Trong thời gian này, 9 Tòa Giám mục mới và 1 đơn vị Giám quản Tông Tòa mới đã được thành lập;

Đức Thánh Cha: Người chính trực là người ngay thẳng, giản dị và chân thành (05/04/2024 07:36:21 - Xem: 261)

Đoạn Kinh Thánh mà Đức Thánh Cha dùng cho bài giáo lý hôm nay trích từ sách Châm Ngôn

Đức Hồng y Joseph Ratzinger: “Chân lý sự phục sinh” (02/04/2024 05:51:51 - Xem: 268)

Đối với người Kitô hữu, niềm tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô là một biểu hiện chắc chắn rằng câu nói: “Tình yêu mãnh liệt như cái chết”

Sứ điệp Phục Sinh 2024 và Phép lành Urbi et Orbi (01/04/2024 07:45:35 - Xem: 290)

Lúc 12 giờ, Đức Thánh Cha đã đọc sứ điệp phục sinh và ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi – cho Roma và toàn thế giới.

Đức Phanxicô giữ im lặng trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá (25/03/2024 08:51:54 - Xem: 558)

Trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá, Đức Phanxicô tạo ngạc nhiên khi ngài chọn im lặng thay vì giảng bài giảng trong thánh lễ.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7